Bí kíp để bảo mật tài khoản Twitter
Không riêng gì Facebook, các tài khoản trên mạng xã hội lớn trên hành tinh như Twitter, Tumblr…đang dần trở thành những miếng mồi béo bở cho hacker chiếm quyền kiểm soát.
Trên thực tế, thật khó để biết phải làm như thế nào trong những tình huống như vậy, vì thế, chúng ta nên chuẩn bị trước những hiểu biết cần thiết để xử giảm thiểu nguy cơ tài khoản xã hội của bạn bị xâm hại.
Chọn một mật khẩu đủ mạnh. Thực tế, nhiều khi lý do chính một tài khoản bị hacker “cuỗm” mất là do không sở hữu một mật khẩu đủ dài, không đủ phức tạp hoặc quá dễ đoán qua các thông tin sẵn có về người dùng.
Ngay từ đầu, người dùng nên có thói quen tạo mật khẩu của mình theo dạng kết hợp các ký tự số, ký tự chữ gồm chữ hoa và chữ thường. Họ cũng có thể nhờ tới những phần mềm giúp tạo mật khẩu ngẫu nhiên, mạnh mẽ như Onepassword…
… hoặc làm theo lời khuyên của chuyên gia như tạo mật khẩu sai ngữ pháp, tạo mật khẩu sử dụng kết hợp với phím Shift, v.v…
Người dùng cũng nên thực hiện thay đổi mật khẩu thường xuyên và tuân thủ quy tắc không tiết lộ mật khẩu mạng xã hội của mình cho bất kỳ bên thứ 3 nào.
Video đang HOT
Xác nhận 2 lần. Hầu hết các mạng xã hội hiện nay đã hỗ trợ biện pháp bảo vệ mang tên gọi “Xác nhận hai lần”. Đây là một hệ thống yêu cầu bạn phải có cả mật khẩu lẫn một dãy số được gửi đến từ một thiết bị khác, ví dụ như điện thoại di động mới có thể đăng nhập được.
Không nhấn vào những đường link lạ. Một thói quen nên có khác chính là không nhấn vào đường link lạ, gửi đến cho bạn bởi một người không quen, hoặc chưa và không thể xác nhận nội dung trước khi mở chúng.
Để làm được điều này, người dùng nên sử dụng phần Cài đặt để quyết định xem ai sẽ xem được nội dung page của mình, ai sẽ được gửi tin nhắn cho mình… Ngoài việc hạn chế hacker, điều này cũng giúp bạn tránh khỏi nguy cơ lọt vào tầm ngắm của những tên tội phạm khác dùng internet để “săn mồi”.
Email đăng ký. Khi tạo một tài khoản trên mạng xã hội, người dùng rất nên sử dụng những địa chỉ email phụ, không liên quan đến cơ quan làm việc của mình. Điều này góp phần giảm thiểu nguy cơ cũng như tác hại một khi một thành viên trong nhóm bị hack.
Việc thường xuyên update các chương trình máy tính bạn sử dụng sẽ làm giảm thiểu nguy cơ hacker lợi dụng những lỗ hổng trong đó để chiếm quyền sử dụng tài khoản của bạn.
Cuối cùng, bạn có thể tận dụng ưu thế của chiếc smartphone của mình như một cổng giao tiếp thường trực, giúp bạn giám sát được hoạt động trên tài khoản của mình cũng như nhận biết sớm dấu hiệu đã bị hack để có hướng xử lý kịp thời.
Theo VNE
Tuyển chọn những bàn phím tốt nhất cho máy Android
Nếu không muốn dùng bàn phím gốc trên thiết bị Android, người dùng có nhiều lựa chọn khác như SwiftKey, Swype hay.
Là một trong những bàn phím tốt nhất trên Android, SwiftKey có thể đoán được từ tiếp theo định gõ bằng cách học theo thói quen nhập liệu của người dùng. Chỉ cần cho phép SwiftKey liên kết với các ứng dụng khác như nhắn tin, Facebook, Twitter, nó sẽ học cách bạn gõ và dần trở nên chính xác hơn.
Bạn phải trả gần 4 USD cho ứng dụng này song nó có phiên bản miễn phí dùng thử trong 30 ngày.
Swype
Thói quen gõ phím bằng một tay dần trở nên khó khăn hơn khi smartphone ngày càng to ra. Swype là ứng dụng giúp giải quyết vấn đề này khi tất cả những gì bạn cần làm chỉ là bấm, kéo và thả để nhập từ. Tốc độ nhập liệu trở nên nhanh hơn bao giờ hết, thậm chí còn nhanh hơn cả trên bàn phím cứng thông thường.
SlideIT
Có phong cách khá giống Swype, SlideIT hỗ trợ hơn 70 ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, nó còn nhận diện cả chữ viết tay, giọng nói, nhiều tùy chọn cá nhân hóa, hơn 60 giao diện để lựa chọn. Có giá 4,31 USD, SlideIT cũng có phiên bản dùng thử trong 15 ngày.
Google Keyboard
Google vừa giới thiệu ứng dụng bàn phím độc lập trên Play Store. Năng lực dự đoán chữ tiếp theo và bấm phím của nó đã đạt gần tới mức của SwiftKey và đối thủ đang cung cấp, chỉ thiếu ở khả năng cá nhân hóa và giao diện.
Flesky Keyboard
Flesky áp dụng phương pháp khá mới có tên "Geometric Intelligence" để đoán từ định gõ ngay cả khi bạn gõ một cách cẩu thả, không chính xác. Nó không nhìn vào các ký tự bạn nhấn mà nhìn vào nơi bạn gõ rồi phân tích các mẫu trước đó để hiểu từ muốn gõ.
Smart Keyboard Pro
Có nhiều điểm Smart Keyboard Pro còn tốt hơn cả SwiftKey, ví dụ ở tính năng tự động hoàn thiện. Điểm tuyệt vời nhất ở ứng dụng là khả năng cá nhân hóa phong phú, nó còn nhận diện được nếu điện thoại của bạn có bàn phím cứng và tự động điều chỉnh. Bạn có thể chuyển đổi giữa các giao diện dễ dàng khi cần thiết. Dù không hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đây vẫn là phép thay thế tốt hơn bàn phím Android gốc.
A.I.type Keyboard
Bàn phím miễn phí này cung cấp chức năng dự đoán từ, kéo thả để gõ, chỉnh sửa, tùy chọn. Dãy chữ số được đứng riêng một hàng để nhập liệu dễ hơn. Dù không có nhiều giao diện đẹp, bạn có thể nhanh chóng chuyển A.I.Keyboard sang giống hệt như của iPhone hay Windows Phone.
GO Keyboard
Điểm mạnh nhất ở GO Keyboard là khả năng tùy chọn hóa, thêm các âm thanh khi chạm hay biểu tượng cảm xúc Emoji, nhận diện chữ viết tay. Mỗi ngày đều có một skin mới để bạn lựa chọn. Nhược điểm là bàn phím này đi kèm với nhiều quảng cáo hiển thị (pop up).
Hacker's Keyboard
Đúng như tên gọi "bàn phím của tin tặc", ứng dụng cung cấp bàn phím giao diện qwerty truyền thống như tển máy tính. Bạn không bao giờ bỏ sót một ký tự, ký hiệu hay cài đặt nào nữa. Thậm chí, nó còn có cả phím ESC/Ctrl/Tab và phím chức năng.
Thumb Keyboard
Thumb Keyboard không đi sâu vào năng lực dự đoán từ hay cá nhân hóa mà muốn giúp đỡ những người có ngón tay không thon thả gõ phím ảo tốt hơn. Hữu dụng cả ở chế độ dọc máy lẫn ngang máy, bàn phím này cho phép chúng ta gõ phím nhanh hơn hẳn và không bị bấm nhầm sang ký tự khác.
Theo VNE
7 cách tỏ tình lãng mạn thời đại Internet Tất nhiên, bạn có thể làm mọi việc một cách đơn giản và truyền thống: Tặng cho nàng/chàng một tấm thiệp và thủ thỉ lời "I love you" đầy riêng tư. Nhưng hãy thử xem, chắc chắn người ấy sẽ hạnh phúc không kém nếu tình yêu của bạn được thổ lộ công khai trên ít nhất là một mạng xã hội nào...