Bí kíp bảo quản để thực phẩm tươi ngon trong mùa nắng nóng
Những ngày hè nhiệt độ tăng cao đỉnh điểm, đồ ăn càng dễ bị ôi thiu “nhanh như chớp” nếu không biết bảo quản đúng cách.
Đồ ăn chín
Bạn cần nấu sôi các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hoặc các loại hộp thức ăn có nắp đậy kín để các loại thức ăn thừa không lẫn lộn vào nhau. Sau khi để vào tủ lạnh, bạn chỉ nên ăn lại một lần sau đó. Để tránh sử dụng lại những thực phẩm để quá lâu và lẫn lộn, bạn có thể ghi chú ngày tháng trên nắp hộp.
Về các món canh, bạn chỉ nên để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ. Các món kho, mặn không nên để quá 3 ngày và bảo quản ở vị trí lạnh nhất trong tủ lạnh. Với các món chiên, bạn nên đổ ngập dầu khi để vào ngăn mát tủ lạnh để món ăn không bị khô.
Chú ý không nên để thức ăn vừa chế biến quá 2 tiếng đồng hồ dưới nhiệt đồ phòng. Để đảm bảo tốt nhất, bạn nên nấu chín và để nguội rồi cất món ăn vào tủ lạnh ngay sau khi nguội hoặc sử dụng xong.
Trong trường hợp những ngày lỡ may bị cúp điện, bạn có thể đặt thức ăn vào thùng đá, cho hộp đựng thức ăn vào và đặt đá xung quanh.
Video đang HOT
Với những gia đình đi chợ một ngày để dành cho nhiều ngày, theo bếp trưởng Huỳnh Như, nên làm sạch các loại thực phẩm tươi sống muốn dự trữ ngay sau khi đi chợ về để hạn chế khả năng thực phẩm bị ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng.
Với thực phẩm tươi sống, ngay sau khi đi chợ về, bạn bảo quản thịt cá tươi sống trong ngăn đá là tốt nhất. Để tránh phải rã đông nhiều lần sẽ khiến đồ ăn nhiễm khuẩn, bạn nên chia thịt, cá thành nhiều phần ăn nhỏ phù hợp. Cần làm sạch, rửa và để ráo thịt cá trước khi cho vào ngăn đá. Đồ bảo quản/bọc thực phẩm phải giữ kín để dịch trong thức ăn không chảy ra tủ lạnh.
Với các loại rau xanh, bạn cần nhặt rau, rửa sạch, sau đó cho vào bao đựng thực phẩm (có thể sử dụng túi xốp), buộc chặt miệng túi trước khi cất vào ngăn mát. Các loại rau lá xanh chịu lạnh kém hơn thịt cá, do vậy bạn không nên để lâu quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng ba ngày kể từ lúc mua.
Thời gian bảo quản tối ưu nhất trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là từ 7 – 10 ngày; thịt heo, gà, vịt khoảng 7 ngày. Riêng với cá, nên sử dụng trong vòng 3 ngày từ khi cất giữ trong ngăn đá để cá được tươi ngon hơn.
Để bảo quản cơm nguội/ giúp cơm lâu thiu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cho giấm vào khi nấu cơm: Trong khi nấu cơm, hãy cho vào nồi vài giọt giấm theo tỉ lệ 2 ml giấm cho 1,5kg gạo. Điều này sẽ khiến cơm trắng muốt và rất lâu thiu.
- Cho cơm vào tủ lạnh: Sau khi ăn cơm xong, cho phần cơm còn lại vào hộp kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Khi sử dụng bạn chỉ cần lấy ra hấp lại là được.
Đặc biệt, để cơm nguội hấp lại ngon như cơm nóng, bạn có thể tham khảo 1 trong các cách sau:
- Muốn hấp cơm nguội ngon như mới nấu thì sau khi nồi cơm mới cạn, khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ cơm nguội. Sau đó, đổ vào đó chút nước nóng và cho cơm nguội vào, lấy cơm mới vun lấp lại. Cứ thế, để cơm nhỏ lửa. Nếu dùng nồi cơm điện thì bật lại nấc nấu. Khi nào hơi bốc lên là có được cơm nguội vừa ngon vừa nóng.
- Có thể hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện bằng cách cho ít nước vào nồi, cơm nguội cho vào tô rồi cũng bỏ vào nồi. Tiếp đó, bật nút nấu và chỉ vài phút là cơm nóng mà còn như mới nấu.
- Cũng có thể hấp cơm nguội bằng lò vi sóng ngon và không bị khô. Chỉ cần cho cơm nguội vào bát thuỷ tinh rồi đem màng bọc thực phẩm bọc kín lại và cho vào nồi vi sóng.
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho cơm nguội vào xửng hấp (như hấp bánh) và cho một ít muối vào nước hấp rồi hấp như bình thường.
Những món ăn sống nổi tiếng của Nga và Trung Quốc
Ẩm thực Trung Quốc được xem là đại diện cho một trong những di sản ẩm thực phong phú và đa dạng nhất trên thế giới.
Với nguồn gốc phong phú ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc, ẩm thực nơi đây đã được giới thiệu rộng rãi đến các khu vực còn lại trên thế giới - từ Đông Nam Á đến Bắc Mỹ và Tây Âu. Còn ẩm thực Nga tạo sự ấn tượng với cách kết hợp gia vị bản địa đầy tinh tế. Đã bao giờ bạn thắc mắc liệu người Nga và người Trung Quốc có ăn món sống? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài tổng hợp dưới đây.
Người Trung Quốc có ăn món sống không?
Ẩm thực nói chung và ăn uống nói riêng đóng vai trò quan trọng trong cả xã hội Trung Quốc. Khi người bản địa gặp nhau, một lời chào phổ biến là "Bạn đã ăn gì chưa?" thay cho "Bạn khỏe không? Dạo này thế nào?" Công việc, vui chơi, hẹn hò lãng mạn, kinh doanh và gia đình đều xoay quanh hoạt động ăn uống. Bữa ăn là chất xúc tác trong những dịp giải trí, thỏa thuận làm ăn, kết bạn mới và giữ mối quan hệ với những người bạn cũ. Trong các bộ phim cổ trang và hiện đại, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh người Trung Quốc bận rộn nấu ăn nơi bếp khói nghi ngút hoặc một bàn ăn đầy những món ăn nóng hôi hổi và cho rằng họ không ăn món sống.
Thực tế là thịt và cá sống được coi là một món ngon ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Chúng được gọi là "kuai" và được mô tả rất chi tiết trong các tác phẩm nổi tiếng chẳng hạn như Luận ngữ của Khổng Tử, về cách chế biến và phục vụ dải thịt bò sống và lát cá chép sống, từ độ mỏng của các lát cá cho đến việc chuẩn bị nước sốt từ rau theo mùa. Đến thời Tần và Hán các loại thịt sống như thịt bò, cừu, hươu và lợn rừng đã trở nên ít phổ biến hơn và duy nhất món cá chép sống thái lát mỏng tồn tại. Vào cuối thời kỳ nhà Thanh, món ăn sống gần như đã biến mất khỏi Trung Quốc, ngoại trừ khu vực tập trung cư dân nói tiếng Quảng Đông và Triều Châu ở phía nam. Hiện tại khi du lịch Trung Quốc bạn sẽ thấy người Trung Quốc hiếm khi ăn thịt sống và đặc biệt là rau sống như salad. Có lẽ thực phẩm sống duy nhất vẫn được sử dụng là trứng sống trộn cùng bột mè, muối, đường, ngò và ớt để tạo thành sốt chấm cho món lẩu.
Salo - món sống đặc biệt của Nga
Với đặc thù khí hậu lạnh, người Nga cần năng lượng dồi dào từ các món nấu chín thịnh soạn nhiều chất béo và đạm để tồn tại được trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt do đó họ hiếm khi ăn món sống. Nhưng có một món ăn sống nổi tiếng vẫn giữ được vị trí quan trọng trong bữa ăn người bản địa cho đến hôm nay. ó chính là món Salo - mỡ heo sống muối của người Nga, Belarus và Ukraina, gọi tắt là mỡ muối Nga. Không chất bảo quản, ít chất béo bão hòa, do không nấu chín nên vẫn giữ nguyên vitamin A, B, D và E, Salo là món ăn hoàn hảo rất tốt cho sức khỏe. Salo là mỡ sống thuộc phần lưng heo, có rất ít hoặc không có thịt nạc, có hoặc không có phần da, được lên men bằng cách đem muối hoặc ngâm nước muối. Không giống món tóp mỡ ở Việt Nam, Salo không được rán chảy cũng không nhất thiết phải xông khói. Cách làm chủ yếu vẫn là cắt thành từng miếng rồi ướp muối với tỏi, hành, hạt tiêu đen, tiêu xay, rau mùi cùng nhiều loại gia vị đặc trưng mà chỉ nước Nga mới có. Sau đó Salo được ủ trong phòng lạnh và tối suốt một năm rồi mới mang ra thưởng thức. Salo thường được cắt lát từng miếng để ăn trực tiếp với bánh mì, dưa chuột, củ cải, hoặc đem nấu hầm hay băm nhỏ để chiên như các món bình thường khác và tất nhiên vì là mỡ sống, Salo thay thế được cho dầu ăn. Món ăn từ Salo cung cấp đầy đủ năng lượng để làm ấm những tối mùa thu se lạnh hoặc chống chọi những ngày đông [Nháng mÃn 'Ãng sá mà ngái Trung Quá'c "n ti nuá't sá'ng" - 2] giá khi du lịch Nga.
Những loại thực phẩm để tủ lạnh vừa mất chất lại dễ sinh chất độc Không phải bất cứ thực phẩm nào cũng cần được bảo quản trong tủ lạnh, có một số loại khi ở trong nền nhiệt thấp sẽ khiến chúng bị biến chất, lại dễ sinh ra các chất độc gây hại cơ thể. Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm hiệu quả nhất, do đó nhiều người nghĩ rằng bất cứ thứ gì...