Bi kịch vụ Giám đốc mỏ titan bị đánh tử vong vì từ chối 6 kẻ “xin đểu”
Sau khi đi nhậu về, một nhóm thanh niên rủ nhau kéo đến công ty TNHH Sen Hồng – chi nhánh 1 (chuyên khai thác titan) tại địa bàn xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để xin tiền ông Hồ Đức M. (SN 1957), Giám đốc doanh nghiệp. Chỉ vì ông M. tỏ thái độ không cho tiền, nhóm thanh niên đã dùng gậy đánh ông M. đến chết.
Trọng án bất ngờ sau tiệc cưới
Ngày 8/6, ông Lê Văn Hùng, Trưởng Công an xã Sen Thủy xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng dẫn tới cái chết của ông Hồ Đức M. (SN 1957, quê Quy Nhơn, Bình Định), Giám đốc công ty TNHH Sen Hồng – chi nhánh 1, chuyên khai thác titan trên địa bàn xã.
Ngay sau khi xảy ra án mạng, hung thủ là 6 thanh niên bao gồm Hồ Văn Tùng; Hồ Văn Nhuận; Lê Đức Điền; Lê Văn Tình, Lê Hữu Niệm (đều trú thôn Nồm Bớc) và Lê Văn Hải, trú thôn Sen Thượng 2, xã Sen Thủy đã bị phòng Cảnh sát điều tra về trật tự xã hội – PC45, Công an tỉnh Quảng Bình triệu tập để làm rõ hành vi đánh chết ông Hồ Đức M.
Vợ chồng ông Hồ Văn Sính buồn bã khi hay tin con trai có liên quan đến vụ án ông giám đốc mỏ titan bị đánh tử vong.
Theo thông tin ban đầu, 10h sáng ngày 6/6, tại xóm Đồn (xã Sen Thủy) có một đám cưới. Vì hoạt động khai thác titan trên địa bàn cũng khá lâu, có mối quan hệ với người dân địa phương nên ông Hồ Đức M. cũng được mời tới tham dự. Sau khi dự đám cưới xong, ông M. về lại lán trại của công ty nghỉ ngơi.
Còn nhóm Tùng, Nhuận, Điền, Tình, Niệm và Hải sau khi dự đám cưới, chúng không về nhà ngay mà rủ nhau đi nhậu tại một quán ở Bàu Sen, giáp xóm Đồn (xã Sen Thủy). Nhậu xong, cả nhóm liền nảy sinh ý định kéo nhau đến công ty TNHH Sen Hồng – chi nhánh 1 để xin tiền ông M..
Thấy nhóm thanh niên rủ nhau đến xin tiền, ông M. tỏ thái độ không đồng ý. Sẵn có men rượu trong người, nhóm này liền dùng gậy xông vào đánh tới tấp lên người, khiến ông M. không kịp phản ứng, nằm gục xuống nền nhà. Thấy vậy, 6 đối tượng liền tìm cách rời khỏi hiện trường. Về phần ông M., mặc dù được công nhân ở gần đó đưa vào bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Linh (thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) cấp cứu, nhưng không qua khỏi. Ông M. chết do bị một vết thương nặng nằm sau gáy.
Được biết, ông M. từ Quy Nhơn (Bình Định) đến địa bàn xã Sen Thủy khai thác titan đã gần 4 năm nay. Thông tin từ UBND xã Sen Thủy, khi về địa bàn, ông mua lại 15ha đất của công ty TNHH Sen Hồng và làm Giám đốc chi nhánh 1. “Khoảng 18h chiều ngày 6/6, chúng tôi thấy có nhiều công an đến địa bàn thôn bắt 6 thanh niên đi thì mới biết có án mạng, chứ thực tình trước đó không ai biết có chuyện gì xảy ra”, bà Nguyễn Thị H. (58 tuổi), thôn Nồm Bớc cho biết. Ông Lê Văn D. bùi ngùi chia sẻ: “Trưa ngày 6/6, tôi và ông M. ngồi ăn cưới cùng bàn. Khi gặp nhau, chúng tôi còn “tay bắt, mặt mừng” thăm hỏi công việc và cuộc sống của nhau. Vậy mà đến tối, nghe tin ông M. bị đánh đến tử vong, tôi như không tin vào tai mình”.
Ngày 8/6, đại diện lãnh đạo Công an huyện Lệ Thủy cho biết, đơn vị đã phối hợp với lực lượng chuyên trách của công an tỉnh tiến hành khám nghiệm tử thi và triệu tập 6 thanh niên để điều tra về án mạng là Giám đốc M. bị đánh chết tại xã Sen Thủy.
Không thấy ba ở nhà, đứa con trai nhỏ của Lê Đức Điền liên tục hỏi mẹ ” ba đâu rồi?”.
Video đang HOT
Bi kịch
Xót xa trước cái chết của ông M. bao nhiêu, người dân cũng thương cảm cho hoàn cảnh gia đình của 6 hung thủ trong xã bấy nhiêu. Theo tìm hiểu, 6 thanh niên đều đã có gia đình, các con đang còn nhỏ. Với gương mặt buồn rầu, hiện rõ vẻ lo lắng, chị Nguyễn Thị Thương Huyền (SN 1987), vợ của Lê Đức Điền (SN 1986), một trong 6 đối tượng đánh ông M., bị CQĐT triệu tập, cho biết: “Khoảng 10h sáng ngày 6/6, anh Điền đi ăn cưới, sau đó, anh đi nhậu cùng mấy người bạn trong thôn không về. Đến khoảng 6h tối cùng ngày, gia đình thấy mấy chú công an tới tìm. Lúc đó, mọi người trong gia đình đều rất hoảng hốt, vội lấy điện thoại gọi cho anh Điền. Anh bị công an bắt khi đang trên đường về nhà”.
Hiện vợ chồng Điền đã có hai đứa con, con gái lớn bốn tuổi, con trai nhỏ mới hơn hai tuổi. Cách đây khoảng hai năm, vợ chồng Điền xin bố mẹ ra ở riêng, đầu tư mở một tiệm làm bánh mỳ nhỏ. Đến nay, nợ nần của vợ chồng vẫn chưa trả hết thì đã xảy ra chuyện. Nói về người con trai thứ hai của mình, ông Lê Đức Phú (SN 1958, bố của Điền) lại rưng rưng nước mắt: “Từ lúc hay tin con gây chuyện, vợ chồng tôi không tài nào chợp mắt. Thôi thì “con dại cái mang”, chỉ tội cho vợ và hai đứa cháu đang còn quá nhỏ, không biết cuộc sống sau này sẽ như thế nào”.
Đến nhà Hồ Văn Nhuận (SN 1990), PV thấy rõ một không khí ảm đạm, buồn bã bao trùm. Với đôi mắt trũng sâu vì hai đêm không ngủ, bà Lê Thị Thú (SN 1955), mẹ của Nhuận cho biết: “Nhuận là con trai út trong gia đình. Hiện tại, Nhuận chưa có công việc ổn định, nên chỉ ở nhà làm ruộng cùng ba mẹ. Thi thoảng rảnh rỗi, Nhuận cùng một số người bạn trong thôn rủ nhau nhậu. Từ trước đến nay, Nhuận cũng như năm người còn lại, chưa từng gây gổ, đánh nhau với ai bao giờ. Vì vậy, khi hay tin con bị công an bắt để điều tra, cả gia đình tôi sốc nặng”.
Chị Hoàng Thị Tuấn (SN 1989), vợ Nhuận thi thoảng lại nhìn con rồi chảy nước mắt, chị không biết nói gì vào lúc này. Được biết, bố của Nhuận là ông Hồ Văn Sính, hiện đang đảm nhận vị trí Bí thư chi bộ thôn Nồm Bớc. Từ ngày xảy ra chuyện, ông buồn bã, chẳng dám đi đâu ra ngoài vì sợ những lời gièm pha.
Khi nói đến 6 đối tượng liên quan tới vụ án mạng, nhiều người dân tỏ rõ thái độ trách móc xen lẫn sự thương xót vì hành vi nông cạn của họ mà dẫn đến hệ quả đau lòng cho cả gia đình. “Có thể mọi lần, đến gặp ông M. xin tiền, ông đều cho. Lần này, ông M. tỏ thái độ không đồng ý, sẵn có men trong người nên nhóm thanh niên mới tức tối, lấy gậy đánh ông M. với mục đích dằn mặt, nhưng không ngờ ông M. lại bị tử vong”, ông D. cho biết thêm.
Được biết, gia đình của các nam thanh niên gây án đã họp bàn, thuê xe vào Quy Nhơn viếng ông M.. Tuy nhiên, do vấp phải nhiều lời ngăn cản nên họ đành gác lại sau: “Nếu con gây nên tội, sẽ bị xử lý theo pháp luật. Nhưng trong thâm tâm những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi cảm thấy day dứt, áy náy với cái chết của ông M.. Chúng tôi họp bàn thuê một chiếc xe vào viếng, nhưng nhiều người nói, để sự việc tạm thời lắng xuống, chờ khi gia đình ông M. nguôi ngoai nỗi đau rồi chúng tôi tới thăm cũng không muộn”, ông Phú chia sẻ.
Ngô Huyền – Lê Giáp
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hé mở đoạn tình không "gần gũi xác thịt" nổi danh làng thơ
Bên cạnh mối tình lãng mạn của Mộng Cầm - Hàn Mặc Tử còn có nghi án nhiều bí ẩn. Đến bây giờ nhiều chuyên gia văn học, y học mới hé lộ rằng, vì Mộng Cầm biết người bị bệnh phong gần đàn bà sẽ mau chết
Vì thế cố tránh để Hàn Mặc Tử sớm bình phục. Cũng từ việc né tránh này mà Hà Mặc Tử đau đớn, điên loạn và không qua khỏi...
Mối tình da diết nhất
Hàn Mặc Tử, sinh ngày 22/9/1912. Tên thật là Nguyễn Trọng Trí, mang họ mẹ, nguyên quán Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình lập nghiệp ở làng Thanh Tân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Hàn Mặc Tử thành danh ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Nguyễn Trọng Trí kí nhiều bút danh. Ban đầu là Lệ Thanh, Phong Trần... sau cùng là Hàn Mặc Tử.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Mười bảy tuổi đã có thơ Đường luật, được Phan Bội Châu khen là tuyệt tác thi ca Việt. Mười bốn tuổi Hàn Mặc Tử mồ côi cha nhưng được mẹ là con gái ngự y Nguyễn Long và anh cả là nhà thơ Mộng Châu vỗ về, chăm chút nên học vấn và tài năng sớm nổi danh.
Lỡ chuyến du học Pháp, Tử trở thành công chức Sở đạc điền, sau vào Sài Gòn làm báo . Năm 1936 tác phẩm "Gái quê" ra đời, cũng là năm thi nhân dưỡng bệnh. Những tác phẩm sau "Gái quê" như "Đau thương", "Xuân như ý", "Duyên kỳ ngộ", "Cẩm Châu Duyên"... đều là những sáng tác lâm sàng cùng Tử bốn năm cuối đời.
Còn bà Mộng Cầm, tên thật là Huỳnh Thị Nghệ, chính là người thiếu nữ trong mộng ngày xưa của Hàn Mặc Tử. Quê Mộng Cầm ở Phan Thiết, gần lầu Ông Hoàng nhưng thân sinh bà lại ra làm việc tận Nghệ An. Và ngày 17/7/1917, bà được sinh ra ở đó nên mới có tên "cúng cơm" là Huỳnh Thị Nghệ. Sau đó bà được gửi về trọ ở nhà ông cậu ở Phan Thiết học trường Pline Exercices.
Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu nên bà cũng có "máu thơ văn". Tên Mộng Cầm xuất hiện từ khi bà làm thơ gửi đăng báo. Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài "Muôn năm sầu thảm", với câu mở đầu "Nghệ hỡi Nghệ"... Bài thơ ấy, bà Mộng Cầm vẫn thuộc nằm lòng từ đó đến nay.
Khác với tình câm đầu đời Hoàng Cúc, tình yêu của Tử với Mộng Cầm đã thành nụ, thành hoa. Nhưng là nụ hoa của loài thạch thảo trên đèo dốc miền trung, gốc rễ bám hờ vách đá, non nửa mùa khô đã chết. Mối tình Hàn - Mộng đã từng say đắm như biển với bờ bỗng dưng trở trời gió chướng, xóa sạch lâu đài cát ái tình.
Không biết bao nhiêu huyết lệ đã ứa ra từ niềm tin mồ côi của Tử, lăn lóc dưới trăng, trong gió nơi xóm Động, Xóm Tấn của thị tứ Quy Nhơn hắt hiu, nghèo khó bảy nhăm năm trước. Hàn Mặc Tử đã dồn nén những khoảnh khắc điên loạn nội cảm vào tập thơ "Đau thương".
Tập thơ "Đau thương" còn có tên là "Thơ điên". Chữ "Điên" ấy đã có thời người ta mổ xẻ, chê bai, xa lánh... Nhưng thời gian đã khỏa lấp hoài nghi, chia sẻ niềm trắc ẩn vang vọng từ đáy tâm hồn tác giả. Sau này ai đó còn đặt tên cho quãng đường từ chân Ghềnh Ráng lên mộ Hàn Mạc Tử là dốc Mộng Cầm. Mấy người biết được rằng cái tên ấy làm sỏi đá cũng buồn đau cho một dốc tình đen bạc!
Cũng chính vì tình yêu quá da diết này mà sau này khi biết tin Mộng Cầm lập gia đình, Hàn Mặc Tử đã đau khổ trong tuyệt vọng. Trong quyển nhật ký của em trai Hàn Mặc Tử, tức ông Nguyễn Bá Tín có đoạn: "Nữ sĩ Mộng Cầm đã cùng anh Trí trải qua những tháng ngày hạnh phúc, những đêm ngày hy vọng. Nhưng có ai ngờ đâu rằng, chính Mộng Cầm đã gây cho anh Trí một nỗi tuyệt vọng đến bầm gan. Cô đã quên lời thề non hẹn biển năm xưa để sang ngang khi anh Hàn Mặc Tử lâm bệnh chưa đầy một năm...". Cái tin Mộng Cầm đột ngột vu quy đã làm cho chàng thi sĩ trẻ như "chết gục trên giấc mơ hạnh phúc".
Nỗi lòng... "nàng Cầm"
Sinh thời khi còn sống, Mộng Cầm luôn tâm niệm rằng Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà. Một mùa hè, năm xưa, Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm. Hàn hỏi ở đâu có cảnh đẹp thì đưa anh đi thăm cho biết. Mộng Cầm đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng.
Đó là một ngọn đồi thấp, nhưng lên đó vào những đêm trăng tỏ, có thể nhìn thấy Mũi Né và thị xã Phan Thiết mờ ảo, lấp lánh đèn hiệu hay đèn ghe chài như những viên kim cương khổng lồ. Nào ngờ, đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó .
Tại sao Hàn Mặc Tử lại ra Huế? Sau này khi đã ở tuổi xưa nay hiếm, Mộng Cầm đã nói hết những gì mà bà giấu kín trong lòng suốt mấy chục năm trời. Đó là Hàn Mặc Tử có mối tình đầu với một cô gái Huế tên là Hoàng Cúc. Thân sinh của Hoàng Cúc làm quan chức trong Sở Đạc điền ở Quy Nhơn.
Sau khi biết Hàn Mặc Tử theo đuổi con gái mình, do không thích văn nhân, thi sĩ nên ông đã tìm cách đưa Hoàng Cúc về Huế. Thế là Hàn Mặc Tử ra Huế tìm và sau đó có bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ này tuyệt hay nhưng Mộng Cầm lại ghét cay, ghét đắng...
Còn về mối tình của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm chẳng đi đến đâu, Mộng Cầm bộc bạch: Với hai lẽ, một là bà là con nhà phong kiến, cha mẹ luôn cản trở bà lấy một người Công giáo, lại là văn nhân, thi sĩ. Nhưng quan trọng hơn là lúc ấy bà quá thương Hàn Mặc Tử. Theo bà hiểu thì người bị bệnh phong gần đàn bà sẽ rất mau chết. Vì vậy, bà cố tránh để Hàn Mặc Tử mau chóng bình phục, sau đó sẽ liệu lần với cha mẹ. Nhưng tiếc là Hàn không qua khỏi...
Bây giờ người đọc thấy những vần thơ hai người viết cho nhau rất thắm thiết, nhưng thật sự cho đến lúc Hàn Mặc Tử mất, giữa Mộng Cầm và Hàn Mặc Tử không hề có chuyện gần gũi. Thời ấy, mới cầm tay nhau là đã run lắm rồi. Sau này nhớ lại những kỷ niệm với cố nhân, Mộng Cầm có bài thơ "Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng", một bài thơ chưa bao giờ phổ biến, được bà chép tay, nét chữ đã phai màu:
Sương sa trong lúc hoàng hôn
Đường lên dốc đá sáng dần bể xanh
Triều dâng con nước mênh mông
Chuông chùa văng vẳng tiếng lòng xôn xao
Lầu Ông Hoàng đây, anh ở đâu?...
Còn tiếp...
Tú An
Theo_Người Đưa Tin
Đi ăn trộm để trả nợ... cho vợ Hậu nhờ vợ đứng ở ngoài cảnh giới. Tuy nhiên, y chưa kịp hành động thì đã bị cảnh sát cơ động tuần tra ban đêm tóm gọn. Theo tin tức trên Bình Định online, sáng 10/4, TAND TP Quy Nhơn đã tuyên phạt Nguyễn Anh Hậu (SN 1990, KV 2, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) 9 tháng tù về tội trộm...