Bi kịch về tầng lớp ‘tiện dân’ ở Nhật Bản
Họ gần như là ‘đẳng cấp’ duy nhất ở Nhật Bản bị coi thường, thậm chí khinh miệt, và chính điều đó càng đẩy họ vào một vòng xoáy không lối thoát…
Xã hội Nhật Bản vẫn tồn tại một quan niệm không hay dành cho tầng lớp “ tiện dân” – Ảnh minh họa: Reuters
Người Nhật Bản có rất nhiều truyền thống tốt đẹp, lối sống văn minh, nhưng không đồng nghĩa rằng những định kiến xã hội của họ hoàn toàn bị xóa bỏ, BBC ngày 24.10 đăng tải bài viết của tác giả Mike Sunda, một nhà văn ở Tokyo chuyên viết về âm nhạc và văn hóa người trẻ, đô thị cho biết.
Câu chuyện của Mike Sunda đề cập đến những người làm nghề giết mổ, an táng, vốn thường không được xem trọng trong xã hội Nhật Bản trước đây. Và điều đó cũng đúng ngay tại Tokyo, ở lò giết mổ Shibaura, nơi các nhân viên này thậm chí không đủ tự tin nói lên nghề nghiệp của mình, mặc dù đối tượng công việc của họ là những loại thịt đắt đỏ nổi tiếng hàng đầu thế giới.
“Khi mọi người hỏi về công việc, chúng tôi rất ngại không biết trả lời thế nào. Trong hầu hết trường hợp, chúng tôi không muốn gia đình mình bị tổn thương. Nếu là cuộc sống phải thế, chúng tôi có thể chịu đựng. Nhưng nếu con em chúng tôi gặp phải, chúng sẽ không chịu nổi. Phải bảo vệ chúng!”, Yuki Miyazaki, một người làm nghề giết mổ, nói.
Video đang HOT
Những người như Miyazaki, theo cách nói của anh, thường ám ảnh rằng mình thuộc tầng lớp Burakumin, một dạng “tiện dân” trong quan niệm của người Nhật. Burakumin là dân bộ lạc, thiểu số, vô gia cư thời Tokugawa, không được đánh giá cao trong xã hội cũ.
Nhóm những người làm công việc này thậm chí còn thường xuyên nhận được những bức thư nặc danh đe dọa, sỉ vả. Ngoài ra, vào những năm 1970, còn có một danh sách những người làm nghề này được in ra, để các công ty tuyển dụng truyền tay nhau và hạn chế không nhận họ vào làm việc, theo BBC.
4Xã hội Nhật Bản vẫn giữ định kiến dành cho cộng đồng “Burakumin” – Ảnh minh họa: Reuters
Thái độ xa lánh của những người còn lại trong xã hội từ đó càng góp phần đẩy nhóm những người này vào phe… xã hội đen. Cụ thể, các “Burakumin” này thường được gắn liền với Yakuza, băng xã hội đen khét tiếng Nhật Bản. Nhà báo Jake Adelstein, người từng 20 năm tìm hiểu, ước tính rằng khoảng 1/3 số yakuza xuất thân là những người trong cộng đồng “Burakumin”.
Một khảo sát năm ngoái do chính quyền Tokyo thực hiện cho thấy có 1/10 số người được hỏi cho biết họ sẽ ngăn con cái mình kết hôn với những người thuộc cộng đồng “Burakumin”, mặc dù gần một nửa trong số đó nói rằng họ không bận tâm về điều đó.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Cuộc chiến chống yakuza ở Nhật Bản
Việc băng Yamaguchi-gumi tan đàn xẻ nghé có thể khiến thủ lĩnh tối cao của tập đoàn tội phạm lớn nhất nước Nhật bị các đệ tử cũ "bán đứng".
Ông trùm Kenichi Shinoda (giữa) của băng Yamaguchi-gumi hiện đối mặt áp lực từ nhiều phía - Ảnh: AFP
Tình trạng "huynh đệ tương tàn" của Yamaguchi-gumi gần đây khiến ông trùm Kenichi Shinoda (còn gọi Shinobu Tsukasa) của băng đảng yakuza lớn nhất nước Nhật đứng trước nguy cơ bị bắt giữ với cáo buộc trốn thuế, theo AFP dẫn nguồn từ các chuyên gia về tổ chức tội phạm này.
Cũng như mafia Ý và Hội Tam Hoàng của Trung Quốc, các tập đoàn tội phạm yakuza tại Nhật đều nhúng tay vào mọi hoạt động hái ra tiền từ cờ bạc, ma túy, mại dâm cho đến cho vay nặng lãi, tống tiền... Vào tháng trước, băng Yamaguchi-gumi lâm vào tình trạng "tan đàn xẻ nghé" sau khi một tập hợp các nhóm dưới trướng tuyên bố ly khai để thành lập một băng mới lấy tên Kobe Yamaguchi-gumi.
Theo các chuyên gia, giới chức Nhật có thể lợi dụng tình hình hiện nay để triệt phá các băng đảng này, không loại trừ việc khai thác sự thù nghịch giữa các băng nhóm để truy tố tội danh trốn thuế, như cách nhà chức trách Mỹ từng hạ bệ ông trùm Al Capone vào thập niên 1930.
"Những thành viên ra đi được cho là có đầy đủ thông tin về số tiền Tsukasa bỏ túi trong nhiều năm qua", nhà báo tự do và cũng là chuyên gia về yakuza, Alsushi Mizoguchi phát biểu tại câu lạc bộ phóng viên nước ngoài tại Nhật ngày 20.10.
Ông này nhận định thêm nếu muốn, nhóm đối thủ Kobe Yamaguchi-gumi có thể lật đổ bố già Shinoda bằng cách cung cấp mọi thông tin có được cho cảnh sát. "Ngay khi có giấy tờ chứng minh về thời điểm và số tiền đã được chuyển cho ông ấy (Tsukasa), cáo buộc trốn thuế sẽ được đưa ra", theo nhà báo Nhật. Ông cũng dẫn chứng trường hợp một ông trùm đối thủ của Yamaguchi-gumi mới bị bắt giữ vì tội trốn thuế dựa theo các giấy tờ chứng thực giao dịch chuyển tiền.
Trong khi đó, nhằm làm suy yếu Yamaguchi-gumi với số thành viên có lúc lên đến khoảng 23.000 người và cũng để ngăn một cuộc "tắm máu" theo sau vụ chia rẽ, cảnh sát xứ hoa anh đào đã mở hàng loạt vụ tấn công vào sào huyệt của các chi nhánh băng xã hội đen lớn nhất nước, bắt giữ hơn 30 nghi phạm.
Đài TBS News đưa tin cảnh sát tỉnh Hyogo ngày 20.10 đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của Yamaguchi-gumi, với cáo buộc thành lập một công ty giả nhằm làm bình phong cho hàng loạt hoạt động kinh doanh phi pháp. Kenji Eguchi, 62 tuổi, là thủ lĩnh chóp bu của Kenshin-kai, một chi nhánh của Yamaguchi-gumi.
Trong đợt truy quét tội phạm này, cảnh sát còn tóm cổ một thành viên quan trọng khác của Kenshin-kai là Koji Sakamoto, 46 tuổi, do dính líu đến vụ lập công ty giả nói trên. Theo Hãng Jiji Press, cả hai nghi phạm đều bác bỏ mọi cáo buộc.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Vì sao "xã hội đen" hợp pháp ở Nhật? Mafia Nhật Bản hoạt động theo cách châu Âu hay Mỹ cảm thấy không thể tin được. Các tạp chí, truyện tranh, phim ảnh vẫn tung hô những anh hùng xã hội đen. Những ông trùm khét tiếng không khác gì ngôi sao hạng A. Băng đảng Yamaguchi, một trong những băng nhóm hung tợn và lớn nhất toàn cầu có thu nhập...