Bi kịch từ những cánh cửa không khoá
Nhỏ bạn mình tên Linh (*) vừa bị hãm hiếp khi đang ngủ trưa do cửa không khóa…
Bi kịch từ cánh cửa hư
Hai lần bị hàng xóm là Phan Văn L (30 tuổi) hãm hiếp, với Linh, đó là những cơn ác mộng không thể quên. Lần thứ nhất vào cuối tháng 12/2010, những người lớn xung quanh nhà đi cạo mủ cao su, mẹ đi làm mướn phục vụ đám cưới, Linh ngủ trưa thì bỗng thấy cổ mình bị siết chặt: “La lên tao giết!”. Sau lời đe dọa ấy, tên hàng xóm nhà đối diện, tay vẫn thít chặt cổ Linh, giở trò đồi bại. Thỏa mãn cơn thú tính, hắn lại dọa sẽ giết nếu Linh báo với người lớn.
Sau khi khóc đến sưng mắt vì đau đớn, sợ hãi, Linh quyết định im lặng vì sợ bị giết. Những lúc đi mở cửa ra, nhìn qua bên nhà đối diện, thấy kẻ hãm hại mình, Linh chỉ biết né tránh, cúi đầu sợ sệt. Nhiều khi ở trong nhà một mình, nghe một tiếng động nhỏ, bạn cũng giật mình khi nhớ lại cơn ác mộng. Chuyện chưa dừng lại đó, trưa ngày 17/2/2011, Linh lại tiếp tục bị tên ác thú này giở trò. Lần này, không thể chịu nổi, Linh khóc với mẹ và anh họ. Khi người lớn gặng hỏi, Linh đã kể lại toàn bộ câu chuyện. bị công an bắt ngay sau đó khi đang lẩn trốn tại thị trấn Lộc Ninh.
Chúng tôi xót lòng khi nhìn căn nhà trống của mẹ góa con côi. Bốn năm trước, bố Linh bị tai biến, mẹ đi làm thuê. Tất cả tiền của dồn vào thuốc thang nên từ khi bố mất (2009) đến giờ nhà hầu như không còn gì, cũng không có tiền để sửa sang nhà cửa. Cửa sổ bị hỏng, không bao giờ khép. Cửa chính ra vào cũng hỏng chốt, sập sệ, bị mối mọt chưa có tiền để thay. Linh và mẹ cho rằng nhà chẳng có gì đáng để mất nên chốt cửa, khóa cửa cũng chưa được sửa, chỉ dùng một cục gạch chèn tạm. Giá như cửa nẻo nhà bạn chắc chắn, có lẽ những tai họa này tránh được phần nào.
Ảnh minh họa
Cẩn thận cửa nẻo
Không chỉ có mình Linh bị yêu râu xanh này xâm hại, mẹ của bạn Vân (16 tuổi), kể: “Có những đêm người lớn trong nhà đi cạo mủ cao su hết, nhà chỉ có ba chị em Vân ngủ, lại quên khoá cửa. Hai lần tên Lãnh mò vào tận giường. Rất may hắn mới chỉ quờ quạng thì mấy chị em phát hiện, la lên nên bỏ chạy mất. Khi người lớn qua nhà nói chuyện, Lãnh lấy lí do… đi tìm con, lần sau hắn lại lấy lí do say rượu nên vào ngủ… lộn nhà. Nể tình hàng xóm nên gia đình không làm lớn chuyện, chỉ nghiêm cấm Lãnh tiếp tục giở trò. Sợ quá, nên mỗi lần bố mẹ đi làm đêm, mấy chị em Vân lại phải dắt díu nhau qua nhà ông bà ngủ nhờ “lánh nạn”.
Chú Võ Hùng Minh (trưởng công an huyện Lộc Ninh) cho biết, sở dĩ những trường hợp hiếp dâm trẻ em vẫn xảy ra ở những vùng quê như ở đây vì ý thức pháp luật, hiểu biết của người dân chưa cao, cùng với những tác động tiệc cực của văn hoá phẩm đồi truỵ khiến những hành vi này vẫn ít nhiều tồn tại. Chú cũng cảnh báo teen, nhất là các bạn nữ nên cẩn thận cửa nẻo, chú ý cài cửa cho thật chặt, đừng tạo điều kiện để những kẻ có ý đồ xấu thực hiện hành vi của mình dễ dàng. Sắp tới, công an huyện cũng sẽ có nhiều biện pháp tuần tra bảo vệ để kịp thời ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Nếu các bạn có phát hiện, nghi vấn về những tên yêu râu xanh cứ mạnh dạn báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an gần nhất. Những kẻ vi phạm, tuỳ theo mức độ, sẽ bị pháp luật trừng trị.
Video đang HOT
Ngoài phần cảnh giác về “những chiếc cửa không có khoá”, còn một đáng tiếc, chỉ đến khi chuyện của Linh đưa ra pháp luật thì những người bị xâm hại mới trò chuyện với nhau và tiếc nuối. Chỉ vì ai cũng có tâm lí sợ bị mang tiếng, gặp rắc rối mà giữ kín nên “yêu râu xanh” mặc sức hoành hành. Bản thân Linh cũng tiếc là mình chưa đủ dũng cảm để đối đầu với cái xấu ngay từ lần đầu để không bao giờ có lần thứ hai như thế.
***
GS.TS Vũ Gia Hiền: “Có thể bây giờ Linh và mẹ rất sợ hãi, lo ngại mọi người sẽ biết chuyện của mình, tương lai mình sẽ ra sao, hạnh phúc mình sẽ thế nào? Điều xảy ra chỉ là tai nạn không ai muốn có, khi Linh có thể vượt qua cú sốc đầu đời này, chắc rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười, khi trưởng thành Linh sẽ gặp được người có thể sẻ chia. Ngoài ra, thầy cũng muốn nhắn nhủ với các em gái, các em hãy mạnh mẽ tố cáo cái xấu để người lớn kịp thời ngăn chặn ngay lập tức.”
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
VGT(Theo Mực Tím)
Cái giếng nước hại chết nhiều người
Sáu người con ông Lưu Đức Thuận suy thận do nguồn nước giếng nhiễm kim loại nặng, trong đó có ba người đã chết. Năm năm qua, cả xã có 71 người bị ung thư và chết.
Tai họa ập đến phá vỡ tổ ấm mà vợ chồng ông Lưu Đức Thuận (thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) xây dựng bao năm nay. Thần chết liên tục mang con ông đi trong sự níu kéo tuyệt vọng. "Chiến tranh không giết được tui. Rứa mà bây giờ cái giếng ni nó giết gia đình tui từng ngày từng giờ!" - ông Thuận nói trong đau đớn.
Nỗi đau trút xuống một gia đình
Năm 2000, sau một thời gian dành dụm, gia đình ông Thuận mới đủ tiền đào giếng nước sinh hoạt. Mọi việc đều yên ổn cho đến năm 2004, anh Lưu Đức Thùy, con trai ông Thuận (đang học tại ĐH Đà Nẵng), bỗng nhiên đổ bệnh, hai mắt bị mù và những cơn đau triền miên.
Ông Thuận đưa con ra BV Việt Đức (Hà Nội) để kiểm tra và chết lặng khi nghe bác sĩ chẩn đoán Thùy bị bệnh suy thận và một số bệnh quái ác khác ở giai đoạn cuối do nhiễm kim loại nặng. Một thời gian sau thì Thùy mất.
Thúy phải ở một mình trong bệnh viện chống chọi với căn bệnh quái ác. Hai chiếc ghế ghép lại ở hành lang bệnh viện là chỗ ở của em
Tang thương tiếp tục ập xuống khi người em gái kế Thùy là Lưu Thị Như Huyền cũng ngã bệnh với các triệu chứng như anh trai của mình. Theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi cho Huyền nhập viện, vợ chồng ông Thuận tức tốc đưa bốn đứa con còn lại ra bệnh viện kiểm tra. Một lần nữa ông và vợ chết lặng trước cái tin: cả bốn đứa còn lại cũng đều đã bị suy thận, viêm thận... Hai vợ chồng ông quỵ xuống, van lạy các bác sĩ cứu lấy con mình. Từ đó, cả gia đình ông Thuận chuyển vào sống hẳn trong bệnh viện, hết BV Việt Đức lại đến BV Việt Nam-Cu Ba (Đồng Hới).
Đường cùng, gia đình ông lại kéo nhau vào BV Trung ương Huế. Để có tiền chữa trị cho con, ông Thuận phải đi làm thuê đủ nghề. Còn bà mẹ nghèo Trần Thị Nương 50 tuổi như hóa thành bà cụ 70 tuổi khi phải vừa lo cho năm đứa con nằm bệnh viện, lại vừa đi nhặt rác kiếm tiền mua cháo cho con. Bà nói trong nước mắt: " Không ai đau khổ như tui. Sống để từng ngày nhìn con chết mòn, chết yểu trên giường bệnh như ri thì khổ hơn cả chết!".
Nước giếng nhiễm kim loại nặng gấp 150 lần cho phép
Ngay sau khi nghe tin cả sáu người con ông Thuận bị bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ về kiểm tra nguồn nước. Kết quả kiểm tra cho thấy giếng nước của gia đình ông bị nhiễm kim loại nặng vượt quá mức cho phép 150 lần. Trung tâm đã buộc gia đình ông Thuận phải lấp ngay giếng. Vì đây là nguồn gốc dẫn đến cái chết của con ông.
Để chạy chữa cho con, ông Thuận đành rao bán nhà cửa, ruộng vườn được 35 triệu đồng. Nhưng rồi bệnh tình không thuyên giảm, cô bé Lưu Thị Như Huyền qua đời trong sự bất lực của bác sĩ và nỗi tuyệt vọng của vợ chồng ông. Tết năm 2009, đứa con thứ ba lại chết vì bệnh hiểm nghèo. Vợ ông Thuận gục hẳn, bà nằm lì trong giường, có khi lên cơn điên loạn vì mất mát quá lớn.
Tang thương trút xuống gia đình ông Thuận, bà Nương
Bây giờ lại chuẩn bị đến tết Nguyên đán 2011, gia đình ông Thuận chỉ còn hy vọng vào điều thần kỳ ở Thúy (người con thứ tư) đang nằm trong BV Trung ương Huế có thể vượt qua bạo bệnh, để gia đình không còn phải đón một cái tết bi thương nữa. "Tui xin ông trời đừng cướp đi đứa con nào của tui nữa, như thế đã là đau đớn lắm rồi. Bây giờ ông có giết, có vật thì vật thân già như tui" - bà Nương lấy tay lau hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má khô rộc.
Không còn nhà, không còn tiền, cũng không thể sống trong bệnh viện, vợ chồng ông Thuận và các con bồng bế nhau về quê. Thương cho cảnh lay lắt của đôi vợ chồng nghèo, chủ căn nhà đã bán cho gia đình ông mượn lại để ở tạm.
Lời kêu cứu từ Thanh Trạch
Sau thảm họa của gia đình ông Thuận, cả thôn Quyết Thắng bàng hoàng nhớ lại những năm gần đây có nhiều người trong thôn chết vì bệnh tật mà họ không hề để ý.
Trạm y tế xã Thanh Trạch cho biết trong vòng năm năm trở lại đây, có tới 71 người chết vì bệnh ung thư và hàng chục người khác đang bị bệnh. Những cái chết này chủ yếu là liên quan đến thận, gan, tiêu hóa... và tất cả nạn nhân đều sử dụng nguồn nước từ giếng đào trong làng. Sự việc trên đã làm cho người dân xã hoang mang, lo lắng. "Nhiều nhà sợ quá nên đã đưa cả gia đình đi nơi khác sinh sống. Chúng tôi không có tiền chuyển đi nên đành cầm cự ở đây!" - anh Nguyễn Văn Sơn (47 tuổi), một người dân Thanh Trạch, nói.
Cái chết của ba đứa con ông Thuận và hàng chục người khác đã khiến người dân thôn Quyết Thắng không dám dùng nước trong làng nữa. Ông Thuận cùng những thanh niên trai tráng trong làng đã đi khảo sát nguồn nước suối sạch hơn ở cách làng gần 5 km. Sau đó, họ đã phải lặn lội đi khắp nơi xin kinh phí xây dựng bể nước để dẫn về làng. Tuy nhiên, kế hoạch đổ bể vì không có nhà tài trợ nào rộng lòng giúp đỡ. Vì thế ông và dân làng lại tiếp tục đào một giếng nước khác để cùng dùng chung.
Thế nhưng để lấy được nước không hề dễ dàng khi cái giếng mới cách làng tới gần 3 km đường núi. Giếng thì chỉ có một mà cả trăm gia đình cùng đi lấy, nước chảy không kịp cho người dân múc. Vì thế mà khi giếng khô cạn, cả làng phải đi xa hơn 10 km để xin nước.
Người dân nơi đây đang mỏi mòn chờ một dự án nước sạch.
Sẽ có dự án nước sạch cho người dân Trao đổi với PV, ông Phan Văn Gòn - Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết: "Hiện nguyên nhân vì sao nguồn nước bị nhiễm độc như thế thì chưa có kết luận chính thức. Nhưng có khả năng có nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm độc do tàn tích của chiến tranh để lại trong lòng đất. Việc nhiều người chết vì ung thư như vậy thì huyện sẽ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc điều tra để có những biện pháp xử lý kịp thời. Chúng tôi đang gấp rút tiến hành lập một dự án nước sạch cho xã này với tổng kinh phí khoảng 17 tỉ đồng để người dân không còn dùng nước giếng đào nữa. Còn về gia đình ông Thuận thì chính quyền sẽ tiến hành hỗ trợ vì ông cũng là một cựu chiến binh" - ông Phan Văn Gòn nhấn mạnh.
Theo Pháp luật TP.HCM
Người con tàn phế nhặt rác nuôi cha mẹ Anh Nguyễn Kim Viện 36 năm qua, người đàn ông ấy sống cuộc sống của một người tàn phế, lưng nổi lên một khối u lớn còn đôi chân thì teo lại như bị rút hết xương. Duy chỉ còn sức mạnh ở đôi tay giúp anh di chuyển, đi nhặt phế liệu kiếm cơm nuôi thân và nuôi bố mẹ già bệnh...