Bi kịch mối tình tuổi xế chiều vì ghen tuông với tình cũ
Ở độ tuổi gần đất xa trời, người ta thường an phận, vui vầy bên gia đình, con cháu, thế nhưng ông Sáu lại sân si với người vợ cũ. Để rồi cơn cuồng ghen đã đẩy ông vào cơn bị kịch tuổi xế chiều.
Ông Sáu tại phiên Tòa (ảnh: minh họa)
Nhìn bị cáo đứng trước vành móng ngựa gục đầu khai nhận hành vi phạm tội trong tận cùng sám hối, người dự khán ai nấy đều lắc đầu ái ngại. Dù không nói nhưng bị cáo không giấu được sự sân hận toát ra từ đôi mắt vằn đỏ. Bị cáo luôn miệng: “Bị cáo có hành vi phạm tội cũng vì quá yêu thương bị hại, không muốn bị hại có người đàn ông khác”. Đó là Huỳnh Văn Sáu (65 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, Đồng Tháp), người đối mặt với án tử hình bởi hành vi giết người. Nạn nhân không ai khác là bà Th. (62 tuổi, ngụ TP Sa Đéc) người từng đầu ấp tay gối một thời với bị cáo.
Câu chuyện bắt đầu từ 13 năm trước khi bị cáo Sáu bước vào tuổi 52 khi mà người ta đã con cháu đề huề, ông Sáu mới bắt đầu bước vào yêu. Bà Th. lúc đó đã 49 tuổi. Hai người từng có gia đình, cuộc sống không yên ấm nên đổ vỡ. Bà Th. tuổi đã lớn, không còn mặn mà chuyện tình cảm yêu đương, nhưng sau ngày tháng, bà đã chấp nhận tình cảm trước sự tấn công quyết liệt, kiên trì của ông Sáu. Bà Th. ban đầu nghĩ thứ tình cảm ông Sáu dành cho mình là tình yêu, tình thương nên không nhận ra sự ích kỷ đằng sau đó.
Khi hai người về góp gạo thổi cơm chung bà Th. mới nhận thấy mọi thứ không đẹp như những lời hứa hẹn ban đầu. Ông Sáu không muốn bà Th. giao du với bất cứ ai, không muốn bà ăn diện, môi son, má phấn khi ra ngoài. Ông Sáu kiểm soát bà từ hành động cử chỉ, đi đâu, làm gì… cũng đều bị ông ta tra khảo. Đoạn đời còn lại bà Th. những tưởng được yên ổn, vợ chồng nương tựa nhau sống nhưng mọi thứ đã hoàn toàn ngược lại.
Bà Th. cho rằng, ai cũng có cuộc sống riêng nên không được can thiệp. Bởi, trước khi làm vợ ông Sáu bà đã có một bầu trời tự do, thích đi đâu làm gì không ai kiểm soát ngăn cản. Ông Sáu thường lấy quyền của người làm chồng để áp đặt, là vợ thì phải theo ý chồng. Cuộc sống ngột ngạt khiến tình yêu chớm nở của đôi vợ chồng già đã sớm tàn lụi qua những trận cãi vã không có hồi kết.
Video đang HOT
Ông Sáu thích kiểm soát vợ nhưng ông lại muốn làm điều ngược lại. Ông đi đâu, làm gì bà Th. không được phép biết. Vốn không nghề nghiệp, lại hay ăn nhậu, mỗi lần có men vào người ông trở thành một con người hoàn toàn khác, hung hãn và thô lỗ. Cuộc sống khó khăn, bà Th. không tìm được niềm tin, sự bình yên khi ở bên ông Sáu. Bà Th. quyết định làm đơn ly dị ra tòa để được tự do. Ông Sáu không hề muốn điều đó, nhiều lần ông dọa rằng, nếu ly hôn thì sẽ có chuyện. Nhưng bà Th. quyết tâm dứt bước ra đi, cuối cùng ông Sáu phải miễn cưỡng ký đơn ly dị. Năm 2017, đơn xin ly hôn của bà Th. được TAND TP Sa Đéc công nhận, bề ngoài như đã chấm hết mối tình ngắn ngủi của đôi nhân tình già, nhưng thực ra không phải.
Ông Sáu tuyên bố, pháp luật không cản được tình cảm, dù không là vợ chồng nhưng bà Th. không được phép có người khác. Những ngày sau ly hôn bà Th. sống khốn khổ, vì ông Sáu bỏ cả công việc theo sát để níu kéo. Nhưng một khi trái tim của bà Th. không còn tình cảm, không còn sự trân trọng bà không mảy may động lòng. Thậm chí, bà còn nói lời mạt sát, chua cay nhưng vẫn không thoát khỏi sự đeo bám của người chồng cũ.
Khi đã cạn tình với ông Sáu, bà Th. nhanh chóng có mối quan hệ qua lại với người đàn ông khác, ông Sáu biết được điều này nên vô cùng tức giận. Trong tâm trí, ông Sáu tự cho mình là chồng, là người có quyền sở hữu bà Th. nên việc người đàn ông khác đến bên đời của “vợ” là điều không thể chấp nhận. Sáng ngày 19/1/2018, với tâm trạng ghen tức, ông Sáu chạy xe qua nhà bà Th. tại ấp Phú Hòa (xã Tân Phú Đông, TP Sa Đéc) để tra hỏi, người tình mới của bà Th. là ai đã khiến bà Th. đã phản ứng lại gay gắt, rồi hai người chửi bới nhau dữ dội. Bà Th. bảo rằng, ông Sáu không có quyền tra hỏi đời tư hay mối quan hệ riêng tư của bà. Mối hận trong ông Sáu nổi lên và thâm tâm ông ta tự nhủ phải hành động trả thù.
Không tìm được nhà “tình địch”, ông Sáu vào nhà tìm cái chày bằng kim loại rồi lao đến đánh liên tiếp vào đầu bà Th. khi thấy nạn nhân không phản ứng nữa ông ta mới dừng tay. Ông ta đem giấu nạn nhân vào buồng rồi khóa cửa, rời khỏi nhà bà Th. và lẩn trốn ở Thành phố Sa Đéc nghe ngóng tình hình. Người hàng xóm thấy bất thường nên qua xem thì phát hiện bà Th. đã chết. Qua xác minh điều tra, cơ quan công an phát hiện mối nghi ngờ giữa nạn nhân và ông Sáu nên đã mời lên làm việc. Ban đầu chối cãi nhưng trước những bằng chứng xác đáng, ông Sáu đã cúi đầu nhận tội, khai nhận toàn bộ hành vi tội ác của mình.
Sau ngày tháng tạm giam, tóc ông Sáu thêm bạc, ngày ra tòa dáng đi thất thểu, bộ dạng gầy gò khiến ai cũng lắc đầu ái ngại. Trước vành móng ngựa bị cáo biện minh do tình yêu thương quá lớn, không muốn nạn nhân có quan hệ với người đàn ông khác. Ông ta còn cho rằng nạn nhân qua lại với người đàn ông khác là sai. HĐXX giải thích rằng, quyết định của Tòa án công nhận ly hôn giữa các đương sự là quyết định mang tính pháp lý cao nhất. Về mặt pháp luật hai người không còn bất kỳ mối liên quan nào, nếu bị cáo vẫn dùng hành vi đe dọa, kiểm soát người khác là vi phạm pháp luật.
HĐXX cho rằng, hành vi của bị cáo vi phạm Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hành vi của bị cáo dã man, tước đoạt tính mạng của nạn nhân, gây nguy hiểm, nên cần cách ly khỏi xã hội. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Sáu mức án tù chung thân. Bản án đã khép lại cuộc đời của ông lão, khi những ngày tháng ít ỏi còn lại phải sống sám hối trong tù.
Tên nhân vật đã được thay đổi.
Người già Trung Quốc cô đơn khi phải quanh quẩn chăm sóc con cháu
Thay vì được an hưởng tuổi già, hàng triệu người cao niên Trung Quốc phải xa rời quê hương để đi làm thuê hay giúp con cái cáng đáng việc nhà.
Kể từ khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan Cuiyun (60 tuổi) cảm thấy mình như người ngoài trong chính gia đình của bà.
5 năm trước, Fan rời thành phố Thiên Tân lên thủ đô giúp vợ chồng con trai nuôi nấng đứa con mới sinh của họ. Hiện, bà quanh quẩn chăm cháu cả ngày để con trai và con dâu đi làm.
Tuy nhiên, Fan cảm thấy mình nhận được rất ít sự biết ơn. Mỗi tối đi làm về, vợ chồng con trai lại chất vấn bà về các hoạt động của con họ trong ngày. Sau đó, cả hai thường phớt lờ người mẹ già.
"Chúng hiếm khi trao đổi với tôi về bất cứ điều gì ngoài cháu trai tôi. Tôi giống như kẻ hầu không được trả lương", Fan nói.
Người già Trung Quốc tủi nhục khi phải sống xa quê vì công việc hoặc gia đình.
Nhiều người cao niên Trung Quốc cũng có trải nghiệm tương tự Fan Cuiyun. Theo Sixth Tone, ước tính có khoảng 18 triệu laopiao, hay còn gọi là "người già trôi dạt", ở đất nước tỷ dân. Hầu hết họ phải xa quê hương để đi làm thuê hoặc giúp người thân chăm sóc con cái.
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.
Trước khi chuyển đến Bắc Kinh, Fan quản lý 2 cửa hàng quần áo ở quê nhà trong hơn 20 năm. Với bà, phải gác lại chuyện kinh doanh để giúp con cái cáng đáng việc nhà là điều khó khăn. Fan đôi khi vẫn gặp khó khăn về mặt cảm xúc.
Wen Ju (56 tuổi) trở thành "người trôi dạt" vì nguyên nhân hoàn toàn khác. Bà di chuyển hơn 200 km từ quê ở tỉnh Sơn Đông đến thành phố Thiên Tân để tìm việc làm. Hiện Wen kiếm được 5.000 nhân dân tệ (750 USD)/tháng với hy vọng giúp con trai trả nợ.
Người phụ nữ 56 tuổi luôn trông ngóng về quê nhà - nơi cha bà đang sống cô độc. Wen hy vọng có cơ hội trở về làng khi kiếm đủ tiền.
"Cuộc sống ở Thiên Tân rất khác. Tôi luôn có cảm giác mất mát và bất an", Wen nói.
Đối với nhiều người, cuộc sống xa nhà ở tuổi xế chiều rất đau khổ.
Những năm tháng sau này khi tuổi đã cao, ai đáng tin cậy hơn: Con dâu hay con gái? - 3 mẹ chồng nói thật lòng mình! 'Đừng nghĩ sau này mình đông con cháu hay lắm tiền nhiều của thì không cần con dâu', bà Liên cho biết. Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu trước giờ hầu như khá căng thẳng. Thường họ khó mà coi con dâu như con đẻ của mình. Vậy phần lớn các bà mẹ chồng đều dựa vào con gái hay...