Bi kịch cuộc hôn nhân 4 năm của chồng phụ hồ với vợ tri thức
Rồi một hôm khi Nga đang ngủ ở phòng Toàn thì bị anh trai Nga tìm đến, thấy em gái đang tuổi học hành lại yêu đương không kiểm soát được hành vi, anh trai cô làm ầm lên.
Anh Toàn kết hôn từ năm 27 tuổi. Vợ anh là chị Nga vốn con gái một gia đình khá giả. Hai người yêu nhau từ những năm cấp 3. Nhưng tình yêu của họ gặp phải không ít sự phản đối của gia đình. Cũng bởi, gia đình Nga chê nhà Toàn nghèo khó. Không chỉ vậy bố mẹ Toàn còn bỏ nhau từ khi anh mới lọt lòng.
Dù bị gia đình Nga phản đối, nhưng hai người vẫn lén lút gặp nhau, hứa hẹn sẽ chờ đợi nhau. Khi chưa học hết cấp 3, Toàn chán nản bỏ học, ở nhà đi làm thuê. Còn Nga học giỏi nên sớm ra Hà Nội theo học trường báo. Mới đầu, ra Hà Nội, Nga gặp phải không ít sự cản trở từ gia đình, nên quyết định chia tay với Toàn. Nhưng rồi khi hay tin, Toàn đã bắt xe ra Hà Nội và thuyết phục Nga.
Sau đợt đó hai người lại làm lành. Toàn cũng vì quá yêu Nga nên chẳng lâu sau đó ra Hà Nội làm phụ hồ. Thấy con trai quyết định thế, mẹ Toàn cũng đành chấp nhận.
Biết Toàn và Nga vẫn yêu nhau, không ít lần anh trai Nga tìm đến cảnh cáo, thậm chí sỉ nhục Toàn. Rồi một hôm khi Nga đang ngủ ở phòng Toàn thì bị anh trai Nga tìm đến, thấy em gái đang tuổi học hành lại yêu đương không kiểm soát được hành vi, anh trai Nga làm ầm lên. Không chỉ thế, anh ta còn doạ dẫm nếu Toàn còn đến gần em gái mình sẽ cho người đánh gãy chân. Vì thương Nga nên Toàn đã nghĩ lại việc của hai người. Lần này Toàn quyết tâm chia tay thật.
Được nửa tháng Nga nhớ Toàn quá nên tìm đến xin anh đừng chia tay. Nga nói cô không xấu hổ vì nghề nghiệp anh làm. Nga cũng không quan tâm gia đình mình nói gì cả. Để Toàn yên tâm Nga đã quỳ xin anh trai mình đừng can thiệp vào tình yêu của cô nữa. Nếu mọi người còn ngăn cản Nga sẽ tự vẫn.
Thấy em gái mình quá si mê nên anh trai Nga đã quyết định để hai người yêu nhau. Và để gia đình khỏi mang tiếng, anh trai Nga đã đưa Toàn về làm nhân viên chạy bàn cho nhà hàng của mình. Việc làm của anh trai Nga cũng nhằm mục đích dễ bề kiểm soát chuyện yêu đương của em gái. Mới đầu Toàn còn ngần ngại, nhưng rồi thời gian qua đi, Toàn dần bị Nga thuyết phục.
Vì quá yêu nên khi đang học năm cuối Nga trót mang bầu và hai người phải cưới chạy làng. Đám cưới của Nga và Toàn diễn ra quá nhanh, khiến gia đình Nga không khỏi chán nản. Họ vốn đã coi khinh gia đình Toàn nay càng trở nên miệt thị hơn.
Làm con rể nhà giàu đâu dễ khi Toàn bị coi thường, rẻ rúng. Trong các dịp lễ Tết anh đều bị gia đình vợ “cạnh khoé” đủ đường. Thậm chí mỗi khi nói chuyện, ý kiến của Toàn đều bị gạt đi, hoặc chẳng ai nghe thấy. Với anh trai Nga, Toàn chỉ là thằng nhân viên chạy bàn không hơn không kém.
Có lần trong khi tiếp khách, Toàn tự xưng là em rể của chủ nhà hàng thì bị anh vợ châm chọc. Thậm chí nói thẳng “Tao khinh mày, tao khinh cái loại đàn ông chỉ biết dựa vào gia đình vợ như mày”. Anh ta cũng nói luôn Toàn biết thân biết phận thì im miệng.
Để chứng minh mình nghèo nhưng không chịu nhục, Toàn đã học tiếng rồi xin đi xuất khẩu lao động. Ngày Toàn đi, con trai anh mới tròn 1 tuổi.
Những ngày Toàn ở xứ người luôn thương nhớ Nga và con. Ban ngày làm việc vất vả, tối tối Toàn lại gọi điện nói chuyện với Nga để được nghe tiếng con.
Video đang HOT
Vốn cao mưu, rắp tâm chia rẽ tình cảm vợ chồng em gái. Anh trai Nga đã tìm mọi cách mai mối cô với người đàn ông khác. Xa chồng, lại đương xuân thì, Nga sớm ngã vào vòng tay người đàn ông khác. Nga dần quên đi sự hiện diện của chồng.
Sau 3 năm Toàn về quê ăn Tết, Nga thấy Toàn gầy đen đi. Trái ngược với trước đây Nga chiều chuộng Toàn bao nhiêu, giờ Nga coi khinh anh bấy nhiêu. Từ cách ăn uống tới nói năng, Nga đều thấy Toàn vụng về lóng ngóng khác hẳn với gã nhân tình mà cô đang cặp kè.
Nga đã quên đi tình yêu năm xưa giữa hai người mà dần lảng tránh Toàn. Khi hai vợ chồng cãi nhau, Nga liền lên tiếng chê bai, thậm chí nói anh chỉ là kẻ phụ hồ, thiếu ăn học. Nghe thế, Toàn không khỏi buồn lòng.
Nga còn lảng tránh chồng trong chuyện chăn gối. Lẽ ra chồng đi xa về Nga phải cuồng nhiệt để được anh bù đắp, nhưng Nga hờ hững, quay lưng. Nhiều khi Toàn vừa chạm vào người Nga giãy nảy như &’đỉa phải vôi’. Toàn hiểu, Nga đang cố tình tránh mặt anh.
Toàn nhận thấy vợ chồng anh đang không có tiếng nói chung. Chưa kể hơn 3 năm lao động vất vả ở nước ngoài, đi làm được đồng lương nào anh đều gửi cho vợ, nhưng Nga chẳng hề mua cho anh một bộ quần áo mới. Anh vẫn nhếch nhác, lôi thôi. Còn Nga ngày càng mặn mà, váy áo xúng xính.
Rồi một hôm khi Toàn về Thanh Hoá thăm mẹ. Tối hôm đó, anh có việc ra sớm hơn dự định thì bắt gặp Nga đưa nhân tình về nhà ngủ. Thấy cảnh vợ chăn ấm đệm êm trong vòng tay người khác, Toàn như muốn phát điên. Nhưng đáp lại thái độ của anh, gã nhân tình kia còn cười nhạo rồi im lặng bỏ về. Chỉ còn Nga và Toàn, cô mới khóc lóc.
Dù cho Nga nói gì, nhưng khi đó đầu óc Toàn trống rỗng, anh đã nghĩ nhiều tình huống, nhưng anh không ngờ vợ anh lại có nhân tình. Anh đã không nghĩ Nga là người bạc tình như thế.
Sau hôm đó, hai vợ chồng anh đã cố gắng sống với nhau vì con, nhưng chỉ được hơn 5 tháng sau, Toàn chủ động chia tay. Bởi anh biết sau hơn 5 năm yêu đương mặn nồng, tình nghĩa giữa vợ chồng anh không còn nữa. Nga cũng đã thú nhận không còn tình cảm với anh nữa.
Cũng sau cuộc hôn nhân này, anh nhận ra một điều rằng anh đã quá vội vàng trong cuộc hôn nhân này, lẽ ra anh phải nhận ra được sự khác biệt giữa anh và Nga. Anh phải biết mình đang ở đâu để lựa chọn một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Sự thể ngày hôm nay cũng một phần do lỗi của anh, giờ vấn đề anh trăn trở nhất đó chính là cuộc sống của con anh sau này mà thôi.
Theo Người đưa tin
Chuyện về phú hộ Sài Gòn giàu hơn vua Bảo Đại
Ngoài việc dành 1/7 tài sản xây nhà thờ, gia đình Huyện Sỹ còn cho cháu ngoại Nam Phương hoàng hậu của hồi môn 20.000 lượng vàng khi về làm vợ vua Bảo Đại.
Tại góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, quận 1, TP HCM, nhà thờ giáo họ Chợ Đũi mỗi ngày đón hàng trăm người đi lễ, tham quan. Trải qua hơn trăm năm, người Sài Gòn vẫn quen gọi đây là Nhà thờ Huyện Sỹ như để tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản ra xây dựng. Huyện Sỹ cũng là người đứng đầu nhóm tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa với câu ví von "nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa".
Tượng bán thân Huyện Sỹ tại nhà thờ do chính ông bỏ tiền xây dựng. Ảnh: Đ.N
Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 - 1900), sinh tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng gốc ở Tân An (Long An) trong một gia đình theo đạo Công giáo. Ngay lúc nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa đi du học ở Malaysia. Tại đây, Huyện Sỹ được học ngôn ngữ Latinh Pháp, Hán và chữ quốc ngữ. Thời gian này, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, do tên cũ trùng với tên người thầy dạy.
Sau chuyến du học về nước, ông được chính phủ Pháp bổ nhiệm làm thông ngôn. Từ năm 1880, ông làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, sau phong hàm lên cấp Huyện. Do người dân vẫn gọi ông bằng tên cúng cơm, vì vậy mà cái tên Huyện Sỹ xuất hiện từ lúc này.
Về con đường giàu có của Lê Phát Đạt, học giả Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn năm xưa cho rằng, sự "lên hương" của ông chẳng qua vì ăn may. "Tương truyền buổi đầu, Tây mới qua, dân cư tản mác. Pháp phát mại ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đấu giá".
"Hồi Tây qua, nghe nói lại, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nhận sợ triều đình Huế khép tội theo Pháp. Vả lại, cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui. Chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội", học giả Vương Hồng Sến giải thích thêm.
Người Pháp khi đó nài ép, Huyện Sỹ bất đắc dĩ phải chạy vạy mượn tiền khắp nơi mua đất. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền, ông trở nên giàu có, tiền vàng không biết để đâu cho hết.
Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "cò bay mỏi cánh không hết". Những vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia đều do ông năm giữ. Tại miệt sông nước, phú hộ Đạt cũng xây ngôi biệt thự ven sông như cung điện án ngữ một vùng. Tương truyền, biệt thự này nằm trên thế đất hình rồng nên càng khiến cơ nghiệp của ông phát triển.
Tại Sài Gòn, gia đình Huyện Sỹ cũng sở hữu nhiều mảnh đất đắc địa ở trung tâm. Mảnh đất rộng hơn hecta dành xây nhà thợ Chợ Đũi là một trong số đó. Ngoài ra, ông có rất nhiều đất ở khu Gò Vấp, nơi con trai ông sau này dùng một phần xây nhà thờ Hạnh Thông Tây.
Bỗng chốc phất thành đại gia hạng nhất đất Việt đương thời nhưng vợ chồng Huyện Sỹ không tiêu xài hoang phí, gia đình có cuộc sống đơn giản. Toàn bộ gia sản được tập trung phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo Công giáo. Để nhắc nhở gia đình, trong nhà ông treo câu đối: "Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ".
Con cháu Huyện Sỹ đều được giáo dục và học hành thành tài, không ăn chơi, tiêu xài như con cái những gia đình đại gia khác. Họ chuyên tâm học hành rồi phụ vợ chồng ông cai quản đất đai. Sau này, con Huyện Sỹ đều là đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và vùng Đồng Tháp Mười (nay thuộc vùng Long An).
Trong đó, trưởng nam của Huyện Sỹ là Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương. Thời Nhà Nguyễn, Vương là tước vị cao nhất trong 20 bậc tôn tước phong cho hoàng tộc và chỉ dành cho người có công trạng, bình thường kể cả các Hoàng tử đều chỉ phong Công tước. Ông Lê Phát An là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ không "hoàng thân quốc thích" nhưng được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
Nam Phương hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, cháu ngoại của phú hộ Huyện Sỹ.
Trong số con cháu của Huyện Sỹ, người nổi tiếng nhất phải kể đến Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 - 1963), tức Nam Phương hoàng hậu - vợ vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Tương truyền, khi gả cho vua, gia đình Huyện Sỹ đã hồi môn cho cháu ngoại hơn 20.000 lượng vàng. Vua Bảo Đại ngày trước cũng nổi tiếng tiêu xài hoang phí, ngân sách cạn đáy nên nhiều phen phải nhờ vả gia đình bên vợ.
Năm 1900, trong quá trình chuẩn bị xây dựng nhà thờ giáo họ Chợ Đũi, phú hộ Huyện Sỹ qua đời. Trong di chúc, ông dành 1/7 tài sản của mình để xây nhà thờ. Sau đó, các con tiếp tục di nguyện, nhà thờ được khởi công năm 1902 theo thiết kế của linh mục Bouttier. Ba năm sau, nhà thờ được khánh thành.
Nhà thờ dài 40 m, chia làm 4 gian, rộng 18 m. Thiết kế ban đầu của nhà thờ Huyện Sỹ gồm 5 gian, tức khoảng 50 m. Nhưng thời gian đó, nhà thờ tạm Chí Hòa bị hư hại trầm trọng nên giới chức đã xin cắt bớt một gian, dùng số tiền đó để xây nhà thờ Chí Hòa. Vì vậy, trước đây ở gần nhà thờ Chí Hòa (phường 7, quận Tân Bình) có một con đường mang tên Lê Phát Đạt. Khoảng năm 2000, con đường này đổi tên thành đường Đăng Lộ.
Nhà thờ Huyện Sỹ dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền và các cột chính điện, theo phong cách kiến trúc Gothic (kiến trúc kiểu vòm nhọn).Năm 1920, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài mất, con cháu đưa hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh của nhà thờ Huyện sỹ.
Nhà thờ Huyện Sỹ tại quận 1. Ảnh: Wikipedia
Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày.
Ngoài nhà thờ Chợ Đũi, Chí Hòa, sau này kỹ sư Lê Phát Thanh (con Huyện Sỹ) cũng xây nhà thờ Hạnh Thông Tây nổi tiếng ở quận Gò Vấp hiện nay.
Sơn Hòa
Theo VNE
Bùi Caroon hé lộ tuổi thơ đi khiêng gỗ, phụ hồ Bùi Caroon bất ngờ chia sẻ những hình ảnh thú vị về tuổi thơ tại vùng đất "hoa vàng trên cỏ xanh". Được biết đến khi tham gia cuộc thi The Voice và là thí sinh của đội Hồ Ngọc Hà, Bùi Caroon ngày càng nỗ lực hơn trong âm nhạc với nhiều sản phẩm được ra mắt. Thời gian này anh còn...