Bi kịch của kẻ phản bội tổ quốc
Alexandr Ogorodnik sinh năm 1939 tại Sevastopol trong một gia đình sĩ quan hải quân chuyên nghiệp và nối nghiệp cha vào trường Leningrad Nakhimov.
Sau khi tốt nghiệp với huy chương vàng, Ogorodnik đã vào trường kỹ thuật cao cấp Frunze, song do thị lực suy giảm nên đã chuyển sang học tại Học viện Quan hệ Quốc tế danh tiếng MGIMO và trở thành một sinh viên xuất sắc.
Tuy nhiên là người đầy tham vọng về sự nghiệp nên Ogorodnik đã tìm cách kết hôn với con gái của một quan chức của Bộ Ngoại giao giàu có là nữ sinh viên MGIMO xinh đẹp Alexandra Artayunian. Khi đó Ogorodnik đã tốt nghiệp cao học, bảo vệ bằng tiến sĩ và cùng với người vợ trẻ đến làm việc tại Colombia theo ngạch Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, vì chỉ được nhận chức vụ bí thư thứ hai của đại sứ quán, Ogorodnik khi đó 30 tuổi đã rất khó chịu. Với bản tính phóng đãng và tài chinh phục trái tim phụ nữ, anh ta bắt đầu các mối tình bí mật với những người vợ của đồng nghiệp.
Sa ngã và phản bội
Nhiều người biết về một trong những mối tình của Ogorodnik với vợ của một nhân viên của phái bộ thương mại là Olga Serova. Mối quan hệ của họ đi xa đến mức họ đã hứa hôn: sau khi trở về nước cả hai sẽ ly hôn rồi kết hôn với nhau! Ogorodnik khéo léo đóng hai vai là người chồng và người tình chung thủy.
Ngoài các cuộc tình, Ogorodnik còn quyết sở hữu một chiếc ôtô do đại sứ quán chi trả, đã kê giá cao trong báo cáo so với giá mua. Sự gian lận đã bị phát hiện và phải trả lại số tiền chênh lệch, nhưng ở thời điểm đó Ogorodnik không còn tiền nên tìm cách gỡ bí bằng kinh doanh.
Ogorodnik bắt đầu buôn bán ngầm với sự trung gian của chủ một trạm xăng địa phương. Hắn mua rượu vodka giảm giá trong cửa hàng của sứ quán và đưa cho người kia bán với giá cao gấp 4 lần. Song hóa ra người chủ trạm xăng Uribe là người săn tin cho CIA. Người này thường xuyên báo cáo về các cuộc tiếp xúc của mình với một nhân vật quan trọng của đại sứ quán. Vì vậy, thông qua Uribe, các nhân viên tình báo Mỹ đã biết về vụ gian lận xe hơi, những khó khăn về tiền bạc cũng như tính háo sắc của Ogorodnik.
Sau đó, cô gái quyến rũ chuyên nghiệp Pilar Suarez Barcala liền xuất hiện và viên thư ký đại sứ quán đã rơi vào “bẫy mật ong” kinh điển. Ogorodnik bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Ban Nha nóng bỏng. Họ bí mật đến các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn Hilton và Ogorodnik không hề nhận ra rằng những cuộc gặp gỡ say đắm này với Pilar đã được CIA quay phim một cách bài bản.
Ngay sau đó, Pilar đã giới thiệu Ogorodnik với những người bạn Mỹ của mình là các nhà báo và được họ đề nghị viết một số bài báo cho một tạp chí kinh tế. Sau đó, Ogorodnik đã nhận được món thù lao hậu hĩnh và một lời đề nghị hấp dẫn: 10.000 USD vào tài khoản ngân hàng Mỹ và 1.000 ruble hàng tháng ở Moscow, đổi lại là thông tin về chính sách đối ngoại của lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ.
Khi thấy được đam mê của Ogorodnik đối với Pilar, đặc vụ Mỹ bất ngờ nói thêm như thể treo thưởng “Chúng tôi biết về tình cảm của ông đối với người phụ nữ này. Và trong tương lai, chúng tôi sẽ rất vui khi thấy cả hai người đều là công dân Mỹ”… Tất nhiên Ogorodnik đã không từ chối những ưu đãi béo bở như vậy. Và trước khi kết thúc nhiệm vụ ngoại giao tại Colombia, Ogorodnik được Mỹ đặt biệt danh là “Trianon” đã được các nhân viên CIA dạy cho mọi mánh khóe hoạt động gián điệp: nơi liên lạc bí mật, nhận diện, mật mã, giải mã các chương trình phát thanh và cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng.
Video đang HOT
Vụ đầu độc bí hiểm
Tháng 12/1974, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ngoại giao, Ogorodnik tạm biệt người tình Colombia Pilar Suarez và trở về Liên Xô. Tên điệp viên mới này đã nhận được nhận một vị trí trong bộ phận hoạch định chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao, là nơi có quyền truy cập vào các tài liệu bí mật quan trọng.
Ogorodnik sớm ly dị vợ, đón người tình Olga Serova về với mình, nhưng một đám cưới như từng hứa hẹn đã không diễn ra bởi người phụ nữ bất ngờ qua đời một cách kỳ lạ. 6 tháng sau khi đến với với Ogorodnik, Olga bị cúm nặng và không thể hồi phục sau biến chứng. Trước sự kiên quyết của cha cô và của chính Ogorodnik, việc khám nghiệm tử thi đã không được thực hiện, bởi Olga đã mang thai. Song cái chết của cô dường như rất khó hiểu đối với nhiều người.
Tuy nhiên, những chi tiết khủng khiếp về cái chết của Olga Serova chỉ được biết sau đó vài năm, khi các nhà điều tra nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những tình huống dẫn đến cái chết của cô và quyết định khai quật tử thi. Kết quả là trong các mô của tử thi đã tìm thấy tàn dư của chất độc, điều này chỉ có nghĩa là: người tình của Olga đã thường xuyên trộn những liều cực nhỏ độc dược vào thức ăn của cô.
Điều gì đã khiến Trianon phải hạ độc người yêu? Nhiều khả năng là người phụ nữ bắt đầu nghi ngờ và đoán rằng người tình đang chơi trò hai mang. Ogorodnik cảm thấy hiểm họa khi một nhân chứng nguy hiểm xuất hiện, hắn không muốn bị thất bại và quyết định thoát khỏi người tình bằng cách đầu độc cô.
Phim ảnh được giấu trong những cục pin.
Tìm kiếm gián điệp Mỹ
Vào những năm 70, Liên Xô và Mỹ đang trong tình trạng Chiến tranh Lạnh. Một xung đột nhỏ nhất cũng là mối đe dọa thảm họa hạt nhân. Tại Geneva năm 1975, các cuộc đàm phán khó khăn đã bắt đầu, trong đó có xem xét việc giới hạn vũ khí chiến lược của cả hai bên tham chiến. Tuy nhiên, hành vi của các nhà ngoại giao Mỹ cứng rắn và hung hăng đến mức khiến các đại diện Liên Xô lập tức nghi ngờ có điều bất ổn. Dường như người Mỹ đã biết trước những gì sẽ được thảo luận tại cuộc hội đàm và họ đã chuẩn bị kỹ càng.
Và điều này chỉ được giải thích bởi một điều: có một “con ruồi” đang ẩn nấp tại Bộ Ngoại giao, là kẻ có thể đã làm việc cho người Mỹ trong một thời gian dài. Trước đó không lâu, KGB khi đó do Andropov lãnh đạo, đã nhận được một cảnh báo từ điệp viên người Cộng hòa Szech Karel Kocher, là người đã thâm nhập vào CIA và làm công việc phân tích. Karel đã chuyển cho các đồng nghiệp Liên Xô thông tin về việc tuyển dụng một nhà ngoại giao Liên Xô ở Colombia có biệt danh là Trianon nhưng chưa rõ họ tên, cấp bậc cũng như diện mạo. Tuy vậy, thông báo này ngay lập tức được đưa vào kế hoạch để bắt đầu truy tìm kẻ phản bội.
Có 3 người bị nghi ngờ, trong đó có Ogorodnik. Mặc dù lúc đầu ít ai tin rằng một nhân viên bình thường của Bộ Ngoại giao có thể tạo nên vụ rò rỉ thông tin từ Bộ. Và trong khi các nghi phạm đang được kiểm tra thì Ogorodnik vẫn dùng máy ảnh là chiếc bút máy đã chụp 80 tờ tài liệu quan trọng có đóng dấu “Mật” thường ngày được gửi đến Breznhev và hắn chuyển chúng cho người Mỹ qua các địa điểm bí mật.
Lực lượng phản gián đã tiến hành giám sát suốt ngày đêm đối với các nghi phạm. Thông báo cuối cùng do đặc vụ người Séc gửi đến đã được xác nhận: Trianon không ai khác chính là Alexandr Ogorodnik, người có trong hồ sơ mật về Liên Xô mang biệt danh là “Nhà nông học”. Ông ta không chỉ là một chuyên gia xuất sắc mà còn có đặc tính hám tiền, dối trá, kiêu ngạo, hám danh và rất háo sắc. Trianon đã bị phát hiện nhưng cho đến lúc đó vẫn chưa bị bắt. Kế hoạch của bên phản gián là sẽ biến Ogorodnik thành điệp viên hai mang.
Sa lưới và sự cố bất ngờ
Năm 1977, trước vòng đàm phán tiếp theo về vấn đề SALT-2, Henry Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ và là cố vấn An ninh Quốc gia, đã đến Moscow. Cá nhân ông ta biết về sự tồn tại của Trianon và đánh giá cao công việc của người này. Thật vậy, nhờ có Ogorodnik, người Mỹ đã nhận được trước tất cả mọi thông tin cần thiết về các cuộc đàm phán ở Geneva, thư từ ngoại giao, báo cáo của đại sứ Liên Xô tại Mỹ, các tài liệu về hoạch định chiến lược quan hệ với Trung Quốc và nhiều điều khác. Ngoài ra, việc rò rỉ thông tin còn giúp cho người Mỹ bắt được một trong những điệp viên Liên Xô hoạt động bí mật ở nước ngoài.
Đến thời điểm này, cơ quan tình báo đã thu thập đủ các bằng chứng đối với nhân viên của Bộ Ngoại giao. Khi Ogorodnik đang đi nghỉ, một cuộc khám xét không chính thức đã được tiến hành trong căn hộ. Tại đó tìm thấy nơi cất giấu phim ảnh, bản hướng dẫn, các thiết bị gián điệp gồm: máy ảnh gắn phim siêu nhỏ, thiết bị vô tuyến, thẻ mã hóa, lịch phát thanh… phục vụ hoạt động gián điệp của chủ nhân căn hộ.
Kế hoạch bắt giữ được dự định vào ngày 21/6/1977 và đã diễn ra vào buổi tối muộn. Trianon bị bắt trên đường về căn hộ của mình bên bờ sông Krasnopresnen. Nhóm bắt giữ đã đột nhập vào căn hộ của Ogorodnik. Các tang vật lộ diện: cuốn sổ mật mã, pin chứa vi phim, bản ghi chép kèm các văn bản đã được mã hóa và những thiết bị điệp vụ khác khiến chủ nhân của chúng không có cơ hội được giải cứu.
Vào khoảng 2 giờ đêm, Ogorodnik tuyên bố hắn đã sẵn sàng thú tội. Và tại đây, các sĩ quan phản gián đã thực hiện một hành vi sơ sẩy đáng tiếc. Họ để hắn ngồi vào bàn, đưa cho một tờ giấy và hắn bắt đầu viết “Gửi Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô. Giải trình. Tôi – Ogorodnik Alexandt Dmitrievich, thú nhận…”. Khi viết xong dòng đầu tiên, Ogorodnik liền bấm chiếc bút máy của mình, lôi từ đó ra một viên thuốc độc và cho vào miệng. Độc dược của CIA đã có hiệu quả ngay, và việc cứu sống Ogorodnik không thành. Hắn đã chết vì phù phổi sau đó 4 tiếng.
Vì vậy kế hoạch sử dụng gián điệp Ogorodnik đã kết thúc thất bại. Điều duy nhất còn lại để các nhân viên KGB hy vọng là người Mỹ sẽ không phát hiện ra cái chết của Trianon ít nhất là trong tương lai gần.
Quả nhiên người Mỹ không biết về sự thất bại của Trianon, vì vậy vào thời gian đã thỏa thuận, họ cố gắng chuyển thông báo cho hắn ở một nơi bí mật trên cầu Luzhneski. Trong lúc chiếc gói được để lại, các nhân viên phản gián đã bắt được nữ nhân viên mật của CIA Martha Peterson. Mặc dù quy chế ngoại giao giúp cho Martha tránh phải ngồi tù, nhưng họ tuyên bố cô ta là nhân vật không được hoan nghênh và đã bị trục xuất.
Mất dấu
Câu chuyện về Trianon ở Liên Xô đã kết thúc như vậy, nhưng trong một thời gian khá dài CIA tin rằng Trianon còn sống và cuối cùng họ đề nghị được đổi hắn lấy một trong những điệp viên nào đó của Liên Xô bị bắt ở nước ngoài. Qua các kênh không chính thức, họ đã nhận được câu trả lời ngắn gọn, “Ogorodnik đã thuộc về quá khứ”.
Không lâu trước khi qua đời, Ogorodnik đã viết trong nhật ký: “Tôi sẽ không chết già trên giường” và mọi thứ đã diễn ra đúng theo ước muốn của hắn. Trianon tròn 38 tuổi khi tử vong. Tại sao hắn lại chọn con đường phản bội mà không phải là một cuộc sống tử tế mà hắn có mọi cơ hội? Có lẽ sự phù phiếm và lòng tham đã mạnh hơn bản năng tự vệ. “Trianon” Ogorodnik được chôn tại nghĩa trang Kovanski của Moscow như một công dân bình thường với sự có mặt của những người thân.
Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Vào tháng 3/1975, Pilar Suarez Barcala hạ sinh một bé gái được đặt tên là Alejandra từ tên của người cha. Và con gái của Trianon tin rằng cha mình làm việc cho người Mỹ chỉ vì lý do ý thức hệ. Alejandra là tác giả của hai cuốn sách: “Mật danh: Trigon” (2019), là cuốn tiểu sử được tô vẽ về Ogorodnik, về sự quen biết và mối quan hệ của ông với mẹ của cô và cuốn “Cha tôi – điệp viên Nga” (2022) dựa trên nhật ký của Trianon. Và ở đây có một điều không rõ ràng: tại sao tác giả lại gọi cha mình, một gián điệp của CIA là điệp viên Nga…
Thiếu tướng Lê Hồng Nam nhận bằng Tiến sĩ tại Học viện Cảnh sát nhân dân
Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM là một trong 50 người vừa nhận bằng Tiến sĩ tại Học viện Cảnh sát nhân dân.
Ngày 25-8, Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng Tiến sĩ năm 2022. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đến tham dự buổi lễ.
Tại buổi lễ, lãnh đạo Học viện Cảnh sát nhân dân đã trao bằng Tiến sĩ cho 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án trong năm học 2021 - 2022, trong đó có Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM.
Thiếu tướng Lê Hồng Nam- Giám đốc Công an TPHCM
Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết: "Trong số các đồng chí được nhận bằng Tiến sĩ hôm nay, có nhiều người giữ cương vị lãnh đạo, tất bật với công tác chuyên môn, nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng, với tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, khắc phục khó khăn, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, các cán bộ đã nỗ lực tham gia học tập, nghiên cứu khoa học, bảo vệ thành công luận án. Đây là một kết quả rất đáng trân trọng và ghi nhận".
Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ và lãnh đạo Học viện Cảnh sát nhân dân trao bằng Tiến sĩ và tặng hoa chúc mừng Thiếu tướng Lê Hồng Nam
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cũng bày tỏ mong muốn rằng các tân Tiến sĩ được trao bằng trong dịp này sẽ tiếp tục phát huy, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả những kiến thức đã học tập, nghiên cứu, đưa vào thực tiễn công tác, chiến đấu; đồng thời không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, là tấm gương sáng trong công tác nghiên cứu khoa học...
10 lý do không tậu bằng tiến sĩ: Tui dốt chứ không có dại! Bây giờ đến tiến sĩ thật còn bị dòm ngó, săm soi các kiểu, huống hồ bằng tiến sĩ đi "tậu". Tớ dốt thật chứ đâu có dại!