Bị kéo dài thời gian cách ly, 10 người chống đối, đe dọa bác sĩ
Một nhóm người có biểu hiện chống đối, đe dọa bác sĩ và nhân viên Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vì bị kéo dài thời gian cách ly do có ca mắc Covid-19.
Những người đang cách ly tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng không đeo khẩu trang, cởi trần, chạy lung tung (Ảnh A.X).
Chiều 14/5, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) đã chuyển 10 trường hợp vi phạm quy định trong khu cách ly sang cơ quan chức năng để xử lý.
Trước đó, ngày 13/5, ngành y tế phát hiện một ca mắc Covid-19 là công dân Việt Nam ở nước ngoài về, đang thực hiện cách ly tập trung tại Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng. Người này đã cách ly được 20 ngày, sau 2 lần xét nghiệm có kết quả âm tính, đến lần xét nghiệm thứ 3 thì lại có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Thời điểm phát hiện người mắc Covid-19 trong khu cách ly, Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng có 428 người, qua truy xét, có 204 người thuộc diện F1, phải thực hiện cách ly bắt buộc thêm 21 ngày, 223 người cách ly kéo dài thêm 8 ngày.
Video đang HOT
Khi nhận thông tin phải cách ly thêm 21 ngày, một số người đã không hợp tác, không đeo khẩu trang, không thực hiện quy định hạn chế tiếp xúc, không mặc đồ chạy ra ngoài. Bác sĩ, nhân viên trung tâm nhắc nhở thì bị những người này chống đối, đe dọa.
Cơ sở cách ly tập trung tại huyện Bàu Bàng.
Đại diện Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng cho biết thêm, trong đợt cách ly này, có 41 trẻ em dưới 1 tuổi từ nước ngoài về mà không có người thân đi cùng.
Do đó, Trung tâm Y tế phải thành lập khoa nhi và để một người thân ở ngoài vào chăm sóc một trẻ. Một số người còn yêu cầu đưa thêm người nhà ở ngoài vào để chăm sóc trẻ nhỏ, khi chưa được đáp ứng thì có người hù dọa bác sĩ, tuyên bố “có người quen là cán bộ cấp cao” và dọa sẽ đề nghị công an vào làm việc.
Trước tình hình trên, Ban điều hành khu cách ly phát loa tuyên truyền người cách ly nhẫn nại, hợp tác đồng thời lập biên bản những người có biểu hiện chống đối để có hướng xử lý tiếp theo.
Lực lượng an ninh ở khu cách ly tập trung này đang được tăng cường để xử lý tình huống khi cần thiết.
Công dân đầu tiên có 'hộ chiếu vắc xin' về nước
Người Việt Nam đầu tiên tiêm đủ 2 liều vắc xin tại Mỹ đã về nước tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. Đó là bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh. Tuy nhiên, bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định của Việt Nam.
Bác sĩ Calvin Q Trịnh nhập cảnh về nước từ Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất sáng 10-3 - Ảnh: NVCC
Bác sĩ Việt kiều Calvin Q Trịnh cho biết rạng sáng 10-3, ông đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất từ Mỹ. Theo bác sĩ này, trước khi về nước, ông đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và trên passport của ông có đính kèm thẻ tiêm chủng CDC.
Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có cơ chế riêng cho công dân có "hộ chiếu vắc xin" nên bác sĩ này vẫn phải cách ly theo quy định. Do đó, ngay sau khi nhập cảnh, ông đã về cách ly theo quy định của Việt Nam tại một khách sạn ở Q.3, TP.HCM.
Hộ chiếu của bác sĩ Calvin Q Trịnh kèm theo phiếu tiêm chủng CDC - Ảnh: NVCC
"Sau khi chích xong mũi thứ nhất, không cảm thấy đau nhưng cùng ngày có cảm giác ớn lạnh hay sốt nhẹ. Ngày hôm sau thì vùng chích và cánh tay đau ê ẩm.
Mũi thứ hai cũng tương tự, nhưng một số người lại có phản ứng mạnh hơn mũi thứ nhất. Tác dụng phụ phổ biến vẫn là cảm giác ớn lạnh, đau và sốt nhẹ, các tác dụng phụ này nếu gây khó chịu có thể điều trị bằng tylenol hay paracetamol", bác sĩ kể lại.
Được biết, Calvin Q Trịnh tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ, chuyên khoa y học thể thao và phục hồi chức năng sau sinh. Ông về nước đợt này để liên hệ công tác.
Bác sĩ Calvin Q Trịnh cho biết trong tương lai, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc phát hành hộ chiếu "vắc xin điện tử".
Tuy nhiên trở ngại ở đây là có thể tạo ra sự phân biệt và quan trọng hơn là quốc gia điểm đến không có cơ sở dữ liệu.
Hiện tại công dân có thể sử dụng "hộ chiếu vắc xin" thông thường gồm thẻ tiêm chủng CDC để check in các điểm đến hay quốc gia chấp nhận người đã hoàn tất quá trình tiêm chủng mà không chịu sự cách ly.
'Tết chỉ đến với chúng tôi khi đất nước không còn dịch bệnh' Trong đêm giao thừa những nhân viên y tế họ vẫn tất bật với công việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 như công việc thường lệ mà họ vẫn làm bấy lâu nay. Các nhân viên y tế quây quần nghe lời chúc tết và gửi lời động viên đến lực lượng y bác sĩ tại các khu cách ly...