Bị “hành” trong “chuyện ấy”
Tôi bây giờ thực sự rơi vào tình trạng hoang mang, chán nản tột cùng. Giờ tôi chẳng biết phải làm gì và đối mặt với cuộc sống hiện tại này như thế nào nữa? Vợ chồng tôi làm cùng nhau tại một công ty, tại đó chúng tôi quen và yêu nhau. Sau một năm tìm hiểu, chúng tôi nên vợ nên chồng.
Tôi luôn bị ám ảnh bởi những lời lăng mạ của chồng. Tôi sợ hãi mỗi khi chồng đòi “gần gũi” (Ảnh minh họa)
Thời gian đầu cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi khá tốt đẹp nhưng sau một thời gian chung sống, tôi phát hiện ra chồng tôi có bệnh ghen tuông, anh ghen một cách bệnh hoạn.
Ngay cả khi mang thai, anh cũng chẳng tha cho tôi. Lúc nào anh cũng đay nghiến, chì chiết, dằn vặt tôi rằng “Đây là “tác phẩm” của thằng nào?” rồi quay ra mắng mỏ tôi.
Tôi chán nản và rơi vào bế tắc. Sau khi sinh con, thằng bé con nhà tôi giống hệt bố chồng thế là anh cũng chẳng còn lý do gì để chửi rủa nữa. Cứ tưởng mọi chuyện sẽ êm thấm, nhưng tôi đã nhầm, hơi một tí là anh lại nổi cơn ghen tuông, anh chửi bới vợ và bố mẹ vợ rất hỗn láo.
Trong “chuyện ấy”, anh cũng chẳng bao giờ quan tâm tới cảm giác của tôi. Cứ muốn là quay ra “hành” tôi, tôi không đồng ý là anh lại chửi bới. Tôi luôn bị ám ảnh bởi những lời lăng mạ của chồng. Tôi sợ hãi mỗi khi chồng đòi “gần gũi”.
Video đang HOT
Cuộc sống của tôi đã kéo dài được hơn 5 năm như thế này, tôi luôn sống trong cảm giác mệt mỏi, căng thăng, nhục nhã. Tôi không biết mình phải làm gì bây giờ, xin chị hãy cho tôi lời khuyên.
Mong hồi âm sớm của chị. Xin chân thành cảm ơn chị!
Trả lời:
Chào chị, là phụ nữ với nhau, tôi rất hiểu tâm trạng của chị khi lấy phải một người chồng hay ghen. Hành động của anh ta như vậy là không thể chấp nhận được, hẳn là vậy rồi! Nhưng mong chị hãy bình tâm để gỡ rối.
Ghen tuông có “chừng mực” là thứ gia vị giúp cho tình yêu đôi lứa trở nên mặn mà và thú vị hơn. Tuy nhiên ghen tuông quá mức kiểu bệnh hoạn chính là “kẻ thù” giết chết tình yêu.
Ghen tuông đơn giản là vì anh ấy sợ mất vợ, chính vì thế bằng hành động chị cần chứng minh cho anh ấy biết được mức độ tình cảm của chị dành cho anh ta là thế nào.
Tâm An nghĩ chị đã kéo dài quá lâu chuyện này trong 5 năm qua mà không xử lý sớm. Bây giờ tốt hơn hết chị cố gắng bình tĩnh, nhẹ nhàng và yêu cầu một cuộc nói chuyện nghiêm túc để cùng tìm hiểu rõ tình huống và vấn đề này.
Nếu trong trường hợp anh ấy không muốn nghe, không muốn hợp tác do quá cáu giận chị hãy đợi cho đến khi anh ấy bình tâm lại và tâm sự mọi chuyện với anh ấy. Chị hãy nói hết những suy nghĩ của chị về anh, những lời nói, hành động của anh đã tác động thế nào đến chị.
Tuy nhiên, nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không thể khiến anh ấy thay đổi tính cách hay ghen, chị cần xem lại cuộc hôn nhân này. Lưu ý nếu trong những cơn ghen mù quáng, bệnh hoạn của anh ta có những hành động kiểu như bạo lực, bạo hành, tra tấn, chị nên nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền và pháp luật, không nên cam chịu. Bởi cam chịu chỉ càng khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Cố lên chị nhé,
Theo VNE
Mẹ ơi, hãy cứu con!
Liên tục những vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các cơ sở giữ trẻ tự phát tại quận Thủ Đức làm rúng động xã hội. Là một người mẹ, khi đọc những bài báo này, cảm giác đầu tiên của tôi là phẫn nộ.
Tôi phẫn nộ với ba đối tượng: đầu tiên là cha mẹ cháu bé, thứ hai là chính quyền, thứ ba là kẻ hành hạ trẻ em.
Tôi hiểu các bậc cha mẹ làm công nhân vất vả, không có nhiều hiểu biết xã hội, không có nhiều tiền để lựa chọn, nhưng tôi không thể thông cảm cho họ. Cha mẹ đã quá khinh suất khi giao con cho người trông trẻ! Nếu bạn có một số tiền nhỏ, bạn muốn gửi tiết kiệm, bạn năm lần bảy lượt kiểm tra các ngân hàng khác nhau xem nơi nào uy tín, chỗ nào lãi suất cao? Bạn muốn đặt tiệc, bạn xem thực đơn, bạn so đo giá tiền, bạn đến tận nơi kiểm tra, ăn thử trước khi đặt cọc. Vậy tại sao bạn dễ dàng giao con cho người khác?
Trong vụ án bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết, theo một số bài báo thì mẹ nạn nhân đã tốt nghiệp Đại học, chưa tìm được việc nên đi làm công nhân. Tôi sững sờ khi đọc các thông tin như con đi học về đêm khóc thét, con bầm mình mẩy, con hoảng loạn... nhưng không cha mẹ nào chú tâm tìm hiểu. Các bà mẹ chủ quan đến nỗi coi thường cả thương tích thân thể lẫn tổn thương tinh thần của con! Tại sao đến bây giờ các phụ huynh mới "bất ngờ", "bức xúc", "bật khóc" khi xem clip con bị hành? Bản năng của người mẹ là phải bảo vệ con mình, phải giao con cho người tin cậy, phải kiểm tra rõ ràng và quan tâm đến con nên hãy lấy đó làm bài học và cật vấn chính bản thân mình vì đã giao con cho ác quỷ.
Tôi chưa trách đến những kẻ bạo hành trẻ em nhưng trách chính quyền. Cảnh sát khu vực đã ở đâu? Phòng GD&ĐT đã làm gì để kiểm tra, giám sát? UBND Quận đã làm gì? Không ai làm gì cả cho đến khi xuất hiện clip hành hạ trẻ em. Bà Phương đã từng liên hệ xin giấy phép, vậy sau đó UBND có kiểm tra với Phòng GD? Phòng GD có kiểm tra với địa phương? Nguyên một điểm giữ trẻ xuất hiện, nuôi hàng chục cháu bé, ngày ngày đón đưa chộn rộn mà tồn tại cả mấy tháng trời! Đậu xe trên lề, tích tắc có người đến phạt. Đập sửa nhà, đổ đống cát ra sân là có người đến hỏi. Bán buôn lấn chiếm vỉa hè là tịch thu phương tiện... Tôi không nói chính quyền đã phản ứng sai trong các việc xử phạt trên nhưng dường như chưa có sự nhanh nhạy tương tự trong các vụ nhà trẻ tự phát. Thậm chí khi clip đã xuất hiện nhưng tội ác vẫn không được ngăn chặn nhay lập tức, nhà trẻ vẫn hoạt động. Các nhà quản lý đã chưa tuyên truyền kiến thức đến cho tất cả người dân về bảo vệ trẻ em tương tự như kêu gọi phòng chống cháy nổ, trộm cắp. Chứng tỏ, tài sản được quan tâm hơn trẻ em.
Những kẻ hành hạ trẻ em rồi sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng với nhận thức hạn hẹp của họ, không hiểu họ có thấm nhuần hết cái giá phải trả cho sự liều lĩnh, độc ác của mình? Bị can trong vụ giết bé trai 18 tháng vẫn tại ngoại do nuôi con nhỏ. Hai kẻ hành hạ trẻ em trong vụ án mới phát hiện nhất này đang bị tạm giam nhưng những tổn thất về tinh thần làm sao chứng minh để định tội hay định khung tăng nặng? Mà dù có xử phạt 1 năm hay 3 năm tù thì những tổn thất của con trẻ là không gì bù đắp được, sẽ tổn hại đến thần kinh các cháu, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thậm chí còn di chứng về sau.
Thế nên, đừng chờ ai chịu trách nhiệm hay quan tâm đến con mình, mỗi bậc cha mẹ phải tự bảo vệ con như con gà mái mẹ, xù lông với diều hâu và chỉ chọn cho con những bãi đất an toàn.
Theo VNE
Cháu nội, cháu ngoại Được ba mẹ mua cho xe máy, con gái lớn của thằng Hai mừng lắm. Tranh thủ ngày nghỉ, cháu chạy xe về quê khoe ông bà nội. Bà không mừng cho cháu, còn cau có: "Tuổi ăn học mà đã bày đặt đua đòi. Trước giờ đi xe đạp có sao đâu?". Cháu nội lẳng lặng bỏ ra nhà sau. Từ nhỏ...