Bị hại vụ án Công ty Alibaba: ‘Thỏa thuận hợp đồng đất thổ cư, giao đất nông nghiệp’
‘Khi đến nơi tôi thấy toàn là rừng mà không phân lô. Tôi hỏi thì nhân viên tư vấn nói đang triển khai dự án nên tin tưởng’, một bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba cho biết khi được nhân viên của Công ty Alibaba dẫn đi xem đất.
Ngày 13.12, TAND TP.HCM tiếp tục thẩm vấn bị hại trong vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền” xảy ra tại Công ty CP địa ốc Alibaba (gọi tắt Công ty Alibaba) liên quan bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành công ty) và 22 đồng phạm.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh NHẬT THỊNH
Theo cáo trạng, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân tín đứng tên và mua một số lượng lớn đất nông nghiệp ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Luyện vẽ ra 58 dự án “ma” và quảng bá là dự án khu dân cư để bán cho khách hàng. CQĐT đã làm việc được với 4.065 nạn nhân, bị chiếm đoạt số tiền hơn 2.100 tỉ đồng.
Một số bị hại muốn nhận đất
Trước đó, tại phiên xét hỏi bị hại vào ngày 12.12, luật sư (LS) Dương Quan Toàn (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai – vợ Luyện và bị cáo Võ Văn Trần Quang – nhân viên Công ty Alibaba) đề nghị HĐXX cho hỏi bị hại. LS đã hỏi về số tiền đầu tư “dự án”, có đến tận nơi xem đất thực tế và nguyện vọng thế nào ?
Bị hại L.T.P.H. trình bày, bà nhận chuyển nhượng trong 2 dự án với số tiền 484 triệu đồng. Bà H. được nhân viên Alibaba dẫn đi xem đất. “Khi đến nơi tôi thấy toàn là rừng mà không phân lô. Tôi hỏi thì nhân viên tư vấn nói đang triển khai dự án nên tin tưởng”, bà H. trình bày.
Các bị hại tham dự phiên xét xử. Ảnh NHẬT THỊNH
Bị hại N.T.H. trình bày, đã mua 9 lô đất, hơn 4,8 tỉ đồng. Nguyện vọng của bà là muốn nhận đất. “Khi mua dự án có được đi xem đất mới quyết định mua. Tôi mua đất, xin nhận đất, Alibaba có nhiều đất nên trả lại”, bà N.T.H nói.
Tương tự, bị hại N.Th.H. trình bày đã mua 3 dự án và có nguyện vọng giữ đất ở 1 dự án, vì “đó giờ chưa có được miếng đất nào”.
Bên cạnh đó, tại phần thẩm vấn các bị hại trong ngày 12.12, ngoài các bị hại yêu cầu nhận đất; còn có các yêu cầu như nhận lại tiền đã đầu tư và tính thêm phần lãi suất hoặc nếu không nhận được đất thì sẽ nhận tiền.
Thỏa thuận là đất thổ cư nhưng bán đất nông nghiệp
Sáng 13.13, tại phần xét hỏi các bị hại, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) xét hỏi đối với ông T.Đ.Q. (người đại diện ủy quyền của bị hại M.C.) về thỏa thuận trong các hợp đồng chuyển nhượng là đất thổ cư hay nông nghiệp; có số lô, số thửa rõ ràng hay không ?
Ông Q. trình bày, trong các thỏa thuận của hợp đồng trình bày là đất thổ cư và có số lô, thửa rõ ràng.
VKS hỏi: “Nhưng hiện nay các dự án là đất nông nghiệp thì HĐXX lấy đâu ra đất để giao cho bị hại ?”. Ông Q. trả lời: “Khi mua, Luyện có nói với bà C. những thửa đất này, nếu là đất nông nghiệp thì sẽ nói là đất nông nghiệp”.
TAND TP.HCM sẽ HĐXX sẽ thẩm vấn hơn 4.000 bị hại từ ngày 12 – 18.12. Ảnh NHẬT THỊNH
VKS hỏi tiếp: “Vậy cam kết sẽ thành đất thổ cư đúng không ? Hay bà C. biết chắc chắn là đất nông nghiệp và cùng ý chí với Luyện nhận lãi trên đất nông nghiệp ?”. Ông Q. trình bày: “Đúng! Luyện cam kết ra được đất thổ cư. Ý chí của bà C. mua là muốn lấy đất”.
“Đất là đất nông nghiệp, hợp đồng giữa 2 bên cam kết là đất thổ cư. Khi chuyển nhượng mục đích sử dụng đất, chỉ khi được nhà nước cho phép thì mới trở thành đất thổ cư. Bây giờ giao dịch một sản phẩm không có thật thì HĐXX sẽ lấy đất ở đâu giao cho bị hại ?”, VKS nói. Ông Q. trả lời: “Luyện đã trình bày rõ đất này là đất gì và có thể chuyển đổi mục đích hay không, vì tin tưởng nên chúng tôi mua”.
Ông cụ U80 lọ mọ lên tòa làm bị hại trong vụ Nguyễn Thái Luyện – Alibaba
Theo dự kiến, TAND TP.HCM sẽ HĐXX sẽ thẩm vấn hơn 4.000 bị hại trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba từ ngày 12 – 18.12. Các bị hại sẽ đến tòa theo danh sách xét hỏi theo từng dự án.
Trong ngày 13.12, HĐXX thẩm vấn các bị hại trong “dự án” Ali Venice City, Alibaba Phú Mỹ Center City.
Nhà đầu tư bất động sản ven đô Hà Nội ôm hận
Mấy năm trở lại đây, tình trạng sốt đất, thổi giá diễn ra ở nhiều khu vực ăn theo dự án quy hoạch.
Thậm chí, chỉ trong thời gian ngắn giá bất động sản đã bị đẩy gấp 2 lần, theo đó không ít nhà đầu tư phải ôm hận khi mua đúng đỉnh.
Sốt ảo triền miên, nhà đầu tư bị chôn vốn
Thời gian qua, thị trường bất động sản ven Hà Nội liên tục xảy ra các cơn sốt đất ảo. Theo đó, nhiều khu vực giá đất tăng mạnh, thậm chí có nơi đã tăng gấp 2 - 3 lần chỉ so với trước năm 2020.
Tuy nhiên, khi các cơn sốt đất qua đi là lúc thị trường bất động sản chững lại, khiến cho nhiều nhà đầu tư tay ngang chôn vốn và buộc phải cắt lỗ hàng trăm triệu đồng một lô đất.
Đơn cử như giá đất tại nhiều khu vực từng là điểm nóng hồi cuối năm 2021 giờ đã hạ nhiệt, mức giá chững lại. Cụ thể, các lô đất thổ cư Hòa Lạc, giá đất vẫn dao động 10 - 20 triệu đồng/m2. Giá khu vực Đồng Mô, Yên Bài (huyện Ba Vì) giá khoảng 6 - 9 triệu đồng/m2 nhưng có diện tích lớn, tương đương giá trị 5-10 tỷ đồng/lô.
Tại huyện Hoài Đức, một trong những điểm nóng về đất đai tại Hà Nội, những ngày này trở nên vắng lặng. Nhiều văn phòng giao dịch bất động sản tại khu vực này thừa nhận, mới chỉ đầu năm nay, mỗi ngày văn phòng bán được 3 - 4 lô đất nhưng 2 tháng nay không bán được lô nào.
Tương tự, các huyện vùng ven Hà Nội như: Thạch Thất, Mê Linh, Quốc Oai... giao dịch bất động sản trầm lắng hơn, giá đất không còn hiện tượng tăng nữa và nhiều nhà đầu tư chịu áp lực tài chính đã bắt đầu cắt lỗ.
Anh Quang Minh, một nhà đầu tư bất động sản cho biết, anh đang bị "chôn vốn" khoảng hơn 3 tỷ đồng vào 2 lô đất nền ở Thạch Thất. Dù đã đưa về mức giá mua vào và rao bán nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa thể bán được.
"Thị trường đang rơi vào tình trạng trầm lắng, việc đăng tin rao bán cũng rầm rộ nhưng không có khách hỏi. Nếu tiếp tục tình trạng này, tôi sẽ phải chấp nhận cắt lỗ để thu hồi vốn làm việc khác", anh Minh chia sẻ.
Tương tự, anh Nguyễn Văn Phi, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội cho biết, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng", anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Đông Anh (Hà Nội).
"Từ năm 2021, thấy bạn bè tôi kéo nhau về Đông Anh mua đất, nghe nói thời điểm đó thị trường không có hàng để bán, cứ có lô nào là hết ngay lô đấy. Chỉ trong vài ngày tôi đã chốt mua lô đất rộng 90m2 với giá 45 triệu đồng/m2, tổng là hơn 4 tỷ đồng, trong đó, khoảng 2 tỷ đồng là tôi đi vay", anh Phi nói.
Đến đầu năm nay, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ ăn theo bán lô đất đang nắm giữ. Tuy nhiên, anh Phi rao bán suốt 6 tháng mà chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại thì chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Những người mua cho nhu cầu thật thì lại chê giá cao.
"Trước khi rao bán, tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được gần 50 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền nếu bán thì phải chấp nhận cắt lỗ vì ai cũng chê giá cao. Còn giữ lại, tôi lo khi thị trường vẫn trầm lắng thế này giá có thể tiếp tục đi xuống, thậm chí chôn vốn", anh Phi than thở.
Chặn tình trạng sốt đất ảo, thổi giá đất
Thực tế, thời gian qua tại nhiều khu vực giá bất động sản tăng cao, thậm chí có hiện tượng môi giới đẩy giá nhằm trục lợi. Điều này làm méo mó cho thị trường bất động sản.
Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Chính phủ yêu cầu ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được cấp phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng. Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức cá nhân hành nghề môi giới bất động sản. Chấn chỉnh hành vi "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Để khắc phục những tồn tại, bất cập nếu trên, Chính phủ yêu cầu rà soát lại các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả. Đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý. Đẩy mạnh việc phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực mới cho thị trường phát triển.
Nhiều chuyên gia bất động sản cũng cho rằng việc xuất hiện thông tin quy hoạch chính là một trong những nguồn cơn của các đợt "sốt đất ảo" diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Thông tin quy hoạch không được công bố hoặc công bố thiếu đầy đủ đã tạo cơ hội cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng quy hoạch để "tạo sóng," gây "sốt đất ảo", làm rối loạn thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cảnh báo, nhà đầu tư và người dân cần hết sức cẩn trọng trước những chiêu trò mới, tinh vi của môi giới bất động sản "dỏm". Nhiều khu vực không có người mua, không có giao dịch nhưng môi giới vẫn tạo sóng ảo, đăng thông tin khách chốt liên tục để người mua hiểu lầm. Nhà đầu tư cũng cần cẩn thận đối với chiêu trò tự phân lô những khu đất rừng, đất nông nghiệp rồi sau đó giao dịch.
"Môi giới đưa thông tin không đúng sự thật như "con sâu làm rầu nồi canh", làm xấu hình ảnh người môi giới trong mắt người khác. Việc đưa thông tin không đúng là một trong những nguyên nhân tạo ra những cơn sốt đất ở nhiều nơi trong thời gian qua. Nhiều dự án được phân lô, bán nền không đúng quy định nhưng vẫn được môi giới quảng cáo, chào mời khách rầm rộ", ông Đính nhận định
Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM Lê Hoàng Châu cho biết sở dĩ có tình trạng cò đất gây sốt đất ảo tại các địa phương là do trong công tác đấu giá đất ở, người tham gia không phải người địa phương, không có nhu cầu thực mua đất làm nhà để ở, mà chỉ muốn bán lại kiếm lời.
"Khi thực hiện quy định đấu giá công khai các lô đất ở, nhiều người trúng đấu giá không phải là người dân tại xã đó mà là người từ đô thị hoặc các địa phương khác tranh mua, nhưng không có nhu cầu thực mua đất cất nhà để ở mà chỉ nhằm mục đích bán lại kiếm lời. Từ đó, giới đầu nậu, cò đất gây ra các cơn sốt đất ảo giá đất tại địa phương. Do vậy, cần bổ sung quy định đối tượng tham gia đấu giá các lô đất ở phải là người trong xã. Nếu người dân trong xã không tham gia mới cho phép người ngoài xã tham gia đấu giá đất", ông Châu nhận định.
Những khu vực nóng "bỏng tay" của thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay ra sao? Thời gian qua, việc kiểm soát tín dụng và lệnh siết phân lô tách thửa đất nông nghiệp,... đã khiến thị trường bất động sản chững lại, theo đó, Hà Nội cũng không phải ngoại lệ. Trong mấy năm trở lại đây, bất động sản Thủ đô liên tục xảy ra các cơn "sốt đất". Theo đó, ngay cả vùng ven mức giá...