Bi hài việc xét duyệt NSƯT, NSND: Yêu thì bỏ phiếu, ghét thì… gạch tên?
Theo NSND Vương Duy Biên – nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, có thành viên Hội đồng xét duyệt danh hiệu bỏ phiếu còn cảm tính.
Nhân dân chính là “giám khảo” khách quan, công tâm nhất
Theo đúng lịch, lẽ ra kết quả xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 đã phải công bố dịp Quốc khánh 2/9 năm 2022 nhưng do nhiều lý do nên đến tháng 11/2023, lễ trao tặng chưa được diễn ra mà dự kiến sẽ được tổ chức vào năm 2024.
Theo đó, tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần đầu tiên áp dụng theo Nghị định mới.
Với danh hiệu NSND, nghệ sĩ phải có ít nhất 2 giải vàng quốc gia (trong đó có 1 giải vàng cá nhân). Nếu không có giải vàng cá nhân, nghệ sĩ sẽ phải có ít nhất 3 giải vàng quốc gia.
Với danh hiệu NSƯT, nghệ sĩ phải có ít nhất 1 giải vàng quốc gia và 2 giải bạc quốc gia (trong đó có 1 giải vàng cá nhân)…
Với những cá nhân có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng theo quy định sẽ được hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Cứ tưởng việc xét duyệt sẽ theo quy định “cứng” nhưng những ồn ào vừa qua đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về các tiêu chí xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND.
NSND Lê Tiến Thọ – nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam (Ảnh: Ban Tổ chức).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, NSND Lê Tiến Thọ – nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam cho biết, việc xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND phải qua 5 hội đồng: Hội đồng cơ sở; Hội đồng cấp tỉnh, thành; Hội đồng cấp bộ; Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước (do Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL thành lập theo từng lĩnh vực) và Hội đồng cấp nhà nước (do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL).
Một hồ sơ đề nghị xét tặng sẽ phải trải qua sự thẩm định của hơn 40 thành viên của 5 Hội đồng xét tuyển đến từ mọi miền, ở nhiều ngành nghệ thuật, tuy nhiên ông Thọ thấy rằng, chất lượng của việc xét duyệt NSƯT, NSND đang bị giảm giá trị.
“Giải thưởng trong nước còn thẩm định được, nhưng những giải thưởng quốc tế cần phải xem xét lại. Có NSƯT chỉ cần 2 huy chương vàng là lên NSND đối với những vai chính rất dễ, là xong. Tiết mục về đóng gói mà không ai biết NSND mặt mũi như thế nào. Vì vậy, giá trị của danh hiệu cần xem lại”, ông chia sẻ.
Ông Thọ cho hay, để đạt được danh hiệu NSƯT, NSND, bên cạnh những tiêu chí về số năm làm việc, giải thưởng… nghệ sĩ cũng phải nhận được 80% phiếu bầu của Hội đồng xét duyệt thì hồ sơ mới được thông qua.
“Trước kia, phải cần 90% phiếu bầu thì hồ sơ mới được duyệt nhưng đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 lần đầu tiên áp dụng theo Nghị định mới, là chỉ cần 80% phiếu bầu là đạt.
Nhiều người trong hội đồng hoạt động ở chuyên ngành khác, không quan tâm ứng viên biểu diễn ở đâu, sức lan tỏa thế nào mà chỉ xem giải thưởng trên… hồ sơ nên có sự cảm tính”, ông Thọ chia sẻ.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, NSND Vương Duy Biên – nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL, Phó Chủ tịch chuyên trách Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam – nói, bản thân ông cũng từng ngồi ở Hội đồng xét duyệt, ông cảm nhận sự đánh giá của những thành viên rất khác nhau.
“Thậm chí là đánh giá của các thành viên Hội đồng trái ngược nhau. Có những người vì yêu mà bỏ phiếu cho người này, vì không yêu mà gạch người kia”, ông Vương Duy Biên thẳng thắn nói.
NSND Thanh Hoa – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) (Ảnh: Ban Tổ chức).
Cùng chung với quan điểm của NSND Lê Tiến Thọ và NSND Vương Duy Biên, NSND Thanh Hoa – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) – cho rằng, những người ngồi ở Hội đồng xét duyệt đều là những người ở các chuyên ngành khác nhau, họ chỉ biết sâu về ngành họ hoạt động chứ ngành nghệ thuật khác thì… chịu.
Vậy, việc bình bầu cho một người ở chuyên ngành khác là không hợp lý và có thể không biết uy tín của nghệ sĩ ngành khác lan tỏa thế nào.
NSND Tiến Thọ cũng chỉ ra một bất cập nữa của việc xét tặng danh hiệu là gần đây, Bộ VH-TT&DL cũng như các hội chuyên ngành mở ra rất nhiều cuộc thi, liên hoan, giải thưởng cũng được mở rộng nhưng ông Thọ đặt hoài nghi, giải thưởng đó có tạo ra giá trị đích thực của danh hiệu không? Hay diễn viên tham gia liên hoan, hội diễn chỉ để lấy huy chương để xét danh hiệu NSƯT, NSND?
Vì vậy, ông Thọ đề xuất, khi xét duyệt danh hiệu cần có những tiêu chí rõ ràng phải phục vụ nhân dân vì nhân dân chính là “giám khảo” khách quan, công tâm nhất.
NSND Thanh Hoa cũng thẳng thắn nói: “Những nghệ sĩ có tài năng thì ít có thời gian đi thi, đi liên hoan. Thời chúng tôi, làm gì có các cuộc thi, lúc ấy chỉ “căng người” ra phục vụ khán giả. Nếu cứ xét duyệt huy chương vàng, huy chương bạc thì những người không tham gia liên hoan, hội diễn thiệt thòi quá. Nếu là NSND thì hãy để cho nhân dân bình chọn”, bà Thanh Hoa chia sẻ.
Nghệ sĩ về hưu, nghệ sĩ tự do có bị thiệt thòi khi xét duyệt?
NSND Thanh Hoa cho biết thêm, năm nay bà được mời vào Hội đồng xét duyệt NSƯT, NSND nhưng vì nhiều lý do, bà đã từ chối. Các năm trước, bà cũng quyết liệt nói về những vướng mắc, những vô lý của việc xét duyệt nhưng nhiều vấn đề vẫn còn tồn tại khiến bà rất buồn.
“Tôi còn trăn trở điều này nữa, nếu ca sĩ thì được ghi nhận bằng giọng hát, còn những người trong dàn nhạc, người đứng sau sân khấu thì tính thế nào? Họ làm việc cùng tập thể, họ âm thầm góp cho tác phẩm thêm hay nhưng có được tôn vinh không? Năm ngoái tôi ngồi trong Hội đồng xét duyệt, lên tiếng nhiều lắm, nói nhiều ở các hội thảo nhưng năm nay vẫn thế”, NSND Thanh Hoa bày tỏ.
“Vẫn thế” mà NSND Thanh Hoa nói đến là việc cộng dồn, quy đổi % huy chương giải thưởng hiện nay cũng khá máy móc.
“ Sao lại cộng mấy chiếc huy chương bạc quy ra một huy chương vàng? Vàng là “vàng ròng” chứ không nên cộng dồn. Nếu cứ lấy huy chương ra làm tiêu chí, nhiều nghệ sĩ sẽ bằng mọi cách tham gia liên hoan, cuộc thi để có huy chương. Có huy chương dễ dãi quá cũng khiến danh hiệu bị giảm giá trị.
Mong rằng, những người xét duyệt vì cái chung, đừng làm giảm uy tín của các danh hiệu cao quý. Nếu người trong nghề thấy thỏa đáng thì sẽ không có những đơn kiến nghị như thời gian qua”, bà Thanh Hoa thẳng thắn nói.
Trước câu hỏi, vì sao trao danh hiệu NSƯT, NSND đến lần thứ 10 rồi mà vẫn xảy ra những ồn ào?, NSND Lê Tiến Thọ lý giải: “Do tiêu chí đặt ra chưa được khoa học, chặt chẽ, cảm tính vẫn nhiều. Ngày trước, việc trao danh hiệu chặt chẽ hơn bây giờ. Như đợt trao NSND cho Đặng Thái Sơn – khi ấy nghệ sĩ này mới gần 30 tuổi nhưng không có điều tiếng gì.
Nhưng gần đây thì ồn ào quá. Vì thế, các tiêu chí đặt ra phải mang tính định lượng, thuyết phục được số đông chứ không phải là những quy định chung chung”.
NSND Vương Duy Biên trăn trở về việc xét tặng NSƯT, NSND cho những nghệ sĩ về hưu, nghệ sĩ tự do (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
NSND Vương Duy Biên cho rằng, việc đánh giá tài năng ở Việt Nam đang có một nghịch lý, nhiều ca sĩ có tài năng, được nhiều khán giả yêu mến, họ cứ xuất hiện là bán được vé, lại không quan tâm đến việc xét duyệt danh hiệu.
“Nhiều nghệ sĩ, ca sĩ phía Nam ở trường hợp này như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn… họ không tham gia liên hoan, hội diễn, không có huy chương nên không đủ tiêu chí để xét duyệt danh hiệu, như vậy là chúng ta đang bỏ sót người tài”, ông Vương Duy Biên chỉ ra “lỗ hổng” của tiêu chí xét duyệt.
Nguyên thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Vương Duy Biên cho biết thêm, nhiều nghệ sĩ cao tuổi đã nghỉ hưu, không tham dự được các cuộc thi để có thêm huy chương nữa nên không thể xét duyệt NSƯT, NSND.
Theo ông Biên, Mỹ Tâm là một trong những ca sĩ có tài năng nhưng không “mặn mà” với việc xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND (Ảnh: Ban Tổ chức).
“Vì vậy, tiêu chí cũng cần làm rõ, nghệ sĩ đã nghỉ hưu, nghệ sĩ tự do thì có thể tham gia các liên hoan không? Có nghệ sĩ đến khi mất mới được truy tặng danh hiệu một cách cấp tập. Nhiều nghệ sĩ đến khi về hưu mới được xét tặng danh hiệu thì sự vinh danh này muộn quá.
Thực tế ghi nhận, nhiều người tài năng cũng ở mức độ vừa thôi nhưng do nhiều yếu tố vẫn được phong các danh hiệu. Theo tôi, nghệ sĩ đạt danh hiệu NSƯT, NSND là phải xuất chúng, chứ không thể “chìm nghỉm” được”, ông Biên nói.
Đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 lần đầu tiên áp dụng theo Nghị định mới.
Để cá nhân đạt được danh hiệu NSƯT, NSND, bên cạnh những tiêu chí về số năm làm việc, giải thưởng… hội đồng các cấp còn thảo luận, đánh giá các trường hợp đặc biệt để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Tháng 7/2022, Bộ VH-TT&DL đã công bố 139 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 348 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT lần thứ 10 được trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.
Từ tháng 8/2022, Bộ VH-TT&DL đăng tải trên trang thông tin của Bộ danh sách 139 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 348 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT, để lấy ý kiến nhân dân.
Việc lấy ý kiến của nhân dân đã được tiến hành trong 20 ngày trước khi Hội đồng cấp Nhà nước họp theo quy định.
Danh sách do 5 Hội đồng chuyên ngành trình Hội đồng cấp Nhà nước. Trong danh sách 139 hồ sơ đề nghị xét duyệt NSND, cho đến nay, 77 người đạt tiêu chí, đã được thông qua.
Theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước ký ngày 22/6, có 77 cá nhân được phong tặng NSND, vào ngày 28/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã ký quyết định 1431/QĐ-CTN gồm có 42 cá nhân được phong tặng NSND.
Nhiều nghệ sĩ bị tổn thương
Không chỉ nghệ sĩ mà các nhà chuyên môn cũng bày tỏ sự quan ngại về cách xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Vì việc này đã làm cho nhiều nghệ sĩ bị tổn thương
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa công bố danh sách 139 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND và 348 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT. Danh sách được đăng tải công khai, lấy ý kiến của người dân. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 26-7 đến hết 16-8, trước khi hội đồng cấp nhà nước họp theo quy định.
Chất lượng đang bị xem nhẹ
Ở đợt xét tặng danh hiệu lần này, dư luận trong giới nghệ sĩ và công chúng bày tỏ sự nuối tiếc khi các nghệ sĩ như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Thanh Nguyệt, NSƯT Thoại Mỹ (cải lương), NSƯT Ngọc Khanh, NSƯT Linh Hiền (hát bội), NSƯT Quốc Cơ, NSƯT Quốc Nghiệp (xiếc) đã không có tên trong danh sách xét tặng danh hiệu NSND.
Bởi Nghị định 40/2021/NĐ-CP đã đưa ra tiêu chuẩn nghệ sĩ NSND là phải có ít nhất 2 giải vàng quốc gia (trong đó có 1 giải vàng cá nhân), có ít nhất 3 giải vàng quốc gia (nếu không có giải vàng của cá nhân); có ít nhất 1 giải vàng quốc gia và 2 giải bạc quốc gia (trong đó có 1 giải vàng cá nhân) đối với NSƯT. Những cá nhân có cống hiến nổi trội, tài năng nghệ thuật xuất sắc nhưng thiếu giải thưởng theo quy định sẽ được hội đồng các cấp thảo luận, đánh giá là trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Trong khi đó, theo đánh giá của giới nghệ sĩ và các nhà chuyên môn, NSƯT Lê Thiện, Thanh Nguyệt, Ngọc Khanh, Linh Hiền thực tế được ghi nhận đã có nhiều cống hiến cho sân khấu dân tộc. Riêng NSƯT Thoại Mỹ không chỉ tạo ấn tượng với nhiều vai diễn hay mà còn tham gia ban giám khảo các cuộc thi tuyển chọn diễn viên trẻ, đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu truyền thống. Đặc biệt, NSƯT Quốc Cơ - Quốc Nghiệp với tiết mục "Sức mạnh đôi tay" đã làm rạng danh nghệ thuật xiếc Việt trên trường quốc tế, giữ vững được phong độ trong lao động nghệ thuật.
Nói về NSƯT Lê Thiện, NSND Minh Vương nhấn mạnh NSƯT Lê Thiện xứng đáng là NSND. "NSƯT Lê Thiện đã có 66 năm hoạt động nghệ thuật, có hàng trăm vai diễn, có vai đã là khuôn mẫu cho thế hệ diễn viên trẻ. Bà còn tích cực tham gia công tác giảng dạy - truyền nghề cho các diễn viên trẻ do Ban Lý luận phê bình Hội Sân khấu TP HCM tổ chức 2 năm qua. Chưa kể, NSƯT Lê Thiện còn được trao Huy chương "Chiến sĩ vẻ vang", Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam", Huy chương "Vì sự nghiệp văn học - nghệ thuật Việt Nam" - NSND Minh Vương nói và cho rằng như vậy là vô cùng xứng đáng.
Trong khi đó, NSND Ngọc Giàu nhận xét NSƯT Thanh Nguyệt là tấm gương sáng cho các thế hệ diễn viên trẻ. Bà đã được trao tặng Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam". "Nói thẳng, NSƯT Thanh Nguyệt xứng đáng được nhận danh hiệu NSND" - NSND Ngọc Giàu nêu ý kiến.
NSƯT Lê Thiện (bìa trái) tại chương trình Giao lưu - Truyền nghề do Ban Lý luận phê bình Hội Sân khấu TP HCM tổ chức, bà rất tích cực truyền nghề cho diễn viên trẻ
Giải thưởng thôi là chưa đủ
Từ những phân tích trên, một số nghệ sĩ gạo cội và nhà chuyên môn cho rằng áp lực về thành tích vẫn còn đè nặng lên hồ sơ xét chọn danh hiệu. Không ít nghệ sĩ đã có nhiều cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, song bản thân không có điều kiện, cơ hội để tranh tài ở các cuộc thi. Ngược lại, thế hệ diễn viên trẻ năng động tham gia dự thi nên đủ tiêu chuẩn thành tích, dễ dàng chạm tay đến danh hiệu, dù tuổi đời còn rất trẻ. Do đó, cần phải sửa đổi quy định cho phù hợp với thực tế.
Theo NSND Thanh Tuấn, việc xét danh hiệu dựa theo huy chương đã biến những kỳ liên hoan mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có. "Nếu huy chương chỉ để nhắm đến danh hiệu thì quả là không ổn. Bởi nghệ sĩ được khán giả yêu mến, đồng nghiệp công nhận đâu phải chỉ vì danh hiệu, mà còn bằng nhân cách, đạo đức và tài năng. Giải thưởng cao quý nhất, giá trị nhất vẫn chính là sự đón nhận của công chúng" - NSND Thanh Tuấn trăn trở.
NSND Lệ Thủy khẳng định thực tế có rất nhiều nghệ sĩ tuy không đủ huy chương nhưng lại được công chúng, xã hội công nhận cả tài năng và đạo đức. Ngược lại, có những nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT nhưng không ai biết vì sức lan tỏa nghệ thuật của các nghệ sĩ này không rộng. "Có nghệ sĩ rất tích cực dự thi để tìm giải thưởng. Một khi vẫn còn sử dụng huy chương như tiêu chuẩn quan trọng để xét danh hiệu, xem nhẹ yếu tố tài năng, sự cống hiến và sức lan tỏa thì sẽ còn tồn tại một bộ phận nghệ sĩ chỉ tìm đến các cuộc thi, liên hoan, hội diễn để tích lũy huy chương" - NSND Lệ Thủy tâm tư.
NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, thẳng thắn: "Các cuộc thi của giới sân khấu phải là nơi khoe tài, trao đổi nghề nghiệp, đúc kết bài học kinh nghiệm trong sáng tạo; đặc biệt là đậm tính nghệ thuật và thiết thực phục vụ cộng đồng, chứ không phải là nơi chỉ để nhắm đến huy chương, tích lũy giải thưởng nhằm đáp ứng tiêu chí thủ tục cho những đợt xét tặng danh hiệu".
Với nghệ sĩ cao niên như Lê Thiện, Thanh Nguyệt thì không còn cơ hội để dự thi. Sự cống hiến nên được ghi nhận ở sức lan tỏa giá trị nghệ thuật trong lòng công chúng" - NSND Kim Cương nói.
Nghệ sĩ Việt từ chối NSND: Vì sao NSƯT Bảo Quốc tiếp tục vắng mặt? Chia sẻ lý do không làm thủ tục xin xét tặng danh hiệu NSND dù đủ tiêu chuẩn, NSƯT Bảo Quốc từng thẳng thắn nói "được phong tặng thì nhận, còn xin thì không". Mỗi kỳ xét tặng Nghệ sỹ Nhân dân (NSND), Nghệ sỹ Ưu tú (NSƯT) công chúng lại thấy lấn cấn khi có những nghệ sĩ có bề dày hoạt...