Bỉ gửi xe bọc thép M113 cho Ukraine
Các xe bọc thép M113 đã bị loại biên sẽ được Bỉ sửa chữa và chuyển cho Ukraine, song chưa rõ số lượng bao nhiêu.
Một phiên bản của xe bọc thép chở quân M113 – Ảnh: Army Recognition
Theo Đài DW của Đức ngày 17-6, Chính phủ Bỉ vừa thông qua gói viện trợ quân sự trị giá 11 triệu euro vào ngày 16-6. Số tiền này sẽ được dùng để đại tu các xe bọc thép M113 trước khi chuyển cho Kiev.
Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ Ludivine Dedonder xác nhận vụ việc, song không nói rõ Bỉ sẽ gửi bao nhiêu xe M113. Đây là đợt viện trợ thứ 15 của Bỉ cho Ukraine.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bỉ đã viện trợ tổng cộng 306 triệu euro cho Ukraine. Hôm 9-6, nước này cũng công bố gói hỗ trợ đạn pháo 105mm trị giá hơn 32 triệu euro.
Trong thông báo ngày 16-6, Bộ trưởng Ludivine Dedonder cho biết gói viện trợ là một phần trong nỗ lực phối hợp của NATO để tăng cường sức mạnh quân sự cho Ukraine.
“Các hỗ trợ cho Ukraine không phải là một cuộc cạnh tranh giữa những nước đồng minh”, bà Dedonder nhấn mạnh. Bộ trưởng Quốc phòng Bỉ cũng cho biết những viện trợ của nước này có sự trao đổi với các bên, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trên chiến trường.
M113 là xe bọc thép chở quân do Mỹ sản xuất, từng là xương sống trong lực lượng thiết giáp của nhiều nước. Xe được thiết kế cho nhiệm vụ chở quân, song cũng có thể đóng vai trò như xe chiến đấu hạng nhẹ.
Video đang HOT
Bỉ được cho là có khoảng 500 xe bọc thép M113 nhưng đã loại biên cách đây 10 năm, theo Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine.
Ngoài Bỉ, Tây Ban Nha cũng sẽ gửi xe bọc thép M113 cho Ukraine. Thông báo của Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha hôm 15-6 cho biết Madrid sẽ chuyển 20 xe loại này cho Kiev.
Tây Ban Nha cũng sẽ gửi 4 xe tăng Leopard 2A4 và một số bệnh viện dã chiến, xe tải khác cho Ukraine.
Quân đội Ukraine đang trong đợt phản công nhằm thu hồi các khu vực Nga đang chiếm đóng. Theo những gì giới chức Kiev tuyên bố, tình hình đang rất khả quan.
Ở chiều ngược lại, Nga nhiều lần khẳng định đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine và gây thiệt hại nặng cho lực lượng này.
Mỹ đẩy mạnh 'quân bài' mới ở Biển Đông
Không chỉ tăng cường răn đe bằng sức mạnh quân sự, Mỹ còn đang thúc đẩy triển khai lực lượng tuần duyên để đối phó chiến lược vùng xám của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng.
Tờ Nikkei Asia vừa trích đăng nội dung trả lời từ đô đốc Linda Fagan, Tư lệnh Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG), về kế hoạch hoạt động của lực lượng này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).
Chuẩn bị kỹ lưỡng
Theo đó, bà Fagan nhấn mạnh: "Chiến lược Indo-Pacific của Mỹ xác định vai trò mở rộng của USCG ở khu vực là ưu tiên của Washington nhằm tìm cách đảm bảo một khu vực tự do và cởi mở". Qua đó, USCG sẽ tiếp tục hiện diện lâu dài ở khu vực này bằng cách triển khai thêm tàu và các lực lượng chuyên biệt. "USCG đang tăng cường năng lực hoạt động trên khắp Indo-Pacific và sẽ triển khai các nguồn lực đến Đông Nam Á và châu Đại Dương", đô đốc Fagan cho biết thêm.
Tàu tuần duyên của Mỹ và Philippines trong một lần hoạt động chung ở Biển Đông. Ảnh USCG
Ngay trong năm nay, tàu tuần duyên USCGC Harriet Lane (WMEC-903) sẽ được điều động từ căn cứ ở bang Virginia (Mỹ) đến hoạt động ở Indo-Pacific. USCGC Harriet Lane có độ choán nước khoảng 1.800 tấn, trang bị pháo và mang theo máy bay.
Thực tế, chiến lược xoay trục của USCG sang Indo-Pacific không phải mới được xây dựng. Cuối năm 2020, Mỹ đề ra kế hoạch "tích hợp 3 trong 1" khi xây dựng lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên trở thành lực lượng quân sự chung trên biển nhằm ứng phó các thách thức mới trong đó có Biển Đông.
Đến cuối tháng 3.2021, tư lệnh khi đó của USCG là đô đốc Karl Schultz có bài phát biểu về chiến lược phát triển và hoạt động của lực lượng này. Sau bài phát biểu, nói chuyện với một số nhà báo, Tư lệnh Schultz khi ấy khẳng định USCG thực sự tập trung vào Indo-Pacific. Cụ thể, chuyên san USNI dẫn lời ông cho rằng Indo-Pacific là nơi mà Mỹ phải cạnh tranh với Trung Quốc. "Hải cảnh Trung Quốc không chỉ tiến hành tuần tra ven biển thông thường. Lực lượng này còn sở hữu các tàu vũ trang lớn hơn cả tàu tuần dương và mở rộng hoạt động ở chuỗi đảo thứ nhất. Đó là một phần trong chiến lược vươn vòi của chính quyền Trung Quốc", đô đốc Schultz đánh giá hồi tháng 3.2021.
Kể từ đó, USCG dần tăng cường hoạt động ở khu vực. Ngay trong năm 2021, Hải quân Mỹ thông báo tàu tuần duyên nước này USCGS Munro (WMSL 755) đến vịnh Subic (Philippines). Đây là tàu vũ trang có độ choán nước khoảng 4.500 tấn, được trang bị pháo 57 mm với hệ thống hỗ trợ khai hỏa, hệ thống pháo phòng không cận chiến Phalanx, có thể mang theo trực thăng chiến đấu và trực thăng không người lái. Khi đó, tàu Munro đã diễn tập cùng lực lượng tuần duyên Philippines tại phía đông của Biển Đông,
Cuối tháng 2 vừa qua, Reuters đưa tin Mỹ và Philippines đang thảo luận về việc tiến hành tuần tra chung giữa lực lượng tuần duyên 2 nước, trong đó có khu vực Biển Đông. Thông tin thêm, ông Jay Tarriela, phát ngôn viên của Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) về các vấn đề Biển Đông, cho hay việc đối thoại với Mỹ đã bước qua giai đoạn sơ bộ và khả năng tiến hành tuần tra chung là cao. Tiếp đó, từ ngày 1 - 7.6, Mỹ cùng với Nhật Bản và Philippines lần đầu tổ chức tập trận tuần duyên chung ở Biển Đông. Cuộc tập trận còn có sự tham gia của Úc dưới vai trò quan sát viên. Đây là lần đầu tiên 3 nước trên tiến hành tập trận tuần duyên chung.
Dùng chiêu "gậy ông đập lưng ông"
Phân tích khi trả lời Thanh Niên gần đây, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) chỉ ra: "Trung Quốc thời gian qua áp dụng chiến lược vùng xám bao phủ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, sẵn sàng leo thang căng thẳng bằng cách điều lực lượng hải quân, để có thể chọn lựa cách thức gia tăng áp lực bằng ngoại giao hay quân sự".
Những năm gần đây, Trung Quốc sử dụng lực lượng hải cảnh với nhiều tàu vũ trang kết hợp cùng các tàu dân binh, để tìm cách kiểm soát Biển Đông thông qua các hoạt động chấp pháp do Bắc Kinh đơn phương thực hiện. Hậu thuẫn cho lực lượng hải cảnh là hải quân. Nếu các bên khác sử dụng hải quân để đối phó hải cảnh Trung Quốc thì Bắc Kinh có thể cáo buộc trách nhiệm sử dụng vũ lực, vốn có thể tạo cớ để sử dụng hải quân leo thang căng thẳng. Trong khi đó, nếu đơn thuần sử dụng lực lượng chấp pháp tương tự hải cảnh thì các bên ở khu vực khó có thể so sánh với sức mạnh của hải cảnh Trung Quốc. Đây chính là cách để Bắc Kinh thực hiện chiến lược vùng xám, tăng cường kiểm soát Biển Đông.
Từ bối cảnh trên, thông qua việc triển khai tàu tuần duyên - vốn cũng mang sứ mệnh chấp pháp, Mỹ có thể dùng "gậy ông đập lưng ông" để đối phó hải cảnh Trung Quốc. Phân tích khi trả lời Thanh Niên, ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích quốc phòng của Tổ chức RAND (Mỹ), nhận xét thông qua USCG, nằm trong kế hoạch tích hợp "3 trong 1", là nhằm khai thác các nền tảng có tính cơ động và ít tính chất vũ trang để ứng phó với các lực lượng hải cảnh và dân quân biển mà Trung Quốc đang triển khai ở các vùng biển tranh chấp trong khu vực.
Cùng quan điểm, ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp - Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii Thái Bình Dương về quan hệ quốc tế, lịch sử) chỉ ra: "USCG phù hợp giải quyết thách thức về môi trường và thực thi pháp luật trong lĩnh vực hàng hải như ngăn cản hành vi bắt nạt ngư dân, phá hoại môi trường, buôn lậu... Những hành vi vừa nêu không phải gây chiến, nhưng ẩn chứa rủi ro phá hoại, thậm chí dẫn đến xung đột".
Lực lượng Mỹ và Nhật nạp đạn cho Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) tại khu huấn luyện tại Nhật năm 2019. Ảnh Lục quân Mỹ
Mỹ bàn việc triển khai đơn vị đa nhiệm tại Nhật
Tờ Nikkei Asia ngày 15.6 dẫn lời Bộ trưởng Lục quân Mỹ Christine Wormuth cho biết nước này đã bắt đầu thảo luận với Nhật Bản về việc triển khai một đơn vị lục quân đa nhiệm tại Nhật Bản. Các đơn vị đa nhiệm thường có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, phòng không, tình báo, tác chiến mạng và điện tử, hậu cần.
Theo Nikkei Asia, đơn vị mới dự kiến vận hành tên lửa phóng từ trên bộ có tầm bắn hơn 1.000 km. Tuy nhiên, Bộ trưởng Wormuth nói rằng Nhật Bản sẽ phải quyết định họ sẽ cho phép đơn vị với năng lực nào được đồn trú và việc đóng quân là lâu dài hay luân phiên. Việc duy trì một đơn vị như vậy tại Nhật Bản được cho là một phần chiến lược phân tán lực lượng của quân đội Mỹ tại khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi họ sẽ ở gần hơn với các mối đe dọa tiềm tàng. Mỹ hiện duy trì các đơn vị đa nhiệm tại bang Washington và Hawaii, đều tiếp giáp hoặc nằm ở Thái Bình Dương.
'Bức tường thép': Quân đội Ukraine đối mặt với khó khăn khi phản công Các đơn vị Ukraine được trang bị vũ khí phương Tây chỉ đạt được những thành công nhỏ trước các tuyến phòng thủ vững chắc của Nga. Các quan chức Ukraine cho biết cuộc phản công sẽ mất thời gian và thương vong là không thể tránh khỏi. Ảnh: WSJ Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 10/6, một mũi phản công của...