Bị giải tỏa, người dân không có chủ quyền nhà vẫn được tái định cư
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, khoảng 2/3 trong tổng số 21.850 hộ dân phải di dời phục vụ các dự án chỉnh trang phát triển đô thị, các dự án di dời nhà ở trên và ven kênh rạch không có chủ quyền và giấy tờ nhà ở hợp pháp. Đối với các hộ dân này, về nguyên tắc, thành phố phải đảm bảo có nơi ở mới khang trang và tốt hơn nơi ở cũ.
Ngày 3.7, ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Sở này vừa có tờ trình UBND TP về kế hoạch phát triển và sử dụng quản lý nhà ở đất ở phục vụ tái định cư, các dự án chỉnh trang đô thị và công ích trên địa bàn.
Theo đó, công tác tái định cư sẽ được xử lý toàn diện. Chính quyền thành phố đảm bảo quỹ nhà ở, đất ở phục vụ các dự án trọng điểm, các dự án chỉnh trang phát triển đô thị, trong đó có các dự án di dời nhà ở trên và ven kênh rạch.
Hiện có 61 dự án và 21.850 hộ bị ảnh hưởng. Đối với các hộ dân này, khi thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, về nguyên tắc, thành phố phải đảm bảo quỹ nhà ở tái định cư, bao gồm hai dạng: Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại.
Khu nhà ở tái định cư tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh hoang vắng vì người dân không nhận nhà.
“Qua khảo sát sơ bộ, khoảng 2/3 hộ dân không có chủ quyền và giấy tờ nhà ở hợp pháp. Do đó, đối với các hộ dân này, về nguyên tắc, thành phố phải đảm bảo cho các hộ dân này có nơi ở mới khang trang và tốt hơn nơi ở cũ”, ông Kiên nói.
“Hiện tại TP.HCM cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị quỹ nhà ở xã hội phục vụ cho các hộ dân không đủ điều kiện mua nhà ở thương mại. Nhà ở xã hội có nhiều hình thức: Thuê, thuê mua phù hợp với các hoàn cảnh của các hộ dân đang sống trên và ven kênh rạch. Họ vốn không đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp”, ông Kiên cho biết thêm.
Chánh văn phòng UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng khẳng định, để chỉnh trang phát triển đô thị, thành phố đã có định hướng đầu tư tái định cư, căn bản đảm bảo đủ không phải chỉ cho một dự án cụ thể mà có thể cho một số dự án trên địa bàn.
Cân đối các quỹ nhà tái định cư, một phần ở địa phương phải chủ động xem xét, bố trí, nhưng một phần là có sự xem xét của UBND TP, tức là cân đối giữa các dự án, quỹ nhà khác nhau để sử dụng một cách hợp lý, khoa học và hiệu quả.
TP.HCM hiện còn dư gần 14.000 suất tái định cư.
Video đang HOT
Trên thực tế, quỹ nhà tái định cư đang còn dư thừa khá nhiều. Bởi theo Sở Xây dựng TP.HCM, trong 10 năm (từ 2006-2017), TP.HCM đã đầu tư xây dựng và dùng ngân sách mua lại hơn 40.000 căn hộ, nền đất tái định cư để bố trí cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong các dự án.
Trong số đó đã bố trí hơn 26.000 căn hộ và nền đất, chiếm khoảng 65%. Còn dư gần 14.000 suất tái định cư, tương đương với 35% chưa sử dụng.
Lý giải về nguyên nhân vì sao TP.HCM đang bị “thừa” đến 14.000 căn hộ tái định cư, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết có 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do có sự thay đổi về chính sách pháp luật bồi thường, tái định cư. Theo đó, trước đây khi chính sách bồi thường, tái định cư chưa sát với giá thị trường thì gần như 100% người dân đồng ý nhận căn hộ. Có trường hợp để ở nhưng cũng có trường hợp sau khi nhận tái định cư xong, họ đã bán lấy tiền đi nơi khác sinh sống.
Sau này khi chính sách sát với giá thị trường thì rất nhiều người dân nhận tiền để tự lo nơi ở mới. Chỉ trừ những trường hợp không đủ tiền mua nhà ở thương mại thì mới nhận căn hộ tái định cư. Điều này dẫn đến việc thừa căn hộ so với nhu cầu đăng ký ban đầu của người dân.
Ngoài ra, quá trình bố trí, tái định cư cũng chưa sát với đời sống của người dân. Có tình trạng nơi tái định cư quá xa nơi ở cũ, có nơi thì điều kiện sinh hoạt không thuận lợi…
Về việc dư gần 14.000 căn hộ và nền đất tái định cư, theo lãnh đạo Sở Xây dựng, trong số này thành phố sẽ tiếp tục giữ lại hơn 8.500 căn hộ và nền đất giao cho các quận huyện bố trí tái định cư cho người dân bị giải tỏa trong 153 dự án đã và đang chuẩn bị triển khai. Gần 5.500 căn hộ và nền đất còn lại sẽ bán đấu giá để thu hồi vốn.
Theo Danviet
Hà Nội: 3 tòa nhà bị đề nghị đập bỏ sau 10 năm không người ở
Ba toà nhà tái định cư gồm 150 căn hộ ở khu đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã hoàn thành nhưng hơn 10 năm nay bỏ không do người dân không nhận nhà, khiến chủ đầu tư phải đề nghị cho phá bỏ.
Ba tòa nhà được xây dựng ở khu đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) được xây dựng với quy mô 150 căn hộ nhằm mục đích làm nhà tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng tuyến phố Sài Đồng.
Dự án do Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (HANCO3) làm chủ đầu tư, đã hoàn thành từ năm 2006 nhưng bị người dân phản đối, không nhận nhà nên bỏ không từ đó đến nay.
Các khối nhà bỏ không đã hơn 10 năm, dần hoang hoá, xuống cấp.
Sau hơn 10 năm bỏ không, mới đây chủ đầu tư đã đề nghị thành phố cho phá bỏ 3 toà nhà để xây nhà ở thương mại phục vụ tái định cư, đáp ứng nhu cầu người dân.
Trước đề nghị của chủ đầu tư, thành phố Hà Nội yêu cầu lập hai phương án để xem xét là cải tạo sửa chữa và đập bỏ, xây mới.
Hiện công trình đang trong tình trạng hoang hoá, cỏ dại mọc khắp nơi.
Một số ban công, cây dại mọc chìa cả ra ngoài.
Hàng rào ban công hoen gỉ.
Hành lang tầng 1 ngổn ngang, bụi phủ khắp.
Cửa hành lang đóng im lìm.
Đất xung quanh được tận dụng để trồng rau.
Xung quanh khu nhà tái định cư, hạ tầng của khu đô thị mới đã hoàn chỉnh, nhiều chung cư bên cạnh đã có người ở.
Toàn cảnh 3 toà nhà nhìn từ trên cao.
Theo Toàn Vũ (Dân Trí)
Chung cư Carina "thay áo mới" sau vụ cháy thảm họa Ngày 30/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Hải - Tổng Giám đốc Công ty Hùng Thanh (chủ đầu tư chung cư Carina Plaza) cho biết đã tiến hành cải tạo, sửa chữa chung cư sau khi được Sở Xây dựng TPHCM cấp phép. Theo đó, Sở Xây dựng TPHCM đã cấp phép cho Công ty Hùng Thanh được phép...