Bị fan hỏi chuyện làm đẹp nhờ bác sĩ, Hồng Diễm nói gì?
Hình ảnh khác lạ của Hồng Diễm trong phim “Trạm cứu hộ trái tim” làm dấy lên nghi vấn cô đã “dao kéo”.
Khi nói đến các mỹ nhân của VTV, Hồng Diễm chắc chắn là một trong những nữ diễn viên được nhiều khán giả yêu mến. Cô thể hiện nhiều vai diễn đa dạng với các dự án phim được đánh giá cao như Cầu vồng tình yêu, Hoa hồng trên ngực trái, Hướng dương ngược nắng, Hành trình công lý,… Hồng Diễm đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.
Ngoài vẻ ngoài xinh đẹp và phong cách thời trang tinh tế, Hồng Diễm gây ấn tượng với khán giả màn ảnh nhỏ suốt hơn 10 năm qua. Dù đã bước sang tuổi 41, cô vẫn giữ được vẻ ngoài thu hút.
Gần đây, Hồng Diễm đã trở lại màn ảnh với vai trò nữ chính trong Trạm cứu hộ trái tim sau hai năm vắng bóng kể từ Hành trình công lý. Trong bộ phim mới, cô thủ vai Ngân Hà, một nhân viên của một tổ chức phi chính phủ chuyên về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì nhân vật không có con nên tạo hình của Hồng Diễm được thiết kế trẻ trung hơn. Tuy nhiên, một số khán giả đã bày tỏ ý kiến rằng kiểu tóc mái thưa không phù hợp và khiến cho cô trông già hơn.
Trên trang cá nhân, nữ diễn viên chia sẻ một số hình ảnh hậu trường của “Trạm cứu hộ trái tim” lập tức nhận được nhiều lời khen từ khán giả. Trong đò, một khán giả thẳng thắn nhận xét: ” Diễm phim này đóng cặp với Quang Sự tự nhiên và hay. Nhưng tạo hình cắt tóc mái đơ quá làm giảm đi cái duyên nhiều. Mặt Hồng Diễm ở phim này bị to, không biết có tiêm chích gì không. Mong Hồng Diễm giữ nét tự nhiên nhé. Thích nhất Hồng Diễm trong vai Khuê và Châu, mặt xinh rất đẹp”.
Ngay lập tức, Hồng Diễm hồi đáp: ” Dạ, chắc do em béo đấy ạ. Em cảm ơn chị đã góp ý ạ!” Phản ứng của nữ diễn viên được khen khôn khéo và thông minh trước thắc mắc có phần “tế nhị” từ một tài khoản mạng. Trước bình luận của một khán giả khác: ” Thích chị đóng phim lắm nhưng chị để tóc này không hợp”, Hồng Diễm chỉ trả lời ngắn gọn: “Chị cảm ơn em!”
Màn đối đáp với khán giả của Hồng Diễm khiến dân mang hài lòng, thêm yêu mến cô: ” Vốn yêu mến em qua các vai diễn, nay càng yêu mến hơn qua cách em trả lời. Em xinh đẹp, tài năng, khiêm tốn quá”, một khán giả bình luận. Một fan khác viết: “Thấy Diễm quảng cáo cấy tiêm cái gì đấy nên mình rất lo vì vốn thích nét đẹp tự nhiên của Hồng Diễm. Dù sao vẫn xem phim ủng hộ Diễm vì thích tính cách cầu thị khiêm tốn của Hồng Diễm”.
Tiêm filler có hại hay không?
Nhiều người sẽ thắc mắc rằng liệu phương pháp này có an toàn không hay tiêm filler có hại về sau không. Nhìn chung, phần lớn các loại filler đặc biệt là filler có chứa Axit hyaluronic có thể hấp thụ tự nhiên vào cơ thể. Đồng thời, đây cũng là một phương pháp xâm lấn tương đối hạn chế, nên những tác hại từ việc tiêm filler gây ra thường không quá nguy hiểm.
Mặc dù vậy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại filler được quảng cáo là có hiệu quả kéo dài rất nhiều năm và đôi khi là vĩnh viễn. Các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo khách hàng của mình không nên lựa chọn những loại filler này vì có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ và việc điều trị hậu quả cũng rất phức tạp nặng nề. Bên cạnh đó, các cơ sở thẩm mỹ “chui” hiện nay mọc lên như nấm kéo theo việc sử dụng nhiều loại filler giả, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và đặc biệt là được tiêm vào cơ thể khách hàng thông qua những nhân viên y tế không có tay nghề, không có chứng chỉ thẩm mỹ nào. Việc tiêm filler vì thế có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không lường trước được.
Video đang HOT
Về mặt khách quan, một số người có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng với những yếu tố từ bên ngoài đưa vào cơ thể hoặc đang có một số bệnh lý trong cơ thể, cũng dễ gặp phải những tác dụng phụ từ chất làm đầy. Vì thế, nếu bạn thuộc những đối tượng dưới đây, tốt nhất bạn không nên sử dụng phương pháp này:
- Da đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì như mày đay, phát ban, mụn bọc…
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong filler.
-Tiền sử dị ứng với các thuốc kháng sinh, kháng viêm và các loại dược phẩm khác.
- Những người bị rối loạn đông cầm máu
- Bệnh nhân có những bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người dưới 18 tuổi
- Cơ đại của da dễ để lại sẹo lồi.
Cách xử lý khi bị mụn mọc ở cổ
Các nổi mụn xuất hiện khiến cho vùng da cổ trở nên xấu xí, mất thẩm mỹ nên bạn hãy chú ý cách dưới đây để trị mụn nhé.
Những nguyên nhân thường gặp gây nổi mụn ở cổ .
Sự thay đổi của hormone
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Sự rối loạn hormone trong cơ thể khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc tiền mãn kinh làm cho các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn, lượng bã nhờn dư thừa này gây bít tắc lỗ chân lông, đồng thời cũng là thực phẩm tốt cho vi khuẩn gây mụn trứng cá ở cổ. Lúc này làn da của chúng ta sẽ "phản ứng" bằng những nốt mụn, phát ban và có cảm giác ngứa rát ở nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có vùng da cổ.
Stress kéo dài
Căng thẳng, mệt mỏi là tác nhân hủy hoại da một cách âm thầm, trong đó vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự như da mặt và vùng da lưng. Căng thẳng kéo dài buộc cơ thể sản xuất ra nhiều Cortisol, sẽ nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến làn da, điển hình là mụn.
Không vệ sinh vùng cổ sạch sẽ, đặc biệt là sau những hoạt động tiết nhiều mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc, lâu dần bị bít lại do tế bào chết và bã nhờn tích tụ
Không tẩy tế bào chết ở cổ đúng cách
Chúng ta thường chú ý tẩy tế bào chết cho da mặt mà bỏ quên vùng da cổ, nhưng vùng da này cũng dễ bị tổn thương và cũng cần được chăm sóc. Đặc biệt với cánh đàn ông thường có nhiều râu và dùng những loại dao cạo râu hoặc chất bôi trơn khi cạo râu không đúng cách có thể khiến vùng da cổ bị tổn thương và sinh ra mụn.
Da bị kích ứng do đeo phụ kiện
Một số loại phụ kiện như dây chuyền và choker, cọ xát vào cổ gây tổn thương da, lâu dần cũng có thể gây mụn, hoặc vùng da cổ bị dị ứng với những chất liệu tư phụ kiện như nhựa, kim loại giả, inox gây kích ứng.
Dị ứng với những loại mỹ phẩm
Kích ứng với những loại mỹ phẩm trang điểm, kem body, kem chống nắng cũng khiến vùng da cổ trở nên bí và gây nổi mụn.
Ô nhiễm môi trường
Ảnh hưởng của khói bụi, ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes phát triển gây mụn ở vùng cổ.
Do tóc và quần áo cọ xát nhiều
Tóc chạm hoặc cọ xát vào cổ, quần áo bẩn tiếp xúc với cổ hoặc khăn quàng cổ quá chật vào mỗi ngày đông cũng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, lâu dần sinh ra mụn.
Chế độ ăn uống không điều độ
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến da, nếu bạn ăn nhiều những thực phẩm gây mụn như thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt thúc đẩy sinh mụn trứng cá trên da, và vùng da cổ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Cách trị mụn ở cổ nhanh nhất
Trị mụn ở cổ bằng tinh bột nghệ
Bạn trộn tinh bột nghệ và sữa tươi theo tỷ lệ 1:1.
Tẩy tế bào chết cho vùng da cổ, rửa thật sạch sau đó thoa hỗn hợp tinh bột nghệ và sữa tươi lên khắp vùng da cổ.
Giữ nguyên hỗn hợp trên da từ 15-20 phút, sau đó massage nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây.
Dùng nước ấm rửa thật sạch vùng cổ, sau đó rửa lại bằng nước lạnh 1 lần nữa.
Dùng tinh dầu oải hương trị mụn mọc ở cổ
Cách trị mụn cổ: Bạn trộn tinh dầu hoa oải hương cùng một ít dầu nền như dầu oliu, dầu dừa.
Rửa sạch vùng da cổ, dùng khăn mềm sạch lau thật khô.
Thoa hỗn hợp tinh dầu oải hương xung quanh vùng cổ và massage nhẹ nhàng trong vài ba phút.
Để nguyên hỗn hợp trên da, thư giãn thêm 20 phút nữa rồi rửa sạch lại vùng cổ bằng nước ấm.
Dùng nha đam trị mụn ở cổ và cằm
Nha đam bạn rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ xanh và lọc lấy khoảng 1 thìa cà phê gel.
Vùng da cổ sau khi đã được rửa sạch, lau khô, bạn bôi gel nha đam lên vùng da bị mụn. Để gel khô trong vài phút và tiếp tục bôi lớp thứ hai. Sau đó tiến hành massage nhẹ nhàng cho vùng da đó trong vài phút.
Tiếp tục để hỗn hợp trên da khoảng 10 phút nữa rồi rửa lại bằng nước sạch.
7 tác hại của việc nghiện tẩy lông Tẩy lông giúp bạn có làn da sáng đẹp. Tuy nhiên, nó có thể gây ra tác hại mà bạn không thể ngờ. Gây ra lông mọc ngược Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nếu lông không được loại bỏ từ gốc, nó có thể mọc ngược và nổi mụn dày hơn. Lông mọc ngược xảy ra khi sợi lông bị gãy hoặc...