Bị Facebook, Twitter ‘nghỉ chơi’, nhóm ủng hộ IS lập mạng xã hội Khelafabook
Do liên tục bị Facebook và Twitter khóa tài khoản, nhóm những người ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã quyết định tự thành lập một mạng xã hội riêng với tên gọi Khelafabook, theo The Independent.
Giao diện chính của Khelafabook – Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, trang The Daily What đã hài hước gọi Khelafabook là Tiêu điểm thất bại truyền thông của ngày 9.2 do mạng xã hội trên đã bị nhóm tin tặc Anonymous đánh sập chỉ sau vài giờ đồng hồ “phủ sóng”.
The Independent nhận định Khelafabook không phải sản phẩm do IS trực tiếp tạo ra, mà đây là nỗ lực của nhóm những người ủng hộ IS nhằm kết nối và chia sẻ thông tin với nhau, sau khi hầu hết các tài khoản của họ trên các trang mạng xã hội nhưFacebook và Twitter đã bị đóng cửa vĩnh viễn.
Khelafabook được một người đàn ông ở thành phố Mosul (Iraq) xây dựng trên nền tảng SocicalKit, một chương trình cho phép người dùng tạo các ứng dụng mạng xã hội miễn phí, thông qua máy chủ đặt tại Ai Cập, The Independent cho hay.
Thiết kế website bị đánh giá nghiệp dư và cũng không thu hút được nhiều người sử dụng trước khi bị đánh sập. Một số khẩu hiệu còn thể hiện rõ sự cực đoan của những người sáng lập.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ mục đích thật sự đằng sau việc thành lập mạng xã hội Khelafabook. Nhiều người lo ngại các phần tử hồi giáo cực đoan sẽ biến nó thành nơi chia sẻ kinh nghiệm khủng bố và thảo luận về kế hoạch tấn công.
Ít ra, trong lúc này, đặc biệt sau khi Twitter vừa thông báo vừa khóa vĩnh viễn 90.000 tài khoản liên quan đến các hoạt động của IS, tổ chức Hồi giáo cực đoan này sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền và chia sẻ thông tin, The Daily What nhận xét.
Năm ngoái, trang chủ của Văn phòng chống khủng bố Anh từng xác nhận thông tin khoảng 30.000 website và blog cá nhân liên quan trực tiếp đến IS hoặc kêu gọi các chiến dịch tấn công kiểu “sói cô độc” đã bị đóng cửa, theo news.com.au.
Ông John Miller, Phó Ủy viên Cục tình báo và chống khủng bố thuộc Sở Cảnh sát New York nhận định mạng xã hội, đặc biệt là Twitter, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến dịch truyền thông và tuyển dụng của IS, và cho rằng tổ chức này đã đề ra nhiều mục tiêu rõ ràng hơn chuyện chỉ đơn thuần “jihad hóa thế giới”.
Hữu Đạt
Theo Thanhnien
Chủ tịch EC kêu gọi thành lập quân đội chung của EU
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker hôm 8.3 đã lên tiếng kêu gọi thành lập một đội quân của riêng Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh căng thẳng với Nga đang leo thang.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker - Anh: Reuters
Phát biểu với tờ Welt am Sonntag (Đức), ông Juncker cho rằng lực lượng vũ trang riêng sẽ giúp EU đối phó với những mối đe dọa mới bên ngoài khối này và giúp bảo vệ "các giá trị" châu Âu.
"Chúng ta sẽ không tạo ra một đội quân châu Âu để dùng ngay lập tức. Nhưng một đội quân thông thường bên cạnh quân đội của các nước châu Âu sẽ nhắn nhủ đến Nga rằng chúng ta nghiêm túc trong việc bảo vệ các giá trị của EU", Chủ tịch EC phát biểu.
Ông Juncker cũng nói thêm rằng việc thành lập một lực lượng liên quân EU sẽ giúp việc chi tiêu ngân sách cho trang thiết bị quân sự trở nên hiệu quả hơn và 28 quốc gia thành viên trong khối sẽ trở nên thống nhất hơn.
Đề xuất của lãnh đạo EC đã nhận được sự ủng hộ từ Đức, tờ Welt am Sonntag cho hay. Norbert Roettgen, người đứng đầu ủy ban đối ngoại Quốc hội Đức, nhận định rằng thành lập một đội quân EU "là một tầm nhìn mới của châu Âu".
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cũng cho rằng EU cần có đội quân của riêng mình.
Hãng tin Tass (Nga) ngày 9.3 dẫn lời Ủy viên Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga Franz Klintsevich cho rằng việc thành lập một đội quân EU sẽ mang tính khiêu khích.
"Trong thời đại hạt nhân, các đội quân bổ sung không củng cố thêm an ninh. Nhưng chúng chắc chắn sẽ đóng vai trò khiêu khích", ông Klintsevich cho hay, đồng thời nói thêm rằng ông lấy làm tiếc khi đề xuất của ông Juncker nhận được ủng hộ.
Ông Leonid Slutsky, một nhà làm luật cấp cao Nga, cho rằng EU đang hoang tưởng về Nga.
"Phiên bản hoang tưởng của châu Âu: Tuyên bố thành lập một đội quân thống nhất để tạo đối trọng với Nga, quốc gia chẳng có ý định gây chiến với ai", đài truyền hình RT trích bình luận đăng trên Twitter của ông Slutsky vào hôm 8.3.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Nhật cân nhắc lập cơ quan tình báo nước ngoài Nhật Bản đang cân nhắc thành lập cơ quan tình báo nước ngoài có chức năng giống như Cơ quan Tình báo hải ngoại MI6 của Anh. Cơ quan này sẽ có vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Reuters đưa tin ngày 6.3. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Ảnh: Reuters Nếu...