Bị ép kết hôn khi mới 14 tuổi, thiếu nữ báo cảnh sát ngay trong lễ cưới
Một cô gái 14 tuổi sống tại khu tự trị Ninh Hạ, tây bắc Trung Quốc, đã bị gia đình ép phải kết hôn với một người đàn ông mà cô chưa từng gặp mặt.
Một cô dâu nhí ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: SCMP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Sở Tư pháp thành phố Trung Vệ, khu tự trị Ninh Hạ, cho biết một thiếu nữ họ Yang đã gọi điện báo cảnh sát vào chính ngày tổ chức hôn lễ của mình. Ngay sau đó, chính quyền đã vào cuộc và hôn lễ bất hợp pháp này đã bị hủy bỏ.
Ở Trung Quốc, nam giới dưới 22 tuổi kết hôn sẽ được coi là bất hợp pháp. Trong khi đó phụ nữ dưới 20 tuổi không được phép kết hôn. Cô gái trong câu chuyện này là Yang, một thiếu nữ đang học lớp 8 trong chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài 9 năm ở Trung Quốc. Chú rể họ Li không rõ bao nhiêu tuổi. Chính quyền địa phương cho biết Yang chưa từng gặp Li và cô đã quyết liệt phản đối hôn lễ này
Với cuộc hôn nhân bất hợp pháp này, gia đình Yang sẽ nhận được món quà đính hôn trị giá 250.000 nhân dân tệ (hơn 900 triệu đồng) từ gia đình nhà trai. Đây là khoản tiền nhiều hơn gấp 8 lần so với thu nhập hàng năm của cư dân thành thị trong khu vực này.
Sau khi đám cưới bị hủy bỏ, các thành viên của gia đình hai bên đã được triệu tập đến đồn cảnh sát. Tại đây, họ tranh cãi quyết liệt về cách giải quyết số tiền phía nhà trai đã trao cho nhà gái. Sau 6 lần thương lượng do giới chứa địa phương làm trung gian, gia đình họ Yang được yêu cầu hoàn trả số tiền cho gia đình họ Li.
Video đang HOT
Tại thành phố Trung Vệ, hầu hết người dân ít được giáo dục và còn thiếu nhận thức về pháp luật. Tình trạng người chưa đủ tuổi nhưng đã kết hônn, hay trẻ em gái chưa thành niên đang trong độ tuổi đi học bị ép hôn, là hiện tượng khá phổ biến.
Một nhân viên văn phòng tư pháp địa phương nói với Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh rằng Yang muốn đi học tại một trường dạy nghề hoặc chuyển đến các thành phố lớn của Trung Quốc trong tương lai. Tờ báo cũng cho biết cha mẹ cô đã hứa sẽ tôn trọng sự lựa chọn của con gái mình.
Hôn lễ của một cô gái 13 tuổi và một chàng trai 17 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc năm 2020. Ảnh: YouTube
Câu chuyện của Yang chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp tảo hôn đau lòng ở Trung Quốc. Những tưởng chuyện này chỉ có trong chế độ phong kiến nhưng thực tế hiện nay những cô dâu, chú rể tuổi vị thành niên, vẫn không hề hiếm ở bộ phận người nghèo và vùng nông thôn Trung Quốc.
Tại thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, một cô gái 17 tuổi đã được giải cứu khỏi một cuộc tảo hôn nhân hồi tháng 6/2020. Cô gái này đã báo với chính quyền địa phương rằng đã bị cha mẹ bắt cô kết hôn với một người đàn ông mà cô mới gặp mặt vài lần.
Vài tháng sau, ở Sán Đầu, cũng thuộc Quảng Đông, một cô gái 13 tuổi cũng phải kết hôn cùng một chàng trai 17 tuổi với nghi lễ trang trọng theo phong tục địa phương. Theo cả hai gia đình, cặp đôi này đã có mối quan hệ tình cảm và cha mẹ tin rằng việc trở thành ông bà càng sớm càng tốt sẽ mang lại phước lành cho gia đình hai bên.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của thực trạng tảo hôn là do áp lực kinh tế, mất cân bằng giới và sự thay đổi quan điểm xã hội. Chính sách một con trước đây và truyền thống thích con trai nối dõi đã gây ra sự mất cân bằng giới lớn ở nông thôn Trung Quốc.
“Ở một số khu vực nghèo, kết hôn sớm là một sự đảm bảo để không lo ế vợ nữa”, một chuyên gia cho biết.
Trung Quốc dự báo ca mắc COVID-19 sẽ gia tăng trong những ngày tới
Phát biểu họp báo ngày 24/10 tại thủ đô Bắc Kinh, ông Wu Liangyou, quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết các trường hợp mắc COVID-19 mới ở nước này sẽ gia tăng trong những ngày tới và các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch có thể tiếp tục mở rộng phạm vi, đồng thời khẳng định sự bùng phát các ca lây nhiễm biến thể Delta hiện nay có nguồn gốc từ nước ngoài.
Người phát ngôn của ủy ban trên, ông Mi Feng cho hay đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này đã lan rộng ra 11 tỉnh trong tuần này, tính từ ngày 17/10. Ông cho biết, hầu hết những người bị nhiễm đều có lịch sử đi lại phức tạp, đồng thời kêu gọi các khu vực bị ảnh hưởng bởi đại dịch áp dụng "chế độ khẩn cấp".
Một số thành phố ở các tỉnh Cam Túc và Nội Mông đã tạm dừng dịch vụ xe buýt và taxi do sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Theo quan chức của Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, ông Zhou Min, trong số các thành phố này có Lan Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ngân Xuyên, khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc, ngày 23/10/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong ngày 23/10, nước này đã ghi nhận 26 trường hợp mắc COVID19, phân bố ở các tỉnh Nội Mông (7 trường hợp), Cam Túc (6), Ninh Hạ, Bắc Kinh (4), trong khi Hà Bắc, Hồ Nam và Thiểm Tây mỗi tỉnh có 1 trường hợp. Ngoài ra, 4 trường hợp lây nhiễm cộng đồng không có triệu chứng khác đã được báo cáo ở Hồ Nam và Vân Nam.
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh, bà Pang Xinghuo cho biết dịch bệnh đã lan rộng ra 3 quận ở Bắc Kinh, bao gồm Haidian, một trung tâm công nghệ của thủ đô. Năm trường hợp mắc COVID-19 mới được xác nhận tại địa phương và một trường hợp không có triệu chứng đã được báo cáo từ giữa trưa 23/10 đến 3 giờ chiều ngày 24/10.
Theo tờ Beijing Daily, Bắc Kinh đã tạm hoãn giải chạy marathon dự kiến khai mạc vào ngày 31/10 tới do dịch COVID-19. Những người hiện đang ở trong các khu vực phát hiện các ca nhiễm mới bị cấm đến thăm hoặc quay về thủ đô Bắc Kinh vào lúc này.
Tại Vũ Hán, cuộc đua Marathon Vũ Hán, dự kiến diễn ra vào ngày 24/10 thu hút 26.000 vận động viên tham dự, cũng đã bị hoãn lại. Trong một tuyên bố vào cuối tuần trước, các nhà tổ chức cho biết việc hoãn lại là "để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh".
Cũng tại buổi họp báo trên, người phát ngôn của Ủy ban Y tế Quốc gia Mi Feng nói rằng Trung Quốc đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 75,6% dân số nước này. Cụ thể, trong số 1,412 tỷ dân Trung Quốc đến nay có khoảng 1,068 tỷ người đã được tiêm chủng với liều lượng cần thiết.
Tuy nhiên, các dữ liệu chỉ ra rằng các kháng thể tạo ra từ vaccine, trong đó có các loại vaccine được sử dụng phổ biến nhất của các hãng dược Sinovac và Sinopharm, sẽ giảm dần trong vòng vài tháng. Hiện Trung Quốc đang tiến hành tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành được tiêm liều cuối cùng cách đây ít nhất 6 tháng, trong đó ưu tiên người làm việc trong các lĩnh vực thiết yếu, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.
Bill Gates suýt khóc khi trải lòng chuyện ly hôn Bill Gates trải lòng về cuộc ly hôn tai tiếng tại hội nghị dành riêng cho các tỷ phú, ngầm nhận lỗi về mình và "suýt rơi nước mắt". Sau cuộc nói chuyện của Bill Gates về biến đổi khí hậu tại hội nghị dành cho các tỷ phú ở Sun Valley, bang Idaho hôm 8/7, người dẫn chương trình Becky Quick hỏi...