Bị đình chỉ học vì xin thêm bài tập
Một bé trai ở Anh bị nhà trường đình chỉ học vì tổ chức biểu tình đòi thêm bài tập về nhà.
Aaron Parfitt. Ảnh: Mercury Media
Aaron Parfitt, 14 tuổi, cho biết cuộc biểu tình là hoàn toàn tự phát. Parfitt rất ngạc nhiên khi 100 bạn cùng lớp tham gia với mình.
“Bọn em có rất nhiều giáo viên nhưng lại không có đủ bài tập về nhà”, Metro dẫn lời Parfitt giải thích. “Em quyết định nhờ ban giám hiệu và ban thanh tra xem xét, nhưng không được”.
Theo Parfitt, cậu tổ chức biểu tình vì chán nản. Ban đầu chỉ có vài người tham gia, dần dần dòng người đi diễu hành trên sân trường càng lúc càng đông. “Cả 100 bạn đều gửi tin nhắn khen em sau đó”, Parfitt kể.
Hội đồng ngôi trường ở Blackpool, Lancashire, quyết định cho cậu bé thôi học trong ba ngày. Mẹ của Parfitt, bà Janet, tỏ ra giận dữ. “Nó đấu tranh vì bạn bè và bản thân, cuối cùng lại bị đình chỉ”.
Vụ việc xảy ra một năm sau khi ban thanh tra giáo dục xếp ngôi trường vào loại “dưới chuẩn” và có “chương trình giảng dạy tầm thường”. Tháng 9 năm ngoái, các thanh tra ghi nhận trường này đã có những “tiến bộ rõ rệt”. Tuy vậy, hiệu trưởng thừa nhận họ đang trải qua “thời kỳ khó khăn”.
Parfitt được trở lại lớp hôm qua sau khi hứa sẽ không tổ chức biểu tình lần nữa.
Theo Ngôi sao
Những đứa trẻ mưu sinh trên dòng Sê Pôn
Giữa trưa nắng bỏng rát của "xứ sở gió Lào", hàng chục em nhỏ ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị thi nhau ngụp lặn trên sông Sê Pôn để bắt cá, tôm... Ngoài sự vất vả, khó nhọc thì hiểm nguy cũng có thể xảy đến với các em bất cứ lúc nào.
Chừng 12h trưa, khi dừng chân tại một bến đò ngang trên sông Sê Pôn, đoạn chảy qua địa bàn xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi bỗng thấy sững người khi chứng kiến những đứa trẻ Vân Kiều, khuôn mặt và thân hình đen nhẻm đang cố ngụp lặn dưới lòng sông.
Video đang HOT
Chỉ một đoạn sông ngắn nhưng có đến hàng chục em chia thành từng tốp, mang trên mình các dụng cụ thủ công như: giỏ, lưới xúc và đang vạch từng kẽ đá để bắt cá, bắt tôm. Đôi tay của các em thoăn thoắt, mắt luôn nhìn sâu xuống đáy sông để dò tìm. Thỉnh thoảng các em lại đưa vạt áo quệt ngang lau những giọt mồ hôi đang vã ra trên khuôn mặt.
Cứ vào buổi trưa là nhiều em nhỏ ở bản 12, xã Thanh lại tập trung ở sông Sê Pôn
Nghe chúng tôi thắc mắc, một người lái đò trên đoạn sông này bộc bạch: "Sống gần sông, suối thì phải làm như thế mới có cái ăn chú à. Không phải chỉ có hôm nay đâu mà trưa nào cũng vậy, khi mặt trời lên tới đỉnh đầu là mấy đứa này lại xách giỏ ra đây bắt cá, bắt tôm kiếm sống. Dù chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng đó là chuyện xảy ra thường xuyên của người dân ở vùng này rồi. Kể cả người lớn nếu không đi rẫy cũng ra sông bắt cá".
Theo lời kể của anh lái đò thì trước đây thấy người lớn ra sông đánh cá, các em cũng đi theo để tắm hoặc chơi đùa. Dần dần, khi cha mẹ đều bận bịu với nương rẫy thì các em tự tìm ra sông bắt cá, bắt ốc để kiếm sống qua ngày.
Đối với những cư dân sống dọc sông Sê Pôn, đây cũng là công việc có thể giúp họ mưu sinh khi công việc trên nương, trên rẫy nhàn hạ. Nhưng hiện nay do cá, tôm đã cạn dần khiến cuộc sống của họ cũng trở nên khó khăn hơn. Cũng chính vì sống trong hoàn cảnh như vậy nên những đứa trẻ đang tuổi đi học cũng phải tập làm quen dần với sông nước để có thể đỡ đần cho cha mẹ chúng. Tuy nhiên, để kiếm được mỗi ngày vài chục ngàn từ việc lặn sông cũng thật lắm gian nan, vất vả.
Trời càng về trưa càng nắng như đổ lửa nhưng các em vẫn miệt mài với công việc của mình, với hy vọng kiếm được chút gì đó mang về để cải thiện bữa cơm gia đình. Em Hồ Thị Vui, học sinh lớp 5 cho biết, cha mẹ cháu đi làm nương, làm rẫy hết rồi. Trưa nào cháu và các bạn cũng mang giỏ ra sông để bắt cá về ăn. Nếu bắt được nhiều thì đem bán lấy tiền mua sắm dụng cụ học tập hay đưa cho cha mẹ cất giữ.
Em Hồ Thị Diên, học lớp 8 cũng thổ lộ: "Ngày cháu bắt được nhiều nhất cũng chỉ bán được khoảng 30 - 40 ngàn đồng. Nhưng phải lặn từ trưa cho đến chiều mới được chừng ấy. Còn không chỉ được khoảng một bát để ăn thôi".
Còn em Hồ Văn Huyên, dù mới chỉ học lớp 4 nhưng cũng tỏ ra chuyên nghiệp hơn khi trang bị cho mình thanh xỉa được gắn thép ở đầu mũi, dụng cụ che mắt để lặn sâu dưới nước. Em Huyên nói: "Thấy mấy chị trong bản mang giỏ ra sông tìm cá nên cháu cũng đi theo, nhưng lặn từ nãy đến giờ vẫn chưa bắt được con nào".
Do không có người lớn đi cùng nên việc lặn sông của các em cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm khó lường. Đã không ít trường hợp trẻ em do không biết bơi nên bị chết đuối khi tắm sông. Những hệ quả đau lòng trên đều có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu sự giám sát của người lớn.
Một số hình ảnh do PV Dân trí ghi nhận:
Bắt tôm, cá trong các kẽ đá
Hai em nhỏ Hồ Sinh và Hồ Hải cũng theo các chị ra sông bắt cá
Sau một hồi ngâm trong nước, các em cũng chỉ kiếm được vài con tôm
Việc lặn sông như thế này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường
Các em lấy đá ngăn xung quanh để cá khỏi chạy
Giây phút hăng say tìm cá
"Thợ lặn" nhí Hồ Văn Huyên chuẩn bị dụng cụ che mắt...
...và lặn xuống tìm cá
Em Hồ Thị Diên tranh thủ thời gian nghỉ để ra sống kiếm cá về cải thiện bữa ăn trưa
Sau một hồi dò tìm, Vui cất lưới lên cũng chỉ được vài con tôm
Đăng Đức
Theo Dantri
Tăng cường câu hỏi mở bài kiểm tra môn Tiếng Việt ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực Giáo dục theo quan điểm phát triển năng lực (Development of Competency) là xu thế thiết kế chương trình giáo dục phổ thông của nhiều quốc gia hiện nay, đặc biệt là những nước có nền giáo dục tiên tiến Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành...