Bị đề nghị tử hình, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát ngất xỉu
Bà Trương Mỹ Lan ngất xỉu, đổ xuống khi nghe đại diện VKS đề nghị mức án tử hình.
Chiều 19/3, sau phần luận tội, đại diện cơ quan công tố tại tòa đề nghị tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “ Tham ô tài sản”; 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”; 19-20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hợp hình phạt mức án tử hình.
Ông Chu Lập Cơ bị đề nghị từ 11 -12 năm tù. Trương Huệ Vân, cháu gái và là con nuôi của Trương Mỹ Lan bị đề nghị từ 19 – 20 năm tù.
Bà Trương Mỹ Lan (bên trái) bị đề nghị mức án tử hình.
Các bị cáo khác là cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không thể khắc phục. Bùi Anh Dũng: chung thân; Võ Tấn Hoàng Văn: chung thân.
Video đang HOT
Đại diện VKS cũng đề nghị mức án đối với 5 bị cáo đang bị truy nã và được xét xử vắng mặt. Cụ thể, Đinh Văn Thành (cựu Chủ tịch Ngân hàng SCB): chung thân, bị cáo Trầm Thích Tồn (Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) bị đề nghị 15-16 năm tù. Nguyễn Thị Thu Sương (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB) bị đề nghị 16-17 năm. Nguyễn Lâm Anh Vũ (Phó Giám đốc ngân hàng SCB, chi nhánh Bến Thành) bị đề nghị từ 12-13 năm. Chiêm Minh Dũng (Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB, đang bỏ trốn) bị đề nghị 16-17 năm tù.
Các bị cáo khác bị đề nghị từ 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 20 – 22 năm tù.
Nhóm các bị cáo là cán bộ thanh tra: bà Đỗ Thị Nhàn (nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước): chung thân về tội “Nhận hối lộ”.
Bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạnh trong khi thi hành công vụ”, bị cáo Nguyễn Văn Hưng (Nguyên Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị 14 -15 năm tù. Cùng tội danh, Nguyễn Thị Phụng (Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) bị đề nghị 4 -5 năm tù. Các bị cáo khác bị đền nghị từ 3 năm tù nhưng cho hưởng treo đến từ 3 – 4 năm tù.
Nhóm các bị cáo là cán bộ thanh tra giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hồ Chí Minh bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” gồm: Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh): 11 -12 năm; Nguyễn Thị Phi Loan (nguyên Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh): 6 -7 năm; Võ Văn Thuần (Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh): 7 -8 năm; Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh): 7 -8 năm, Nguyễn Tín (nguyên Thanh tra viên, Phó Trưởng phòng Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (Cục II cũ) thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN): 5 -6 năm.
Nguyễn Cáo Trí bị đề nghị 10 -11 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Trương Huệ Vân bị đề nghị mức án từ 19 – 20 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi thường toàn bộ số tiền 677.000 tỷ đồng và lãi phát sinh thiệt hại cho SCB.
Đối với Nguyễn Cao Trí, tạm giữ tiền, kê biên bất động sản của Trí để đảm bảo thi hành án. Tiếp tục kê biên tài sản của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án.
Với 1.169 bất động sản, VKS đề nghị HĐXX giải quyết theo quy định pháp luật. Các mã tài sản đang thế chấp tại SCB: giao cho SCB thu hồi nợ. Cơ quan công tố đề nghị tịch thu toàn bộ số tiền các bị cáo hưởng lợi, tự nguyện khắc phục thiệt hại trừ vào nghĩa vụ của bị cáo Trương Mỹ Lan
Bị cáo Trương Mỹ Lan hối hận vì kéo theo người đẹp doanh nhân vướng lao lý
Phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB ngày 12/3 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Đáng lưu ý, nhân vật mấu chốt được nhắc nhiều nhất là Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor.
Bị cáo Trương Huệ Vân tại phiên tòa sáng 12/3.
Nói về cháu ruột của mình, bị cáo Trương Mỹ Lan khai nhận: Dương Tấn Trước (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt) không đi vay tài sản. Các tài sản của Ngân hàng SCB đều phải có pháp lý nên Lan nhờ anh Trước hỗ trợ mua lại các tài sản Ngân hàng SCB, thực hiện các dự án. Do Trước tin lời của Lan nên mới vay với tài sản do cháu bị cáo là Vân bảo lãnh. Do vậy, bị cáo rất hối hận vì đã kéo theo cháu ruột mình và anh Trước vướng vòng lao lý.
Các bị cáo Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung (nguyên lãnh đạo Ngân hàng SCB) cùng khẳng định, Lan là người quyết định tại Ngân hàng SCB. Về sổ sách, mặc dù Lan chỉ đứng 4,9% nhưng thực chất Lan nắm phần lớn cổ phần Ngân hàng SCB. Các hồ sơ bị cáo ký theo chỉ đạo của Lan vì tin tưởng Lan ở tài năng kinh doanh, có khả năng giúp ngân hàng. Lan thường triệu tập cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng SCB. Tại cuộc họp, Lan chỉ đạo giải ngân cho vay; việc bổ nhiệm các lãnh đạo ngân hàng, phần lớn cũng theo ý kiến của Lan. Khi Lan cần 1 khoản tiền sẽ tổ chức họp, chỉ đạo lập hồ sơ, giải ngân và thực hiện các công việc liên quan. Ngoài tổ chức họp, Lan còn chỉ đạo trực tiếp. Năm 2021, Lan mua lại công ty Lavifood có giao cho Vân tham gia các cuộc họp. Tiền mà ngân hàng cho vay là huy động từ chính những người dân gửi tiền ngân hàng.
Tại tòa, bị cáo Trước cũng khai nhận về Vân. Cụ thể, đối với số tiền 1.500 tỷ đồng là phí dịch vụ của bị cáo. Lan luôn có danh sách các dự án dư nợ xấu tại Ngân hàng SCB. Lan có cho Trước xem dự án Thanh Yến. Trước khi xem dự án này và nói làm không có lãi. Tuy nhiên, Lan nói cứ làm có lỗ thì Lan sẽ bù lại. Tuy nhiên, sau đó Lan lại bảo bị cáo tập trung làm pháp lý và cho Công ty Tường Việt làm tổng thầu cung cấp trang thiết bị; lấy lại dự án này cho Vân và công ty Vivaland làm. Trong vụ việc này, Vân không biết việc bàn bạc về dự án Thanh Yến giữa Trước và Lan. Vân chỉ tiếp nhận dự án Thanh Yến theo chỉ đạo của bị cáo Lan.
Theo cáo trạng, Vân đã thực hiện chỉ đạo của Lan. Đồng thời, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn VTP, Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại Ngân hàng SCB, giúp sức cho Lan chiếm đoạt số tiền 1.088.240.58.955 đồng, gây thiệt hại số tiền 25.263.099.976 đồng.
Chồng, cháu gái và thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn nhận tội Trả lời xét hỏi của HĐXX, chồng, cháu gái và các thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan đều thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Ngày 11/3, phiên xét xử bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và các đồng phạm đã bước sang tuần xét xử thứ 2....