Bị đề nghị án tử, bà Trương Mỹ Lan run giọng ‘tinh thần bị cáo bấn loạn’
Bị VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình, bà Trương Mỹ Lan không giữ được bình tĩnh, bày tỏ “ bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
Hôm (15/11), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Sau khi bị VKS đề nghị giữ nguyên mức hình phạt tử hình, bị cáo Trương Mỹ Lan không giữ được bình tĩnh, có dấu hiệu bị choáng, đứng không vững và xin HĐXX được trình bày.
“Nếu không được cho lên nói chắc bị cáo ngất tại chỗ” – bà Lan run giọng.
Được sự đồng ý của HĐXX, bị cáo Lan gửi lời cảm ơn tới VKS đã giảm cho một phần tội. Tuy nhiên, bà Lan mong HĐXX và VKS xem xét kỹ về 2 tội danh “Tham ô tài sản” và “Nhận hối lộ”.
“Đến hôm nay, VKS tiếp tục giữ mức hình phạt như thế thì bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn. Kính xin tòa và VKS xem xét thật kĩ cho bị cáo. Bị cáo chỉ mong muốn rằng làm sao để có thể trả nợ cho Ngân hàng Nhà nước.
Bị cáo là người dám làm, dám chịu trách nhiệm. Suốt 10 năm qua, bị cáo đã cống hiến rất nhiều cho Ngân hàng SCB. Bị cáo không biết nói gì, chỉ xin HĐXX và VKS xem xét thật kĩ số liệu và một lần nữa cho được đối chiếu với Ngân hàng SCB” – bà Lan trình bày và tiếp tục khẳng định không chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.
Video đang HOT
Bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan, luật sư Phan Trung Hoài cho hay ở thời điểm phiên tòa phúc thẩm chưa diễn ra và bản án chưa có hiệu lực pháp luật, bà Trương Mỹ Lan đã làm đơn đề nghị Cục Thi hành án dân sự tổ chức thi hành án theo các quyết định của cả 2 bản án sơ thẩm (giai đoạn 1 và giai đoạn 2).
Theo luật sư Hoài, tại phiên phúc thẩm, bà Lan đã có chuyển biến mới về nhận thức liên quan đến yêu cầu kháng cáo. Điều này thể hiện ở việc bị cáo không kêu oan về các tội danh mà chỉ mong muốn được xem xét nguyên nhân, bối cảnh và những vấn đề cần được đánh giá đầy đủ, toàn diện, khách quan. Đặc biệt, bị cáo Lan mong muốn được xem xét tính xác thực của các số liệu quy buộc chiếm đoạt hoặc gây hậu quả thiệt hại.
Bên cạnh đó, có nhiều tình tiết mới liên quan đến dòng tiền khắc phục hậu quả vụ án, phương án xử lý cụ thể và kiến nghị về cơ chế. Việc này nhằm hồi sinh, phát triển các dự án, tài sản để có nguồn tiền khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án trong quá trình thi hành bản án, theo cam kết tự nguyện của bà Trương Mỹ Lan.
Luật sư Hoài cũng đề nghị HĐXX xem xét về nhân thân, lịch sử gia tộc bà Trương Mỹ Lan và nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án. Đồng thời, ông Hoài cho rằng cần đánh giá đầy đủ bản chất của đề án tái cơ cấu Ngân hàng SCB; việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đề xuất của Ngân hàng SCB triển khai kế hoạch cho vay mới để cơ cấu lại nợ cũ ngay từ năm 2012.
Theo vị luật sư này, bà Trương Mỹ Lan mong HĐXX cân nhắc thấu tình đạt lý, cùng với chính sách nhân đạo và khoan hồng của Đảng và Nhà nước để xem xét lại mức án tử hình mà bản án sơ thẩm đã tuyên về tội “Tham ô tài sản”.
Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát: Bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân
Bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền tiền do phạm tội mà có chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng khống.
Ngày 4/10, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" tiếp tục với phần luận tội và đề nghị mức hình phạt của VKS đối với các bị cáo trong vụ án.
Theo đại diện VKS, từ năm 2018, bị cáo Trương Mỹ Lan đã họp với lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng SCB, chứng khoán Tân Việt để phát hành trái phiếu của 4 công ty. Bằng các thủ đoạn giai dối, bà Lan và đồng phạm đã bán trái phiếu cho gần 35.824 bị hại chiếm đoạt số tiền hơn 30.000 tỷ đồng và sử dụng trái mục đích phát hành.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 4/10.
Đại diện VKS xác định, bị cáo Trương Mỹ Lan là người chi phối, điều hành mọi hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, chỉ đạo cấp dưới thực hiện nhiều sai phạm. Quá trình xét hỏi, bị cáo Lan cho rằng mình không có đề ra chủ trương phát hành trái phiếu, nhưng VKS xác định lời khai này không có căn cứ.
Hành vi của các bị cáo làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây hoang mang, mất niềm tin của người dân trong và ngoài nước. Hậu quả mà các bị cáo gây ra là đặc biệt lớn.
Về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, từ năm 2018-2020, bị cáo Trương Mỹ Lan đã đề ra chủ trương và chỉ đạo các bị cáo Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT; Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB) và Nguyễn Phương Hồng (Phó Tổng giám đốc thuộc Ngân hàng SCB - đã chết). Cùng với Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch (Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt - đã chết) và Hồ Bửu Phương (Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) sử dụng 4 Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu khống, với tổng khối lượng là 308.691.388 trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về hơn 30.000 tỷ đồng đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Bị cáo Trướng Huệ Vân bị đề nghị 6 - 5 tù.
Từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 445.000 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu. Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức sử dụng số tiền tiền do phạm tội mà có chủ yếu để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn VTP tại Ngân hàng SCB; trả nợ giữa các công ty/cá nhân trong Tập đoàn VTP vay mượn nhau; chuyển tiền ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng khống.
Đối với tội rửa tiền, từ ngày 27/10/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng khống mua bán cổ phần, vốn góp; tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài; thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài tổng số tiền là 4,5 tỷ USD tương đương 106.730 tỷ đồng.
Bị cáo Chu Lập Cơ bị đề nghị 24 - 30 tháng tù.
Đại diện VKS đã đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm về tội rửa tiền và 8-9 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt là chung thân.
Bị cáo Chu Lập Cơ bị đề nghị mức án 24-30 tháng tù về tội "Rửa tiền". Bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bà Lan) bị đề nghị 6 -7 năm tù; Ngô Thanh Nhã (em dâu bị cáo Lan) bị đề nghị 7-8 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 30 tháng tù đến 27 năm tù.
Về dân sự, VKS đề nghị HĐXX buộc bị cáo Trương Mỹ Lan có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại trong vụ án. Đồng thời, tiếp tục kê biên các bất động sản, tài sản có liên quan tới bà Lan để khắc phục hậu quả
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vì sao 46 nhân viên Ngân hàng SCB thoát lao lý? Dù liên quan tới việc phát hành hoặc bán trái phiếu nhưng 46 cán bộ, nhân viên của Ngân hàng SCB thoát lao lý vì không biết chủ trương phát hành trái phiếu là trái luật của bà Trương Mỹ Lan. TAND TPHCM đang xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra...