Bị đau bụng, khi nào thì phải đến bệnh viện ngay?
Đau bụng trên thường là vấn đề sức khỏe không đáng lo ngại. Nhưng trong một số ít trường hợp, đau bụng trên có thể phải cần được chữa trị ngay lập tức.
Trong nhiều trường hợp, đau bụng trên thường là vấn đề sức khỏe không đáng lo ngại. Nhưng trong một số ít trường hợp, đau bụng trên có thể phải cần được chữa trị ngay lập tức. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Khi đau bụng trên kèm theo những triệu chứng sau, người bệnh cần phải đến bệnh viện ngay:
Đổ nhiều mồ hôi
Cơn đau bụng dữ dội đến mức khiến mồ hôi đổ đầm đìa là dấu hiệu cho thấy bệnh đang nghiêm trọng. Đổ mồ hôi là triệu chứng lâm sàng cho thấy cơ thể đang bị căng thẳng và phải vật lộn với bệnh tật.
Trong những trường hợp này, người bệnh cần phải đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, theo Reader’s Digest.
Cơn đau lan đến một nơi khác của cơ thể
Đau bụng trên và cơn đau lan ra những khu vực khác của cơ thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng. Nếu cơn đau lan lên cổ, vai trái hoặc cánh tay trái thì có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, các chuyên gia cảnh báo.
Sốt
Video đang HOT
Cơn đau bụng trên kèm theo triệu chứng sốt thường khó chẩn đoán có phải là vấn đề nghiêm trọng hay không. Sốt thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng có thể nghiêm trọng nhưng một số khác thì không, chẳng hạn như cúm dạ dày thì thường nhẹ và không đáng lo.
Cúm dạ dày thường gây đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Khi mắc, người bệnh nên uống nhiều nước. Nếu cơ thể sốt hơn 39 độ C kèm với đau bụng dữ dội thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Tùy theo tiền sử bệnh mà người bị đau bụng trên có cần phải đến bệnh viện ngay hay không. Những người có bệnh tim, tiểu đường, phình động mạch chủ, phẫu thuật vùng bụng, từng bị chấn thương hoặc xuất huyết đường tiêu hóa thì cần đến bệnh viện ngay khi bị đau bụng trên. Đây là những tình trạng có thể đe dọa tính mạng, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ y khoa khẩn cấp người Mỹ Rema Johnson.
Da chuyển sang màu vàng
Vàng da thường là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng ở gan và túi mật. Những bệnh nhân bị sỏi mật thường bị đau bụng trên dữ dội, lan ra vùng bụng bên phải trong khoảng một hoặc hai giờ sau khi ăn.
Phần lớn các bệnh liên quan đến túi mật đều có thể được điều trị mà không cần phải cắt bỏ túi mật, theo Reader’s Digest.
Liên tiếp uống 7 chai nước khoáng mỗi ngày với mong muốn đào thải sỏi ra khỏi cơ thể, kết quả nhận được còn kinh hãi hơn
Trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tuần, anh Trương liên tiếp uống 7 chai nước khoáng mỗi ngày với mong muốn đào thải sỏi ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ Uông Ba, bệnh viện Wuhan Jingdu Stone Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp anh Trương (26 tuổi) sống tại Vũ Hán, Trung Quốc. Anh Trương có thói quen uống nước giải khát, không uống nước lọc và thường chơi game đến khuya.
Một hôm, sau khi ăn lẩu cay, anh Trương cảm thấy không khỏe và đau bụng. Ngày hôm sau, triệu chứng đau bụng giảm, anh Trương cho rằng ăn hải sản nên đau bụng và không để tâm tình trạng sức khỏe. Một tuần sau, anh Trương cảm thấy bụng đau nhói nên đến bệnh viện khám, được chẩn đoán mắc bệnh sỏi niệu quản.
Anh Trương được chẩn đoán mắc bệnh sỏi niệu quản.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tuần, anh Trương liên tiếp uống 7 chai nước khoáng mỗi ngày với mong muốn đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, anh Trương bắt đầu cảm thấy bụng đau và căng trướng nên đến bệnh viện chuyên khoa khám.
Bác sĩ Uông Ba chia sẻ: "Kết quả chụp CT cho thấy, quả thận bên phải của bệnh nhân xảy ra tình trạng thận ứ nước, nguyên nhân là do niệu quản có một viên sỏi lớn mắc kẹt, đường kính viên sỏi là 1.8cm. Khi viên sỏi gây tình trạng tắc nghẽn trong niệu quản, nếu bệnh nhân uống nhiều nước và không thể đào thải ra ngoài cơ thể sẽ gây tình trạng thận ứ nước. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng chức năng thận và gây nhiễm trùng. Sau khi bệnh nhân tiếp nhận phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể, tình trạng của người bệnh đã cải thiện".
Sau khi bệnh nhân tiếp nhận phẫu thuật gắp sỏi ra khỏi cơ thể, tình trạng của người bệnh đã cải thiện.
Bác sĩ Uông Ba thông tin thêm, không phải tất cả sỏi thận được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua việc uống nước. Bác sĩ khuyến nghị, người bệnh nên tiến hành phẫu thuật nếu phát hiện sỏi trong cơ thể có kích thước 0,7cm hoặc lớn hơn 1cm.
Bác sĩ Uông Ba, bệnh viện Wuhan Jingdu Stone Hospital.
Sỏi niệu quản là gì?
Niệu quản là một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, niệu quản có 3 vị trí hẹp sinh lý là những điểm thường gây cản trở cho việc sỏi di chuyển xuống dưới.
Sỏi niệu quản là một trong các loại sỏi đường tiết niệu, là bệnh rất hay gặp.
Nguyên nhân gây sỏi niệu quản hầu hết là do sỏi rơi từ trên thận xuống, sỏi hình thành tại niệu quản rất ít gặp chỉ trong một số điều kiện như hẹp, u hay có túi thừa niệu quản
Triệu chứng sỏi niệu quản
Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau vùng lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản, gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.
Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với biểu hiện: Đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục không có tư thế giảm đau.
Đái máu có thể đái máu vi thể phát hiện qua soi hay đái máu đại thể có thể phát hiện bằng mắt thường nước tiểu màu như nước rửa thịt.
Đái ra sỏi ít gặp nhưng có giá trị chẩn đoán.
Đái ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm các triệu chứng: Sốt, đái buốt, đái rắt.
Sau khi ăn xiên mực nướng, cô bé 7 tuổi nhập viện trong tình trạng nôn ra máu và được bác sĩ khuyên nên tránh ăn 3 nhóm thực phẩm Cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám. Tiểu Hoan (7 tuổi) là một cô bé sống tại thành phố Tây An, Trung Quốc. Dạo gần đây, khi bố cho tiền mua xiên mực nướng, cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn,...