Bi đát cảnh cha mẹ Afghanistan bán con trả nợ sau khi Taliban nắm quyền
Một số gia đình ở Afghanistan phải bán con để trả nợ do tình trạng đói nghèo gia tăng kể từ khi Taliban lên nắm quyền trở lại.
Người dân Afghanistan tìm cách chạy tới sân bay ở thủ đô Kabul để sơ tán (Ảnh: Reuters).
Theo báo Wall Street Journal , Saleha, một người làm công việc dọn dẹp ở phía tây Afghanistan, đã bán con gái 3 tuổi cho một người đàn ông mà cô nợ khoảng 550 USD. Saleha, 40 tuổi, nhận được 70 xu mỗi ngày từ công việc của mình, còn chồng cô không có việc làm.
“Nếu cuộc sống tiếp tục tồi tệ như thế này, tôi sẽ giết các con mình rồi tự sát. Tôi thậm chí không biết tôi nay chúng tôi sẽ ăn gì”, Saleha nói.
“Tôi sẽ cố gắng kiếm tiền để cứu con gái mình”, chồng của Saleha cho biết.
Khalid Ahmad, người cho Saleha vay tiền, nói rằng anh ta phải nhận bé gái 3 tuổi để trừ nợ.
“Tôi cũng không có tiền. Họ không trả lại tiền cho tôi. Vì vậy, tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nhận bé gái”, Khalid cho biết.
Video đang HOT
Thu thập chai nhựa để bán là một trong số ít công việc kiếm ra tiền ở Afghanistan (Ảnh: WSJ).
Sau khi Taliban lên nắm quyền, các nước láng giềng Pakistan và Iran đều đóng cửa biên giới với Afghanistan, khiến nhiều người Afghanistan không có cơ hội tìm kiếm việc làm ở các nước này. Họ buộc phải thu thập chai nhựa và rác có thể tái chế để đem bán. Một số gia đình không còn cách nào khác ngoài bán con để trả nợ.
Vào tháng trước, cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc cho biết Afghanistan đang có nguy cơ rơi vào “tình trạng nghèo đói phổ cập” sau khi lực lượng Taliban nhanh chóng tiếp quản đất nước hồi tháng 8.
Kanni Wignaraja, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc cho biết trong vòng một năm tới, tỷ lệ nghèo đói ở Afghanistan sẽ tăng lên mức đáng báo động 97% hoặc 98%.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, 95% người Afghanistan không đủ ăn và người dân nước này “đang bị đẩy đến bờ vực của sự sống còn”.
Những người đàn ông chờ nhận viện trợ lương thực tại một điểm phân phối do Chương trình Lương thực Thế giới điều hành ở Herat, Afghanistan (Ảnh: WSJ).
Đằng sau những con số thống kê trên là vô số bi kịch của những gia đình như Saleha. Saleha và chồng từng làm việc trong một trang trại ở tỉnh Badghis, phía tây Afghanistan, nhưng 2 năm trước họ đã mất thu nhập vì chiến tranh và hạn hán. Vì vậy, họ buộc phải đi vay tiền.
Trong bối cảnh hệ thống tài chính và thương mại tê liệt sau khi Taliban tiếp quản đất nước, giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản như bột mì và dầu đã tăng gấp đôi kể từ giữa tháng 8.
Theo Wignaraja, sau khi Mỹ lật đổ Taliban khỏi bộ máy chính quyền Afghanistan vào năm 2001, Afghanistan đã đạt được một số thành tựu phát triển như tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người.
Trong hai thập niên qua, Afghanistan đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể, nhưng những thành tựu này đang có nguy cơ sụp đổ vì bất ổn chính trị.
Wignaraja cho biết Afghanistan đối mặt với “sự sụp đổ của hoạt động ngân hàng” khi Taliban lên nắm quyền. Đại dịch Covid-19 càng khiến tình hình bất ổn trở nên nghiêm trọng hơn.
Một thành viên của Taliban ôm súng chờ bên ngoài một tiệm bánh mì, trong khi những người phụ nữ ngồi xin tiền (Ảnh: WSJ).
Trong nỗ lực nhằm hạn chế nguồn lực của Taliban, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đóng băng gần 10 tỷ USD dự trữ của ngân hàng trung ương Afghanistan, phần lớn do Ngân hàng Dự trữ Liên bang ở New York nắm giữ.
Shah Mehrabi, thành viên hội đồng quản trị cấp cao của Ngân hàng Da Afghanistan, nói với Bloomberg rằng động thái trên của Mỹ bị chỉ trích là sai hướng và rốt cuộc sẽ gây tổn hại cho người dân Afghanistan hơn là cho Taliban.
Các quan chức Taliban đã nhiều lần nói rằng họ hoan nghênh viện trợ quốc tế cho Afghanistan, nhưng sẽ không đánh đổi đức tin Hồi giáo của họ để lấy viện trợ. Mỹ gần đây đồng ý viện trợ nhân đạo cho Afghanistan, nhưng nhấn mạnh viện trợ đó không đồng nghĩa với việc chính thức công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan.
EU cam kết bổ sung viện trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan
Liên minh châu Âu (EU) ngày 15/9 đã cam kết tăng cường viện trợ cho Afghanistan, đồng thời khẳng định sẽ sát cánh cùng người dân quốc gia Tây Nam Á này.
Người Afghanistan đợi để vào Pakistan tại cửa khẩu biên giới Chaman giữa Afghanistan và Pakistan ngày 27/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu thường niên về tình hình EU trước Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nêu rõ: "Chúng ta phải làm mọi điều để ngăn chặn những nguy cơ thực sự về một nạn đói và thảm họa nhân đạo. EU sẽ sát cánh cùng người dân Afghanistan".
Theo bà von der Leyen, trước mắt, EU sẽ viện trợ nhân đạo bổ sung 100 triệu euro (118 triệu USD) cho người dân Afghanistan. Cam kết trên được đưa ra sau khi khối này đã tăng gấp 4 lần viện trợ nhân đạo cho Afghanistan trong năm nay, lên 200 triệu euro (236 triệu USD).
Theo bà von der Leyen, EU sẽ công bố cụ thể về "gói hỗ trợ mới, có quy mô lớn hơn" dành cho Afghanistan trong những tuần tới.
Trước đó, ngày 14/9, trong buổi họp báo đầu tiên sau khi Taliban ra mắt thành lập chính phủ lâm thời, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan Amir Khan Muttaqi kêu gọi cộng đồng quốc tế nối lại hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan trong khủng hoảng kinh tế hiện nay. Lời kêu gọi của ông Muttaqi đưa ra sau khi LHQ cho biết đã có 1,2 tỉ USD được cam kết hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan.
Trong diễn biến liên quan đến tình hình Afghanistan, chỉ huy tình báo của lực lượng Taliban ở tỉnh Kunduz (miền Bắc Afghanistan) đã bác bỏ những báo cáo về sự hiện diện của các tay súng có quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại tỉnh này, khẳng định đây là những thông tin vô căn cứ và bịa đặt.
Phát biểu với báo giới ngày 15/9, ông Hajji Najibullah Haron khẳng định Bất cứ thông tin nào về sự hiện diện của các chiến binh Daesh (IS) ở Kunduz đều là vô căn cứ hoàn toàn".
Viên chỉ huy này đồng thời nhấn mạnh Afghanistan sẽ không cho phép bất kỳ thế lực nào phá hoại hòa bình và an ninh ở Kunduz, hoặc bất kỳ khu vực nào khác của đất nước, quan chức này lưu ý.
Theo những thông tin mới nhất từ kênh truyền hình quốc gia al-Alam (Iran), các chuyến bay chở khách giữa Iran và Afghanistan đã được nối lại vào ngày 15/9.
Cụ thể, chiếc máy bay của hãng hàng không Mahan Air đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở Kabul. Chuyến bay chở 19 hành khách, khởi hàng từ thành phố Mashhad của Iran. Các tuyến bay từ Iran tới Kabul đã bị đình chỉ kể từ cuối tháng trước, sau khi Taliban kiểm soát thành phố này.
Các nước tiến thoái lưỡng nan trước vấn đề viện trợ cho Afghanistan Các thành viên Liên hợp quốc cam kết viện trợ hơn 1,2 tỷ USD cho Afghanistan để xử lý khủng hoảng nhân đạo, song nhiều quốc gia lo ngại hành động này có thể giúp hợp pháp hóa chính phủ của Taliban. Quyết định ngừng viện trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đẩy nền...