Bị cúm dạ dày nên ăn gì?
Cúm dạ dày là một dạng viêm dạ dày ruột do virus gây ra. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn khi mắc phải bệnh này.
Chuối: Chuối giàu kali và vitamin B6, do đó đây là bài thuốc tại nhà rất hiệu quả cho bệnh cúm dạ dày. Chuối giúp bù lại lượng khoáng chất bị mất và duy trì cân bằng điện giải.
Gừng: Gừng chứa các thành phần kháng khuẩn và kháng virus giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn, từ đó giảm tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.
Cơm và nước cơm: Cúm dạ dày thường khiến cơ thể mất nước. Cơm và nước cơm giàu các chất dinh dưỡng giúp bù nước và các khoáng chất cho cơ thể, đồng thời củng cố thành dạ dày và giúp giảm nôn mửa.
Trái cây ít axit: Ăn trái cây là một cách tự nhiên để bù dinh dưỡng và cung cấp năng lượng để cơ thể chống lại các virus gây cúm dạ dày. Hãy chọn những loại trái cây giàu nước và ít axit như dưa hấu, sung, bí đỏ, đu đủ, đào và các loại quả mọng.
Tỏi: Tỏi chứa chất allicin giúp tăng cường năng lực của các tế bào bạch cầu trong quá trình chống lại các mầm bệnh. Ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để giảm triệu chứng và mức độ của bệnh cúm dạ dày.
Bánh quy giòn: Bánh quy giòn giúp ổn định dạ dày, đồng thời giúp bù lại các chất dinh dưỡng bị mất. Bánh quy giòn không cay, ít chất xơ, giàu carbs đơn và chất béo, nhờ đó là một thực phẩm phù hợp để ăn khi bị cúm dạ dày.
Video đang HOT
Đá viên: Khi cơn đau do cúm dạ dày trở nên khó kiểm soát, hãy ngậm một viên đá lạnh, bởi đá viên giúp cấp nước cho cơ thể mà không khiến dạ dày bị quá tải chất lỏng.
Bánh mì ngũ cốc nguyên cám: Bánh mì ngũ cốc nguyên cám là một thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp cho người mắc cúm dạ dày mà không gây các vấn đề tiêu hóa khác.
Giấm táo: Giấm táo giàu chất pectin làm giảm kích ứng dạ dày. Lượng axit trong giấm táo giúp ngăn sự sinh sôi của virus. Giấm táo còn giúp giảm tình trạng đầy hơi.
Nước dừa: Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời để bù nước cho cơ thể, đồng thời điều trị các triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa dạng nhẹ. Bạn nên sử dụng nước dừa trong giai đoạn đầu của bệnh cúm dạ dày.
Chanh: Chanh có khả năng tiêu diệt các virus gây cúm dạ dày. Các chất chống oxy hóa có trọng chanh cũng giúp chống lại các mầm bệnh, đồng thời giúp giảm tình trạng buồn nôn.
Quế: Quế giúp làm dịu dạ dày và giúp giảm triệu chứng của nhiều dạng nhiễm khuẩn dạ dày ruột. Quế kích thích hệ tiêu hóa và ngăn triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy và nôn mửa.
Sữa chua: Sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Bạc hà: Bạc hà là một chất giúp thư giãn các cơ dạ dày và giảm đầy hơi. Các thành phần kháng khuẩn của bạc hà giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Trà hoa cúc: Các thành phần kháng viêm có trong trà hoa cúc giúp làm dịu dạ dày và tiêu diệt các mầm bệnh. Hiệu ứng giảm đau nhẹ của trà hoa cúc cũng giúp thư giãn các cơ dạ dày và giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa./.
2 loại dưỡng chất giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư tuyến tụy
Ung thư tuyến tụy là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, vì khó chẩn đoán sớm và tiên lượng sau điều trị kém.
Ung thư tuyến tuỵ xảy ra khi tế bào ung thư phát triển trong chủ mô của tuyến tụy. Tụy là một tuyến nằm phía sau dạ dày và phía trước cột sống. Tụy sản xuất ra dịch tiêu hóa và các hormone điều hòa lượng đường huyết trong máu. Tế bào của tụy ngoại tiết sản xuất ra dịch tiêu hóa thức ăn, còn tế bào của tụy nội tiết sản xuất insulin và một số hormone khác.
Các triệu chứng ban đầu của ung thư tuyến tụy không rõ ràng, khó phát hiện sớm, đôi khi bị chẩn đoán nhầm thành viêm ruột hoặc viêm dạ dày.
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tụy?
Theo GS Satoshi Nakagori, Đại học Y khoa Tokai, Nhật Bản, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường. Con số này ở người có thói quen hút thuốc lá là 2 lần; người bị viêm tụy mãn tính do uống rượu bia là 7-10 lần.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, khi bệnh ung thư tuyến tụy có triệu chứng thì gần 80% đã ở tình trạng không thể phẫu thuật.
Do đó, nếu mọi người xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đau lưng, chán ăn, vàng da, nước tiểu nâu, sốt mà không thể giải thích, thì cần sớm đi thăm khám để tìm ra căn nguyên.
Ung thư tuyến tụy được điều trị như thế nào?
Có nhiều cách thức để điều trị ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến tụy.
- Hóa trị liệu và xạ trị.
Hóa trị liệu dùng thuốc hóa chất để diệt tế bào trong khối u. Xạ trị dùng tia X-quang hoặc các tia phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ác tính. Phẫu thuật được dùng để cắt bỏ khối u hoặc điều trị các triệu chứng của ung thư tụy.
Tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuỵ dù đã được tích cực điều trị bằng các phương pháp hiện đại nhưng vẫn còn rất kém. Theo báo cáo của Hiệp Hội Ung Thư Mỹ, tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy ngoại tiết sống sót sau chẩn đoán 1 năm chỉ khoảng 23% và sau chẩn đoán 5 năm, chỉ còn 4% bệnh nhân sống sót.
Dưỡng chất giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư tuyến tụy
Bổ sung axit folic và vitamin B6 là giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 150 bệnh nhân ung thư tuyến tụy và 459 trường hợp đối chứng đã chỉ ra: Nhóm ăn nhiều axit folic nhất có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy thấp hơn 69% so với nhóm ít ăn nhất; nhóm ăn nhiều axit folic và vitamin B6 nhất giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy tới 76%.
Những thực phẩm giàu axit folic và vitamin B6 mà bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày bao gồm: đậu nành, đậu tằm, nấm đông cô, trứng, gan heo, rau chân vịt, măng tây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thịt đỏ...
Lượng axit folic được khuyến nghị là 400 microgam và không vượt quá 1000 microgam mỗi ngày. Trong khi đó, lượng vitamin B6 khuyến nghị hàng ngày là 1,5 mg.
Các nhà khoa học đã khẳng định 1/3 số bệnh ung thư có thể phòng ngừa, 1/3 có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và cùng với điều trị chăm sóc hỗ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống cho 1/3 số bệnh nhân ung thư còn lại.
Do đó, với bệnh ung thư, bên cạnh lối sống lành mạnh, chơi thể thao, suy nghĩ tích cực, tránh xa rượu bia thuốc lá, thì khám sàng lọc và phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Bí quyết đẩy lùi chứng mất ngủ nhờ 10 loại thực phẩm dễ tìm Cá hồi, cá ngừ là các loại thực phẩm giàu vitamin B6, giúp sản sinh melatonin - một loại hormone nội sinh trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp sinh học ngủ. Mất ngủ dường như trở thành chứng bệnh phổ biến khiến nhiều người đánh giá thấp tầm ảnh hưởng của nó. Mất ngủ thường xuyên...