Bị cúm A, ăn gì cho mau khoẻ?
Người mắc cúm A thường chán ăn, kiệt sức vì vậy chế độ dinh dưỡng với họ rất quan trọng.
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang ghi nhận nhiều ca bệnh nhiễm cúm A. Nhóm nguy cơ cao bị bệnh là trẻ dưới 5 tuổi, người 65 tuổi trở lên, mẹ bầu, người có hệ miễn dịch kém, người đang mắc một số bệnh lý như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hen, phổi, bệnh tim mạch…
Một số triệu chứng của bệnh cúm A có thể kể đến như sốt, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, hắt hơi, đau họng, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, tiêu chảy… Bệnh thường có thể hồi phục trong 7 ngày.
Bác sĩ Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, cúm A lây qua đường hô hấp, nên khi bị nhiễm cúm bạn cần cách ly để tránh lây bệnh sang người khỏe. Nếu phải ra ngoài, bạn cần đeo khẩu trang. Người tiếp xúc với bệnh nhân cũng nên đeo khẩu trang và đảm bảo rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh.
Chế độ dinh dưỡng với người bị bệnh rất quan trọng. (Ảnh minh họa)
Khi bị cúm, người bệnh nghỉ ngơi tại phòng riêng thông thoáng, súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh.
Người mắc cúm A thường mệt mỏi và chán ăn, nhất là trẻ em và người già. Điều này, có thể gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và khiến cho quá trình hồi phục của người bệnh lâu hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Bác sĩ Vân khuyến cáo người nhiễm cúm A ngoài việc tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ thì cần đảm bảo bổ sung dưỡng chất như ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung vitamin từ rau củ quả, trái cây, uống nhiều nước.
Bổ sung vitamin A: Các thực phẩm tốt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Có thể kể đến một số thực phẩm như rau củ và trái cây màu xanh đậm, gồm rau cải xoăn, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, gấc, cà chua…
Bổ sung vitamin C: Thực phẩm chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, từ đó cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng, phòng ngừa biến chứng bệnh. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể đến như ổi, dâu tây, nho, kiwi, cam, quýt, chuối, lê, táo, ớt chuông, bông cải xanh…
Bổ sung kẽm: Người bệnh có thể bổ sung thêm kẽm, tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng hiệu quả. Bổ sung kẽm cũng là cách góp phần cải thiện những triệu chứng của một số bệnh về đường hô hấp như bệnh cúm, xoang, viêm phổi… Những thực phẩm chứa nhiều kẽm mà bệnh nhân mắc cúm A nên bổ sung là thịt nạc, sò, hàu, tôm, cua, cá, trứng, sữa.
Thêm gia vị tỏi, gừng: Các loại gia vị tốt cho người bị cúm như tỏi, hành, gừng. Tỏi có chứa allicin, hợp chất sulfur hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm. Do đó, khi ăn tỏi, các triệu chứng ho và nghẹt mũi ở bệnh nhân bị cúm A được cải thiện đáng kể. Người bệnh nên lưu ý bổ sung tỏi trong chế độ ăn hàng ngày bằng cách kết hợp những loại thực phẩm khác.
Với người bị cúm, bác sĩ Vân khuyến cáo cũng nên bổ sung gừng trong thực đơn mỗi ngày. Bạn có thể kết hợp gừng trong các món cháo gà, canh gà hoặc bệnh nhân cũng có thể sử dụng trà gừng để cải thiện triệu chứng cúm. Ngoài ra, bạn có thể uống mật ong hàng ngày. Mật ong có tính kháng khuẩn đồng thời tăng cường sức đề kháng. Bạn nên sử dụng trà mật ong gừng, mật ong chanh tươi cùng nước ấm để giảm ho và giảm đau họng.
Người mắc cúm A tăng cao ở Quảng Ninh
10 ngày gần đây, số bệnh nhân mắc cúm A tại Quảng Ninh, tăng cao dù không phải là thời điểm bùng phát loại bệnh này.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân nên đeo khẩu trang khi đến nơi đông người và chú ý vệ sinh cá nhân để tránh bị lây nhiễm.
Mỗi ngày, bệnh viện tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện đa khoa khu vực Bãi Cháy tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân nhập viện do cúm A. Con số này được cho là tăng đột biến so với nhiều năm.
Các bệnh nhân mắc cúm A có đầy đủ các triệu chứng tương tự như người mắc COVID-19 và nhiều người tự điều trị tại nhà.
Các bệnh viện lớn ở tỉnh Quảng Ninh mỗi ngày tiếp nhận từ 20-30 bệnh nhân mắc cúm A.
"Trước khi vào viện, tôi có triệu chứng ho, sốt cao từ nhẹ đến nặng, khi sốt cao, tôi dùng thuốc nhưng không hạ, mà duy trì mức trên 39 độ nên phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Tại bệnh viện, tôi được chẩn đoán mắc cúm A phải nhập viện điều trị", chị Nguyễn Thị Ánh Chi ở phường Cao Thắng nói.
Ông Quốc Bình, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long cho biết: "Ở nhà tôi sốt rất cao 39 - 40 độ. Đến Bệnh viện Bãi Cháy xét nghiệm thì bác sỹ nói tôi mắc bệnh cúm A".
Cúm A có thể xuất hiện quanh năm nhưng cao điểm vào tháng 3, 4 và tháng 9, tháng 10. Tính tới thời điểm này, Quảng Ninh đang ghi nhận khoảng 900 ca mắc cúm A ở hầu hết các địa phương, riêng tháng 6 có số ca mắc nhiều nhất - gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
Bác sỹ CKI Hoàng Thị Thanh Hoa, Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết nguyên nhân cúm A bùng phát thời điểm này một phần là người dân chủ quan không đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng.
Tháng 6/2022, Quảng Ninh có số ca mắc nhiều nhất, gần 300 ca, gấp đôi các tháng trước đó.
"Người dân đi du lịch nhiều, giao thương nhiều nên tốc độ lây lan tăng nhất là khi mọi người không đeo khẩu trang. Vì vậy, ngoài vấn đề cúm A chúng tôi rất lo ngại dịch COVID bùng phát trở lại. Nên khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là cúm A và COVID", bác sĩ Thanh Hoa cho hay.
Bên cạnh cúm A, một số bệnh như sốt xuất huyết cũng đang có diễn biến phức tạp do sinh viên từ các tỉnh phía Nam về nghỉ hè khá đông. Các bệnh này có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh.
Cán bộ y tế xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh.
"3 loại dịch bệnh đang cùng có trong cộng đồng là COVID-19; cúm A và sốt xuất huyết. Các triệu chứng của các loại bệnh này hơi giống nhau, do đó người dân không nên chủ quan. Nếu như dùng các loại thuốc hạ sốt không đỡ thì nên đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị sẽ giảm được các biến chứng và nguy cơ chuyển biến nặng. Cùng với đó các cá nhân, gia đình, những nơi tập thể phải thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn sạch sẽ môi trường xung quanh đặc biệt cần tiêm phòng vaccine để tránh những biến cố xấu có thể xảy ra", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dung, Trưởng Khoa kiểm soát bệnh Truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh khuyến cáo.
Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, ngoài việc tăng cường hoạt động giám sát, khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, các cơ quan chức năng cũng mong muốn người dân đề cao tinh thần tự giác, bảo vệ người thân và cộng đồng. Biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine, giảm được nguy cơ mắc bệnh nặng.
Bệnh nhân cúm A tăng bất thường Nhiều bệnh nhân nhập viện sốt cao, đau nhức toàn thân với các triệu chứng của cúm A - bệnh gây nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Xuất hiện các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt, nhức mỏi toàn thân, anh Nguyễn Văn T. (41 tuổi, trú Hà Nội) nghĩ là cúm thường và chỉ nhập...