Bị chuột rút sau ngày “đèn đỏ” không bình thường như bạn nghĩ đâu
Dưới đây là một vài lý do tại sao bạn bị chuột rút sau kỳ kinh nguyệt, và phải làm gì khi cơn đau ập đến.
Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút bàn tay, hãy làm theo lời khuyên nàyHóa ra đây là lý do chân bạn luôn chuột rút vào ban đêm?”Thổi bay” chuột rút kỳ kinh nguyệt với 6 phương pháp siêu đơn giản, ai cũng thực hiện được
Chuột rút sau kỳ kinh nguyệt
Chuột rút ngoài kinh nguyệt được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh thứ phát có thể đi kèm với một số triệu chứng như đau khi “yêu”, đi ngoài và đi tiểu đau đớn, đau vùng chậu, chảy máu hoặc có máu giữa các thời kỳ, chảy máu kinh nguyệt nhiều, đầy hơi, mệt mỏi và khó tham gia các hoạt động hàng ngày.
Nguyên nhân gây chuột rút sau kỳ kinh nguyệt là gì?
Đau bụng kinh thứ phát có thể do u xơ tử cung, u nang hoặc polyp. Tuy nhiên, một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn bao gồm lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu và lạc nội mạc trong cơ tử cung.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô hoạt động giống như niêm mạc tử cung bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung. Những cơn đau quặn sau ngày “đèn đỏ” cũng có thể đi kèm với cơn đau và đau vùng chậu trong khi quan hệ tình dục. Tổ chức lạc nội mạc tử cung của Mỹ ước tính rằng cứ 10 phụ nữ thì có một người mắc phải tình trạng này, nhưng tỷ lệ đó có thể lớn hơn do hầu hết phụ nữ không được chẩn đoán mắc lạc nội mạc tử cung. Thật không may, lạc nội mạc tử cung chưa tìm ra được nguyên nhân hoặc cách chữa trị.
Tương tự như lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc trong cơ tử cung xảy ra khi có sự phát triển của mô. Nhưng, mô này tương tự như lớp lót tử cung, phát triển thành các thành cơ của tử cung và rụng trong kỳ kinh nguyệt. Với lạc nội mạc trong cơ tử cung , tử cung có thể trở nên to ra, có nghĩa là có một vùng xương chậu mềm và kỳ kinh nguyệt nặng hơn. Và mặc dù vẫn chưa có nguyên nhân gây ra bệnh lạc nội mạc trong cơ tử cung , nhưng căn bệnh có xu hướng biến mất khi thời kỳ mãn kinh bắt đầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, viêm vùng chậu khác ở chỗ nó là một bệnh nhiễm trùng, “xảy ra khi vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục lây lan từ âm đạo đến tử cung và các bộ phận khác”. Nó không được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng nó thường do một người gây ra. Ngoài chuột rút, các triệu chứng viêm vùng chậu bao gồm tiết dịch âm đạo nặng, chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ, đi tiểu và “yêu” đau đớn. Giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng, viêm vùng chậu có thể được điều trị bằng kháng sinh sau khi được chẩn đoán.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng xảy ra trong ngày “đèn đỏ”, đặc biệt là nếu chúng có vẻ bất thường.
Ngoài ra, bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu bạn không thể kiểm soát các triệu chứng kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống và thấy rằng các triệu chứng đang ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động hàng ngày của bạn.
Theo Womansday
Kinh nguyệt không đều, đừng lơ là, đó có thể là dấu hiệu báo động của sức khỏe
Kinh nguyệt có thể là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, nhưng rõ ràng nó cũng mang đến nhiều lợi ích. Việc hàng tháng chịu đau đớn và mất máu là dấu hiệu cơ thể đang hoàn toàn bình thường và hoạt động trơn tru.
Theo bác sĩ Mary Rosser - giám đốc bộ phận Sản khoa tại Monntefiore Health System, mang thai là nguyên nhân thường gặp nhất khiến kinh nguyệt không đều. Nhưng đây không phải lí do duy nhất gây rối loạn kinh nguyệt.
Dưới đây là 9 lí do thường gặp khiến chu kì của bạn thay đổi:
1. Bạn đang gặp phải căng thẳng
Rosser nói: "Có những yếu tố ảnh hưởng đến não của chúng ta, dẫn đến những thay đổi ở buồng trứng và từ đó ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Căng thẳng là một trong số đó." Nói chung, căng thẳng có thể làm giảm các hooc môn điều hoà sự rụng trứng, hoặc giải phóng trứng từ buồng trứng.
2. Vận động quá sức
"Khi bắt đầu tăng cường độ vận động, một người có thể làm... biến mất kì kinh của họ", Rosser nói. Cũng giống như căng thẳng, việc luyện tập quá nhiều có thể cản trở sự rụng trứng.
Nếu không có trứng trong tử cung, tử cung sẽ không hình thành lớp lót và hiện tượng chảy máu hàng tháng sẽ không diễn ra. Các chuyên gia cho rằng, 150 phút luyện tập thể dục thể thao mỗi tuần là phù hợp nhất, và hãy nhớ rằng không phải cứ tập nhiều là tốt.
3. Thay đổi cân nặng
Rosser giải thích rằng, chỉ số BMI quá cao hoặc quá thấp có thể ngăn ngừa rụng trứng, dẫn đến những chu kì kinh nguyệt bất thường. Những phụ nữ mắc chứng chán ăn thậm chí còn không xảy ra kinh nguyệt.
4. Bạn đang bị ảnh hưởng bởi thuốc
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Một số có thể thay đổi chu kì của bạn. Những loại thuốc kiểm soát sinh sản thông qua nội tiết tố như thuốc viên, chích ngừa, cấy ghép,... đều có thể gây chảy máu bất thường và đôi khi làm biến mất kì kinh nguyệt hoàn toàn.
Một loại thuốc chống ung thư vú tên là Tamoxifen, hay các chất làm loãng máu, hoá trị liệu, kháng sinh hay thuốc chống rối loạn thần kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến chu kì của bạn.
5. Bạn đang hút quá nhiều thuốc lá
Rosser nói: "Chúng tôi cũng thấy rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kì kinh nguyệt". Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), không có gì đáng ngạc nghiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá có hại cho "gần như mọi cơ quan của cơ thể".
6. Mắc bệnh vùng kín
Theo Rosser, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia... có thể gây ra chảy máu giữa các kì kinh nguyệt mà chúng ta thậm chí không thể kiểm tra ra, ví dụ như bệnh viêm vùng chậu.
Bên cạnh đó, chảy máu bất thường có thể bắt nguồn từ căn bệnh u xơ tử cung.
7. Bạn đang bị ung thư
Rosser giải thích: " Thật không vui khi nghĩ đến nguyên nhân này, nhưng việc chảy máu bất thường có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và sarcoma tử cung (một loại ung thư của mô cơ tử cung)."
Nhưng bà nhấn mạnh rằng phụ nữ không nên hoảng sợ về bệnh ung thư, vì ung thư chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Rosser khẳng định, đa phần những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt đều do những nguyên nhân lành tính.
Theo Khám phá
Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh Chuột rút không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Chứng chuột rút rất phổ biến trong giai đoạn trước và trong khi có kinh nguyệt, nhưng đôi khi nó vẫn có thể xảy ra cả khi kì kinh đã kết thúc. Đây không phải một vấn đề đáng lo ngại, nhưng...