Bị chồng lấy trộm tiền thai sản, tôi gọi điện báo cho mẹ chồng nhưng câu trả lời của bà khiến tôi thêm tuyệt vọng
Cuộc sống của tôi như rơi xuống đáy vực. Ngày ngày nhìn đứa con nhỏ của mình mà lòng tôi như muốn vỡ òa.
Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng, mình, một người phụ nữ trẻ đang trong thời gian nghỉ sinh con, lại có thể rơi vào hoàn cảnh éo le đến như vậy. Tất cả bắt đầu khi tôi nhận được số tiền bảo hiểm thai sản sau bao ngày chờ đợi, nghĩ rằng cuối cùng thì mình cũng có thể thở phào nhẹ nhõm vì có thêm tiền để mua đồ dùng cho con và trang trải cuộc sống. Nhưng không, mọi chuyện không như tôi mong đợi. Chồng tôi, người đàn ông mà tôi đã gắn bó và tin tưởng, đã lấy trộm số tiền ấy chỉ để thỏa mãn những cuộc vui chốn quán xá với bạn bè.
Ngày hôm sau, khi tôi mở ví ra để trả tiền sữa và bỉm cho con, tôi chẳng còn thấy đồng nào. Nước mắt tôi cứ thế rơi lã chã khi nhìn đứa bé đang khóc vì đói. Tôi nhớ lại lần tôi phải dùng khăn vải làm tạm bỉm cho con. Sữa mẹ không đủ cho con bú, tôi phải mua thêm sữa bột, vậy mà giờ hộp sữa gần cạn đáy, tiền thì không còn.
Quê mẹ ở xa, tôi không thể nào về được. Hi vọng cuối cùng của tôi chính là nhờ vào sự giúp đỡ của mẹ chồng. Nhưng rồi, câu trả lời của bà cũng chỉ khiến tôi thêm tuyệt vọng: “Con ơi, mẹ chỉ có thể giúp con 3 triệu thôi, mẹ bán rau nhỏ lẻ, không có nhiều tiền đâu. Con gọi điện về hỏi vay ông bà ngoại xem có thì gửi tạm cho vài bữa, sau rồi con đi làm lại là có tiền”.
Cuộc sống của tôi như rơi xuống đáy vực. Ngày ngày nhìn đứa con nhỏ của mình mà lòng tôi như muốn vỡ òa. Biết làm thế nào bây giờ khi mà người đàn ông tôi từng yêu thương lại trở thành kẻ tôi căm hận nhất hiện tại?
Tôi cảm thấy mình bế tắc và quyết định phải ly hôn. (Ảnh minh họa)
1 tuần trước, tôi phát hiện chồng tôi không chỉ tiêu xài phung phí mà còn nợ nần khắp nơi. Hóa ra, số tiền anh ta lấy không chỉ dùng để ăn chơi mà còn để trả nợ. Cánh cửa nhà tôi liên tục có người đến đòi nợ, họ không quan tâm tôi đang nuôi con nhỏ, họ chỉ muốn lấy lại tiền của họ.
Video đang HOT
“Tại sao anh lại làm vậy với em và con? Anh không cảm thấy xấu hổ sao?”. Tôi đã không kìm được mình mà vừa khóc vừa hỏi chồng.
Anh ta chỉ lạnh lùng đáp lại: “Anh chán em lắm rồi, từ lúc mang bầu tới khi sinh đẻ xong, em như mụ đàn bà cắn cảu suốt ngày. Giờ ngoài ăn nhậu ra, anh chẳng biết làm gì cho đỡ chán đời nữa”.
Tôi cảm thấy mình bế tắc và quyết định phải ly hôn. Nhưng chồng tôi không đồng ý, anh ta còn dọa nạt sẽ không để tôi yên nếu tôi nhất quyết nộp đơn ra tòa. Tôi bắt đầu lo sợ cho sự an toàn của mình và đứa trẻ. Tôi biết mình cần phải mạnh mẽ, nhưng cũng không khỏi hoang mang trước những gì đang đến.
Con dâu bị hàng xóm chê chỉ biết phấn son ăn diện, mẹ chồng trả lời thay khiến tất cả ngỡ ngàng
Do tính chất công việc của tôi làm kinh doanh, gặp khách nhiều đòi hỏi hình thức bên ngoài phải chỉn chu. Mấy người hàng xóm ấy nhìn vậy lại ra nói vào...
Thời gian đầu mới về làm dâu, tôi cũng sợ mẹ chồng lắm. Bà ít nói, nhiều lúc chỉ có hai mẹ con ở nhà, không ai nói với ai, thấy không khí ngột ngạt phát sợ, tôi toàn lấy lý do xin về ngoại cho đỡ căng thẳng. Khi nào chồng đi làm về, tôi cũng mới về.
Nhưng kể từ lúc tôi có bầu thì bà gần gũi chăm sóc tôi ân cần vô cùng. Nhất là sau khi tôi sinh, bà chăm con dâu cháu nội hết lòng. Đặc biệt kể từ khi có cháu, bà nói cười nhiều hơn, lúc nào cũng quấn cháu, tôi hầu như chẳng phải chăm con. Bà bảo:
"Con cứ lo công việc của mình, mẹ sẽ lo việc nhà cửa và chăm thằng bé".
Kể từ lúc tôi có bầu, mẹ chồng gần gũi chăm sóc tôi ân cần vô cùng khiến tình cảm mẹ chồng nàng dâu ngày thêm tốt đẹp. (Ảnh minh họa)
Thậm chí tối về giường ngủ, đợi lúc cháu ngủ say bà lại lẳng lặng đi sang thì thầm:
"Con đưa mẹ bế thằng Bin sang phòng mẹ ngủ. Trẻ con đêm ngủ hay đạp khỏi chăn, vợ chồng con đi làm về mệt, ngủ say không kéo chăn cho nó rồi mai ốm thì khổ".
Cứ như thế tôi ngày càng thấy yêu mến và gần gũi mẹ chồng hơn. Khi khoảng cách giữa đôi bên không còn, tôi dần thích tâm sự với bà. Mỗi khi công việc áp lực, nhìn tôi mặt mày căng thẳng, bà lại tới bên hỏi han, động viên:
"Việc gì cố được thì cố, không thì thôi con ạ. Mẹ thấy con cứ làm ngày làm đêm như thế, hại sức khỏe lắm. Tiền quan trọng thật nhưng không phải là tất cả đâu con. Phụ nữ phải biết dành thời gian chăm sóc bản thân, kinh tế để chồng lo là chính".
Được mẹ chồng chiều nên cuộc sống làm dâu của tôi trộm vía thảnh thơi lắm. Cũng vì thế mà mấy bà hàng xóm gần đó cũng để ý, mỗi lần thấy tôi ăn mặc là lượt là xì xào bàn tán. Do tính chất công việc của tôi làm kinh doanh, gặp khách nhiều đòi hỏi hình thức bên ngoài phải chỉn chu. Mấy người hàng xóm ấy nhìn vậy lại ra nói vào bảo rằng tôi ăn chơi, lười làm, ỉ việc cho mẹ chồng. Có hôm họ sang tận nhà bảo với mẹ chồng tôi:
"Tôi thấy bà có dâu như không. Vừa lo cơm nước, vừa trông cháu, chẳng mấy khi đi ra ngõ chuyện trò. Bà xem dạy lại con dâu thế nào, chứ để thế không được".
Tôi ngồi trên phòng nghe rõ từng câu. Có điều, cách hành xử của mẹ chồng tôi lúc nào cũng khiến con dâu ấm lòng. Bà bảo:
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhà tôi neo người, tôi thương dâu như con ruột. Mình còn khỏe, chịu khó đỡ đần công việc để vợ chồng chúng nó tu chí làm ăn. Chúng nó có khấm khá mình cũng đỡ vất vả. Chứ có thời gian đi ngồi lê đôi mách để con khổ, cháu khổ, còn ý nghĩa gì?".
Ngay như cách đây vài ngày, tôi đi làm, cách nhà 1 đoạn mới phát hiện quên đồ đành quay lại lấy. Ai ngờ vừa tới sân đã thấy mấy người hàng xóm đứng bên hàng rào ngoài sân nói với vào với mẹ chồng tôi:
"Gớm, con dâu bà có chồng con rồi mà thấy suốt ngày váy áo điệu đà, má phấn môi son, nước hoa sực nức, rồi sơn móng chân móng tay thế, bảo sao nhác việc nhà".
Cách hành xử của mẹ chồng tôi lúc nào cũng khiến con dâu ấm lòng. (Ảnh minh họa)
Tôi lặng im đứng nghe xem mẹ chồng nói gì. Quả nhiên, vẫn như mọi khi, bà lại một lần nữa sưởi ấm lòng tôi bằng câu trả lời đầy yêu thương dành cho dâu:
"Con dâu tôi làm công sở việc ăn mặc đẹp là bình thường. Với lại nó càng mặc đẹp tôi càng thích, càng đẹp mặt con trai tôi chứ có sao đâu".
Thế là mấy người hành xóm kia im thin thít, không nói thêm câu nào. Còn tôi, thực sự thấy bản thân quá may mắn khi có được người mẹ chồng tâm lý, hết lòng vì con dâu như bà.
Nay thịt gà, có mời ông Bổng sang ăn cơm không mẹ? Một lần, thấy mẹ thịt gà, tôi tự động sang mời ông Bổng mà không hỏi mẹ... Kỷ niệm đó đến giờ vẫn in đậm trong kí ức, mỗi lần nhớ lại tôi vừa thấy ngọt ngào vừa thấy ăn năn. Kết thúc một tuần học tập vất vả, với kết quả tốt, cậu con trai nhỏ xin mẹ một phần thưởng là...