Bị cáo Trương Mỹ Lan hối hận vì kéo theo người đẹp doanh nhân vướng lao lý
Phiên tòa xét xử “đại án” kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB ngày 12/3 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo.
Đáng lưu ý, nhân vật mấu chốt được nhắc nhiều nhất là Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor.
Bị cáo Trương Huệ Vân tại phiên tòa sáng 12/3.
Nói về cháu ruột của mình, bị cáo Trương Mỹ Lan khai nhận: Dương Tấn Trước (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tường Việt) không đi vay tài sản. Các tài sản của Ngân hàng SCB đều phải có pháp lý nên Lan nhờ anh Trước hỗ trợ mua lại các tài sản Ngân hàng SCB, thực hiện các dự án. Do Trước tin lời của Lan nên mới vay với tài sản do cháu bị cáo là Vân bảo lãnh. Do vậy, bị cáo rất hối hận vì đã kéo theo cháu ruột mình và anh Trước vướng vòng lao lý.
Các bị cáo Trương Khánh Hoàng, Bùi Anh Dũng, Võ Tấn Hoàng Văn, Tạ Chiêu Trung (nguyên lãnh đạo Ngân hàng SCB) cùng khẳng định, Lan là người quyết định tại Ngân hàng SCB. Về sổ sách, mặc dù Lan chỉ đứng 4,9% nhưng thực chất Lan nắm phần lớn cổ phần Ngân hàng SCB. Các hồ sơ bị cáo ký theo chỉ đạo của Lan vì tin tưởng Lan ở tài năng kinh doanh, có khả năng giúp ngân hàng. Lan thường triệu tập cuộc họp với lãnh đạo Ngân hàng SCB. Tại cuộc họp, Lan chỉ đạo giải ngân cho vay; việc bổ nhiệm các lãnh đạo ngân hàng, phần lớn cũng theo ý kiến của Lan. Khi Lan cần 1 khoản tiền sẽ tổ chức họp, chỉ đạo lập hồ sơ, giải ngân và thực hiện các công việc liên quan. Ngoài tổ chức họp, Lan còn chỉ đạo trực tiếp. Năm 2021, Lan mua lại công ty Lavifood có giao cho Vân tham gia các cuộc họp. Tiền mà ngân hàng cho vay là huy động từ chính những người dân gửi tiền ngân hàng.
Tại tòa, bị cáo Trước cũng khai nhận về Vân. Cụ thể, đối với số tiền 1.500 tỷ đồng là phí dịch vụ của bị cáo. Lan luôn có danh sách các dự án dư nợ xấu tại Ngân hàng SCB. Lan có cho Trước xem dự án Thanh Yến. Trước khi xem dự án này và nói làm không có lãi. Tuy nhiên, Lan nói cứ làm có lỗ thì Lan sẽ bù lại. Tuy nhiên, sau đó Lan lại bảo bị cáo tập trung làm pháp lý và cho Công ty Tường Việt làm tổng thầu cung cấp trang thiết bị; lấy lại dự án này cho Vân và công ty Vivaland làm. Trong vụ việc này, Vân không biết việc bàn bạc về dự án Thanh Yến giữa Trước và Lan. Vân chỉ tiếp nhận dự án Thanh Yến theo chỉ đạo của bị cáo Lan.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, Vân đã thực hiện chỉ đạo của Lan. Đồng thời, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Tập đoàn VTP, Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty “ma” và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại Ngân hàng SCB, giúp sức cho Lan chiếm đoạt số tiền 1.088.240.58.955 đồng, gây thiệt hại số tiền 25.263.099.976 đồng.
Thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan bật khóc nói: 'Bị cáo quá tin người'
Trước lời khai của bà Trương Mỹ Lan khẳng định các bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ của ngân hàng SCB tự tạo lập các khoản vay, cựu Phó tổng giám đốc SCB bật khóc nói "Bị cáo quá tin người".
Chiều ngày 11/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của VKS.
Trả lời câu hỏi của đại diện VKS về những lần gặp gỡ với bị cáo Trương Mỹ Lan, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) khai, hầu hết các lần gặp này là để bà Lan trao đổi về việc rút tiền.
Theo lời bà Dung, trong các buổi gặp có cả sự hiện diện của bị cáo Trương Huệ Vân, nhưng bị cáo Vân thường im lặng, không trao đổi gì. Chỉ khi gặp khó khăn về việc giải ngân tiền, bà Trương Mỹ Lan mới chỉ đạo Trương Huệ Vân thành lập công ty "ma" để rút tiền.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB khẳng định, bị cáo không tham gia vào việc thành lập các công ty "ma", mỗi khi bà Lan cần tiền sẽ gặp bị cáo, sau đó bị cáo liên lạc với bị cáo Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula) để nhận các thông tin vay.
"Sáng nay bà Trương Mỹ Lan khai, bị cáo và các lãnh đạo, nhân viên ngân hàng tự tạo lập các khoản vay. Bị cáo giải thích thế nào về việc này?", đại diện VSK đặt câu hỏi với bị cáo Dung.
"Bị cáo làm việc với chị Lan từ rất lâu, luôn tin tưởng và trung thành. Sáng nay chị Lan khai như vậy, bị cáo không biết nói gì, chỉ biết nói bị cáo quá tin người. Không chỉ riêng bị cáo, các anh chị em khác đều đặt niềm tin vào chị Lan. Anh Võ Tấn Hoàng Văn từng nói với bị cáo, anh em mình không tài giỏi gì thì tin tưởng vào người chủ tốt mà làm", bị cáo Dung bật khóc nói.
Trước đó, trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng Giám đốc ngân hàng SCB) khai, bị cáo biết được bà Trương Mỹ Lan là chủ thực sự của ngân hàng vào khoảng tháng 9/2019 khi bà này dự một cuộc họp với các lãnh đạo SCB.
Bị cáo Trương Huệ Vân trong phiên xét xử chiều 11/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Cũng theo lời khai của bị cáo Hoàng, quá trình làm việc, bà Lan là người quyết định cho bổ nhiệm bị cáo vào chức Phó Tổng giám đốc rồi quyền Tổng giám đốc ngân hàng SCB.
Về việc rút tiền ra khỏi SCB, Hoàng khai trước khi Trương Mỹ Lan cần tiền thì sẽ họp với lãnh đạo SCB và chỉ đạo bị cáo là đầu mối để lập hồ sơ, tài sản đảm bảo và số tiền cần giải ngân.
Về cách thức Trương Mỹ Lan chuyển tiền ra nước ngoài, bị cáo Hoàng khai, bản thân là quyền Tổng giám đốc nên bị cáo đã phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền ra nước ngoài để thanh toán mua cổ phần của các công ty nước ngoài và chuyển tiền đặt cọc để mua tài sản ở nước ngoài cho bà Lan. Sau đó, bị cáo cũng chính là người làm thủ tục hủy cọc, không mua tài sản, cổ phần nữa.
Theo bị cáo Hoàng, số tiền chuyển ra nước ngoài là rất lớn. Ngoài ra, bị cáo còn phê duyệt nhiều lệnh chuyển tiền để thanh toán các khoản tiền trong thẻ tín dụng khi Trương Mỹ Lan đi nước ngoài.
Trả lời xét hỏi của đại diện VKS, bị cáo Bùi Anh Dũng (Chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB) có khai, bà Trương Mỹ Lan là người quyết định nhân sự cấp cao của ngân hàng SCB, trên sổ sách thì bà Lan chiếm khoảng 4,9% cổ phần nhưng bản thân bị cáo Dũng phỏng đoán bà Lan nắm số lượng lớn cổ phần nhưng không biết là bao nhiêu.
Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc ngân hàng SCB) khai, trước khi vào làm việc cho SCB, không biết bà Trương Mỹ Lan là ai. Cho đến khi được Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) và bị cáo Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB) dẫn tới gặp bà Trương Mỹ Lan và được giới thiệu bà Lan là cổ đông lớn của ngân hàng.
Xung quanh việc Trương Mỹ Lan đòi 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí Ngày 11/3, phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo: Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella)... Bị cáo Lan tại phiên tòa. Theo cáo trạng, từ năm 2017-2020, Lan thỏa thuận mua cổ phần một số...