Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết, bị cáo sẵn sàng dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả vụ án.
Chiều 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày: Sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện nhiều dự án của Tập đoàn FLC, thi công nhiều công trình lớn ở Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Trong suy nghĩ của bị cáo, giá trị thực tế của cổ phiếu ROS là tốt. Từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2018, giá cổ phiếu ROS tăng từ 10.000 đồng lên hơn 43.000 đồng/cổ phiếu. Có giai đoạn, mã cổ phiếu ROS tăng hơn 214.000 đồng/cổ phiếu (năm 2017).
Theo lời khai của ông Trịnh Văn Quyết, bị cáo đã dành nhiều tâm huyết vào Công ty Faros nên chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ, sở hữu thêm và mua thêm.
Thời điểm 2020-2021, do dịch Covid-19, bị cáo khó khăn về tài chính nên mới bán số cổ phiếu của Công ty Faros. Nhưng bị cáo luôn muốn có cơ hội và đã lên kế hoạch để mua lại cổ phiếu của công ty này.
Video đang HOT
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV
Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, dù đã bán phần lớn cổ phiếu của Công ty Faros, nhưng bị cáo vẫn có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bình thường của công ty nên đã lấy tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay.
Ngoài tài sản bị phong tỏa, bị cáo không còn tài sản nào khác. Nếu HĐXX tuyên bị cáo phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị của mình để khắc phục hậu quả. Nhưng số tài sản này bị phong tỏa từ ngày bị cáo bị bắt đến nay.
Ông Quyết trình bày, mới được cơ quan cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản là hãng hàng không Bamboo, thu được gần 200 tỷ đồng.
Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Khoản tiền 500 tỷ đồng từ việc bán hãng hàng không Bamboo sẽ được nhận tiếp theo, ông Quyết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả.
Ông Trịnh Văn Quyết cho hay, đang tiếp tục nhờ gia đình tác động người thân, bạn bè để có tiền khắc phục hậu quả; đồng thời mong được tạo điều kiện để xử lý tài sản của mình (bất động sản, cổ phiếu…) nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo đề nghị bán cổ phần tại Tập đoàn FLC nhưng đến nay chưa được phép. Bị cáo cũng xin HĐXX có chính sách khoan hồng, cho bị cáo sớm được về với cộng đồng để tìm biện pháp khắc phục hậu quả.
Các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi với ông Quyết, nhưng bị cáo xin không trả lời vì cho rằng đã khai đầy đủ ở CQĐT và nội dung lời khai đã thể hiện trong cáo trạng. Bị cáo đề nghị các luật sư nghiên cứu cáo trạng và hồ sơ vụ án.
Vị chủ tọa phiên tòa cho hay, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi của luật sư.
Tại toà, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò trong bộ máy của Công ty này.
Tập đoàn FLC và Công ty Faros đề nghị gì với Tòa về tài sản đã bị kê biên?
Chiều 23/7, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Trước khi phiên tòa diễn ra, TAND TP Hà Nội đã đăng file Excel lên trên cổng thông tin của mình, liệt kê danh sách những người được triệu tập. Theo đó, gần 100.000 bị hại, người liên quan được khuyến cáo truy cập và nhận thông báo đưa vụ án ra xét xử, thay vì nhận trực tiếp giấy triệu tập như các phiên tòa thông thường. Tuy nhiên, trong hai ngày diễn ra phiên tòa, chỉ có một số ít bị hại, người liên quan có mặt.
Trả lời Hội đồng xét xử, ông Lê Ngọc Nông (1978, quận Hải Châu, Đà Nẵng) là một trong những bị hại (nhà đầu tư) cho biết, ông mua mã cổ phiếu ROS (667.200 cổ phiếu) của Công ty Faros. Tại phiên tòa này, ông Nông mong muốn được nhận lại tiền bằng số cổ phiếu đã mua của Công ty Faros...
Các bị cáo tại phiên tòa chiều 23/7.
Tại phiên tòa, đại diện Công ty Faros cho biết, công ty Faros đã được tiếp cận các tài liệu liên quan đến vụ án. Công ty Faros tôn trọng các kết luận như cáo trạng của Viện KSND tối cao đã xác định và tôn trọng phán quyết của tòa án. Về ý kiến của nhà đầu tư liên quan đến cổ phiếu ROS, đại diện Công ty Faros khẳng định, giá trị của cổ phiếu ROS vẫn còn giá trị, chỉ là bị ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán trong thời gian gần đây.
Trình bày tại tòa, đại diện Tập đoàn FLC cho biết, Tập đoàn FLC không có quan hệ trực tiếp với Công ty Faros. Tập đoàn FLC cũng không sử dụng các khoản tiền mà Công ty Faros thu được của các nhà đầu tư. Đối với những tài sản mà Tập đoàn FLC bị thu giữ trong quá trình điều tra, đại diện Tập đoàn FLC tôn trọng và chấp nhận các phán quyết của tòa án.
Vợ bị cáo Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp được Hội đồng xét xử triệu tập tới phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Sau khi nghe chủ tọa phiên tòa thông báo, các tài liệu trong hồ sơ vụ án thể hiện, từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư, bị cáo Quyết có chuyển cho vợ hơn 27 tỷ đồng. Ngoài ra, ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bị cáo Quyết cũng chuyển cho bà Diệp trên 35 tỷ đồng. Bà Diệp thừa nhận, mình đã nhận hai khoản tiền trên nhưng cho rằng, đó là hai khoản tiền bà vay hộ bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (em gái bị cáo Quyết). Bà Diệp cho biết, sẽ dùng số tiền này để trả các khoản nợ đã vay hộ em gái chồng.
Tại tòa, bà Diệp khẳng định, tôn trọng nội dung kết luận của cáo trạng liên quan đến việc kê biên, phong tỏa tài sản liên quan đến bị cáo Quyết và bà. Bà Diệp đề nghị tòa án xử lý tài sản chung của vợ chồng bà theo quy định của pháp luật.
Trình bày tại tòa, đại diện một số ngân hàng đã cho vợ chồng bị cáo Trịnh Văn Quyết và vợ chồng bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga (em gái bị cáo Quyết) vay tiền và thế chấp tài sản là nhà đất (đã bị cơ quan điều tra phong tỏa), các ngân hàng đề nghị, nếu cơ quan điều tra đã kê biên để giải quyết phần dân sự trong vụ án ở Tập đoàn FLC thì đề nghị tòa án tuyên buộc vợ chồng bị cáo Quyết và vợ chồng bị cáo Nga phải hoàn trả số tiền đã vay cho ngân hàng
Lời khai của ông Lê Hải Trà về mối quan hệ với Trịnh Văn Quyết Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Lê Hải Trà (cựu Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM - HOSE) khai về mối quan hệ với cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Sáng 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm...