Bị cáo Trầm Bê không phục việc bị buộc tội cố ý làm trái
Trong phần xét hỏi, bị cáo Trầm Bê thừa nhận có đồng ý cho Phạm Công Danh vay tiền, đó là hoạt động bình thường nên có nhiều điều bị cáo chưa phục khi bị buộc tội cố ý làm trái.
Ngày 10.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín ( Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) chuyển sang phần xét hỏi.
Mở đầu phiên tòa, chủ tọa trả lời câu hỏi của luật sư liên quan đến việc các số liệu được sử dụng. Chủ tọa khẳng định luật sư có thể sử dụng các bản án đã đưa ra trong giai đoạn 1. Chủ tọa cho phép bị cáo Phạm Công Danh ngồi nghe vì lý do sức khỏe. Từ ngày đầu tiên của đợt xét xử thứ 2, ngày nào bị cáo Phạm Công Danh cũng phải xin ra ngoài chăm sóc y tế.
Bị cáo Trầm Bê tại phiên tòa. Ảnh: HK
Trong phần trả lời HĐXX, bị cáo Trầm Bê cho rằng cáo trạng nêu đúng nhưng bị cáo không phục lắm. Bị cáo Trầm Bê khai quen biết Phạm Công Danh vì Danh là khách hàng có vay 4,5 năm bên NH Phương Nam. Khi đó Trầm Bê là chủ tịch Hội đồng Tín dụng (HĐTD), Phó chủ tịch HĐQT, còn Phạm Công Danh làm ở Thiên Thanh, sau này nghe nói làm bên Ngân hàng Đại Tín. Bị cáo Trầm Bê khai không nhớ thời gian cụ thể Phạm Công Danh đến gặp xin vay tiền tại Sacombank (khi ông là Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch HĐTD).
Khi gặp xin vay tiền phạm, Công Danh đề nghị vay hơn 1 nghìn tỷ đến 2 nghìn tỷ đồng và được chấp thuận với điều kiện phải có tài sản đảm bảo như: có bất động sản có giá trị cao, sổ tiết kiệm, chứng thư bảo lãnh ngân hàng. “Điều kiện để cho khách hàng vay có tài sản đảm bảo, chủ tịch ngân hàng có thể đi vay được ở ngân hàng khác. Đó là khách hàng bình thường của ngân hàng, theo bị cáo biết thì luật không cấm”, bị cáo Trầm Bê nói.
Khi chủ tọa hỏi có đọc Luật các tổ chức tín dụng chưa, bị cáo Trầm Bê nói chưa nghiên cứu nhưng đã làm trong ngân hàng cả chục năm với vị trí cao, bị cáo biết được luật không cấm lãnh đạo ngân hàng đi vay với điều kiện có tài sản bảo đảm. Theo bị cáo Trầm Bê, khi Phạm Công Danh nói đủ điều kiện vay ông đã dẫn xuống gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) xem xét nếu đủ điều kiện thì cho vay.
Video đang HOT
Về điều kiện cho khách hàng vay, bị cáo Trầm Bê cho biết đầu tiên có tài sản đảm bảo, thu hồi được vốn, thu được lợi nhuận và có phương án vay. Theo ông, mỗi người có nhận thức khác nhau nhưng đáp ứng đủ các điều kiện trên là được.
Chủ tọa phiên tòa nhận xét dù nhận thức mỗi người khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo quy định pháp luật, trong đó điều kiện tiên quyết khi cho vay là phải xem phương án vay, có thực tế không, có phương án trả nợ không, khi không đảm bảo thì có tài sản bảo đảm cũng không được. Còn ở đây bị cáo đã không quan tâm phương án kinh doanh mà thay vào đó chỉ xem có tài sản đảm bảo đầu tiên.
Bị cáo Trầm Bê phủ nhận lại HĐXX và cho biết đã giao cho cấp dưới làm (Phan Huy Khang), người nắm nghiệp vụ rất vững. Sau khoảng 1 tuần, Phan Huy Khang mời bị cáo xuống gặp Phạm Công Danh và nói rằng Ngân hàng Đại Tín sẽ chuyển tiền qua bảo lãnh cho các khách hàng. Sau đó Ngân hàng Đại Tín chuyển tiền sang và có kèm theo Nghị quyết của HĐQT của Ngân hàng Đại Tín. “Bị cáo chỉ nghĩ anh Danh là đại diện cho tập thể, bị cáo là đại diện cho 1 ngân hàng. Hai bên sử dụng tiền để kiếm thêm tiền lời đó là điều bình thường nên bị cáo đồng ý, hạn mức của bị cáo chỉ được cấp 1.800 tỷ đồng trở xuống”.
Bị cáo Trầm Bê cũng cho biết không phục với kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước vì còn luẩn quẩn, không rõ ràng. “Nếu là ngân hàng Sacombank không thì tôi nhận yếu kém nhưng cái này dính tới nhiều ngân hàng thì không hẳn nhận thức sai, đề nghị xem lại. Bị cáo không hề cố ý làm trái vì đây là kinh doanh bình thường, nếu cố ý làm trái thì phải có tư lợi, đằng này bị cáo không có”.
Theo hồ sơ, năm 2013 và 2014, Phạm Công Danh chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên ngân hàng VNCB và nhân viên thuộc tập đoàn Thiên Thanh sử dụng 29 lượt công ty do Phạm Công Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, lập 29 hồ sơ khống vay vốn tại các ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV; đồng thời dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng trên để cầm cố, bảo lãnh cho các khoản vay. Sau đó, bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB với tổng số tiền hơn 6.129 tỷ đồng. Các công ty làm hồ sơ vay khống không thực hiện kinh doanh theo phương án cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ. Còn VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu hồi được số tiền bảo lãnh từ các công ty. Từ đó dẫn đến thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.
Theo Danviet
Sao lại truy tố Phạm Công Danh và Trầm Bê tội "Cố ý làm trái..."?
Lập chứng từ khống, lấy tiền từ Ngân hàng Xây dựng (VNCB) để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 công ty pháp nhân do Phạm Công Danh chỉ đạo thành lập tại Ngân hàng Sacombank, sử dụng các khoản vay không đúng cam kết. Vậy tội danh của Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm có phải là "Cố ý làm trái..." hay "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"?
Hôm nay (9.1), trong ngày làm việc thứ 2 của phiên xét xử sơ thẩm vụ "đại án" Phạm Công Danh và 45 đồng phạm. Buổi sáng và gần hết thời gian buổi chiều, VKSND TP.HCM chủ yếu công bố 130 trang cáo trạng truy tố hành vi của các bị cáo.
Phiên xét xử vụ "đại án" Phạm Công Danh và đồng phạm đang diễn ra. Ảnh: Lý Tín
Cáo trạng cho thấy, giữa năm 2013, khi VNCB đang có khoản nợ 2.600 tỷ đồng đến hạn phải trả ở Ngân hàng BIDV. Danh tổ chức cuộc họp HĐQT VNCB gồm Danh và 5 thành viên. Trong đó có 3 thành viên không tham gia điều hành, không tham gia họp nhưng vẫn ký tên vào biên bản. Từ đó, Danh ra một nghị quyết dùng tiền dư ở Ngân hàng VNCB để đảm bảo cho khách hàng vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.
Như vậy, thứ nhất, Danh đã cố tình tạo ra một "nghị quyết" cho riêng mình để vay tiền ở ngân hàng khác.
Danh đến gặp Trầm Bê hỏi vay Sacombank 1.800 tỷ. Tuy nhiên, Danh là Chủ tịch HĐQT VNCB nên không thể đứng vay được, vì thế Danh sử dụng 6 công ty do người của Danh đứng tên pháp nhân. Dưới sự chỉ đạo của Danh, Mai Hữu Khương lập khống 3 bảng thỏa thuận 3 bên hợp tác kinh doanh bất động sản, 3 hợp đồng đặt cọc 2 bên, 3 hợp đồng đặt cọc 3 bên cho 6 công ty mua bất động sản của 2 công ty của Danh là Tập đoàn Thiên Thanh Long Hải (khu Long Hải Beach Resort) và Tập đoàn Thiên Thanh (đất 209 đường Trường Chinh và khách sạn Green Plaza).
Mai Hữu Khương giao cho Nguyễn Quốc Viễn lập khống 6 giấy đề nghị vay vốn ngắn hạn cho 6 công ty và 6 phương án vay vốn ngắn hạn để hoàn thành hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng Sacombank. Như vậy, thứ 2, Danh cùng đồng phạm đã cố tình tạo ra chứng từ giả để vay vốn.
Danh sử dụng các khoản tiền dư ở Ngân hàng VNCB làm tài sản đảm bảo cho 6 công ty trên vay của Sacombank. Tiền ở VNCB có phải của Danh hay không, nếu là tiền của khách gửi, Danh sử dụng để thế chấp vay riêng cho bản thân là lạm dụng sự tín nhiệm của khách hàng. Như vậy, thứ 3, Danh đã lạm dụng sự tin tưởng của khách hàng.
Phạm Công Danh tại phiên xét xử sơ thẩm.
Thứ 4, sau khi Sacombank giải ngân xong, toàn bộ 1.800 tỷ được chuyển vào tài khoản của 6 công ty. Ngay trong ngày, 6 công ty này chuyển 1.800 tỷ vào tài khoản ACB của Danh ở chi nhánh Phú Thọ. Danh sử dụng tiền này để trả nợ và chuyển vào tài khoản cá nhân của Danh tại Ngân hàng VNCB. Như vậy, 6 công ty pháp nhân do Danh chỉ đạo thành lập đã sử dụng tiền không đúng mục đích.
Giám đốc 6 công ty đứng tên vay 1.800 tỷ đồng là do Danh chỉ đạo lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị đứng tên. Những người này được ăn lương 5 - 10 triệu/tháng và không biết, không được sử dụng khoản vay nói trên.
Bốn yếu tố nêu trên, hành vi của Phạm Công Danh có phù hợp với tội danh "Cố ý làm trái..." hay tội "Lừa đảo...", và ông Trầm Bê là đồng phạm giúp sức.
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự năm 1999: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác, dùng thủ đoạn gian dối đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Nếu bị truy tố ở tội danh này, khung hình phạt đến tử hình chứ không phải chỉ 20 năm như ở tội danh "Cố ý làm trái...".
Phía Sacombank sẽ không được phép thu hồi 1.800 tỷ đồng vì thẩm định cho vay sai quy định. Tuy nhiên, chưa chuyên gia pháp luật nào dám lên tiếng về điều này (?!).
Như Dân Việt đưa tin, từ ngày 8.1 đến ngày 7.2, TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vụ "đại án" Phạm Công Danh và đồng phạm đã thành lập 29 công ty để lập kế hoạch, giấy tờ vay tiền từ 3 ngân hàng: Sacombank, TPBank (Ngân hàng Tiên Phong) và BIDV gây thiệt hại cho Nhà nước 6.126 tỷ đồng.
Trong vụ án có 46 bị can và 140 người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong số những người có nghĩa vụ liên quan được triệu tập lần này có những cái tên quen thuộc như Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà; ông chủ Tập đoàn Tân Hiệp Phát - Trần Quý Thanh cùng con gái Trần Ngọc Bích; bà Hứa Thị Phấn...
Theo Danviet
Ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt tại tòa vì đang nằm viện Theo luật sư bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV), hiện ông Hà đang điều trị bệnh ung thư gan, nên không thể tới tham dự phiên tòa. Ngày 9/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh...