Bị cáo ký kết luận thanh tra Ngân hàng SCB bị đề nghị mức án 3-4 năm tù
Bị cáo Nguyễn Văn Du, cựu Quyền Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước là bị cáo duy nhất trong đoàn thanh không nhận tiền hối lộ từ SCB.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát (VKS) xác định bị cáo Du là người trực tiếp ký kết luận thanh tra tại Ngân hàng SCB, gây thiệt hại hơn 514.102 tỷ đồng nên bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị đề nghị mức án 3 – 4 năm tù.
Theo đó, trong 3 đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, chỉ có đoàn thanh tra liên ngành có nội dung thanh tra toàn diện với SCB. Kết quả thanh tra là cơ sở để đánh giá đúng tình hình, thực trạng tín dụng, nợ xấu, cơ cấu nợ của ngân hàng này cũng như tình trạng sở hữu cổ phần, kiểm soát, điều hành tại SCB của bà Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có các giải pháp, biện pháp xử lý phù hợp.
Quá trình thanh tra, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trưởng đoàn, phó đoàn và các thành viên đã nhận tiền, quà, lợi ích vật chất từ SCB để bao che, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 21/3.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Văn Du khi đó là người thực hiện chức năng nhiệm vụ của người ra quyết định thanh tra (thay ông Nguyễn Văn Hưng từ tháng 10/2018), đã trực tiếp ký kết luận thanh tra số 3959 ngày 4/12/2018; duyệt, ký nháy tờ trình số 81 báo cáo việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ký các văn bản gửi các đơn vị liên quan thực hiện theo các kiến nghị kết luận thanh tra trên.
Nội dung kết luận thanh tra do ông Du ký thể hiện không trung thực, không đúng so với kết quả thanh tra về tình hình, thực trạng tài chính, vi phạm, sai phạm và các kiến nghị đối với SCB. Cụ thể, kết luận đã bỏ ra ngoài số liệu nợ xấu 3 dự án, gồm: Mũi Đèn Đỏ, 6A và Royal Garden. Nếu tổng hợp đầy đủ các số liệu này, nợ xấu của SCB tại thời điểm ngày 30/6/2017 là 35,87% nhưng trong kết luận chỉ là 20,92%. Ngoài ra, kết luận thanh tra không kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý đối với sai phạm của nhóm 71 khách hàng đăng ký kinh doanh tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai…
Các bị cáo trong phiên tòa xét xử ngày 21/3.
Bị cáo Nguyễn Văn Du thừa nhận có quen biết, nhiều lần gặp gỡ Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB. Trong các lần gặp, kể cả thời điểm bị cáo Du được bổ nhiệm giữ chức Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn có đưa quà, song bị cáo đều không nhận và trả lại.
Trong phần bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Du, luật sư Nguyễn Hồng Bách đề nghị HĐXX xem xét về hoàn cảnh của bị cáo Du khi đó mới tiếp nhận công việc, các kết quả thanh tra đều đã được thông qua, bị cáo chỉ là người ký ban hành sau cùng về mặt thủ tục. Bị cáo vì tin tưởng nên đã có thiếu sót mới dẫn đến hậu quả như hiện nay..
Nhiều bị cáo gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho Ngân hàng SCB nhưng chỉ bị đề nghị mức án treo
Tại phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo khác trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, ngoài bị cáo Lan và nhiều đồng phạm chủ chốt bị đề nghị mức án nghiêm khắc, VKS còn đề nghị mức án treo đối với 15 bị cáo.
Bị cáo Lan tại phiên tòa ngày 20/3.
Cụ thể, Đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Anh Phước (nguyên là Thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Trung Ương, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch) bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Bị cáo Phước đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 19/9/2014 đến ngày 12/02/2018, bị cáo Phước đã ký hợp thức hồ sơ của 31 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 16.583.933.231.624 đồng.
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa.
Bị cáo Lưu Chấn Nguyên, tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" bị đề nghị mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Cáo trạng nêu rõ, Lưu Chấn Nguyên với vai trò là Giám đốc Ngân hàng SCB Củ Chi, đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 21/9/2018 đến ngày 26/12/2019, Lưu Chấn Nguyên đã ký hợp thức hồ sơ của 27 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 28.399.844.763.162 đồng.
VKS cũng đề nghị xử phạt bị cáo Uông Văn Ngọc Ẩn về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Uông Văn Ngọc Ẩn nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB, đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt lớn. Từ ngày 25/7/2012 đến ngày 11/12/2012, Uông Văn Ngọc Ẩn đã ký hợp thức 70 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền là 2.184.997.491.588 đồng. VKS còn đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan (nguyên là Thành viên HĐQT Ngân hàng SCB) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
Bị cáo Phạm Thu Phong (nguyên Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng SCB) cũng bị đề nghị xử phạt về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trong thời gian là Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng SCB, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 26/12/2018, Phạm Thu Phong đã buông lỏng quản lý, không thực hiện đầy đủ, đúng chức năng nhiệm vụ quy định của Ban Kiểm soát và Trưởng Ban Kiểm soát, thiếu kiểm tra giám sát hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng SCB nên đã không phát hiện được, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý đối với các sai phạm của Ngân hàng SCB trong việc hợp thức hồ sơ cho vay, giải ngân 403 khoản vay để bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 90.317.093.032.112 đồng.
Bị cáo Nguyễn Huỳnh Lan Chi (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB) cũng bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Theo cáo trạng, Nguyễn Huỳnh Lan Chi với các vai trò là Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tái thẩm định, Giám đốc Phòng Tái thẩm định, Thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở Ngân hàng SCB, đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn. Từ ngày 23/12/2015 đến ngày 9/2/2018, Chi đã ký hợp thức hồ sơ của 83 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 18.282.357.246.771 đồng.
Kế đến là bị cáo Trần Thị Kim Ngân bị đề nghị xử phạt về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" với mức án 3 năm tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm. Trần Thị Kim Ngân là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú, đã thỏa thuận, thống nhất với Trần Văn Nhị về việc phát hành chứng thư thẩm định giá ghi lùi ngày, nâng giá trị tài sản theo yêu cầu của Ngân hàng SCB để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn. Từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2020, bị cáo Ngân ký phát hành 2 Chứng thư Thẩm định giá nâng khống giá trị tài sản và ghi lùi ngày phát hành chứng thư để Ngân hàng SCB đưa vào hợp thức hồ sơ thế chấp, hồ sơ vay vốn, giải ngân cho 65 khách hàng. Các khoản vay trên có tổng dư nợ tính đến ngày 17/10/2022 là 127.384.417.850.190 đồng. Hành vi của bị cáo Ngân gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064.140.771.180 đồng
Vì sao nhóm cựu lãnh đạo Ngân hàng SCB bị đề nghị cách ly vĩnh viễn xã hội? Trong phần luận tội của đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh, cơ quan công tố đánh giá, ngoại trừ bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các bị cáo khác tại tòa đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Hậu quả thiệt hại gây ra cho Ngân hàng SCB là hơn 498.000 tỷ...