Bỉ cân nhắc tiêm mũi nhắc lại hàng năm
Từ ngày 13/10, Bỉ sẽ bắt đầu tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 cho người bị suy giảm miễn dịch, người sống trong viện dưỡng lão và người trên 65 tuổi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Zaventem, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Hội đồng y tế cấp cao Bỉ mới đây đã đề nghị mở rộng tiêm mũi 3 cho các nhóm có nguy cơ khác. Đó là những người có bệnh nền như tiểu đường, suy thận, người không được điều trị ức chế miễn dịch và hộ lý. Quyết định dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối tháng 10.
Hiện việc tiêm chủng tại Bỉ vẫn do các vùng tự tổ chức. Tại vùng Flamish của cộng đồng nói tiếng Hà Lan, Cơ quan chăm sóc và y tế đã yêu cầu các trung tâm tiêm chủng chuẩn bị cho một chiến dịch tiêm chủng hàng loạt mới. Trong mô phỏng được nghiên cứu, mũi tiêm nhắc lại sẽ được tiêm cho tất cả người lớn cho đến tháng 3/2022.
Video đang HOT
Theo bà Sabine Stordeur, người phụ trách Lực lượng tiêm chủng quốc gia, mũi nhắc lại sẽ được tiêm ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai đối với vaccine của Pfizer và 4 tháng đối với vaccine của AstraZeneca hoặc Johnson & Johnson.
Tại Brussels và Wallonia, vùng nói tiếng Pháp, việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cuối giai đoạn 2 và bắt đầu giai đoạn 3. Mục tiêu 70% tỷ lệ người trưởng thành được tiêm đầy đủ đã hoàn thành. Do đó, các trung tâm tiêm chủng lớn đã được đóng cửa. Nếu triển khai tiêm đại trà liều thứ 3, các kênh khác ở tuyến đầu như nhà thuốc, bác sĩ cũng như các cơ sở y tế sẽ được sử dụng. Giai đoạn này hiện đang dần được tiến hành, nhất là ở khu vực nói tiếng Pháp.
Bà Sabine Stordeur cho rằng ý tưởng thực hiện mũi tiêm nhắc lại hàng năm có thể sẽ được thực hiện.
Theo bà, vaccine ngừa COVID-19 có thể được phân phối giống như vaccine cúm mùa. Tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch của có được duy trì hay không do một số loại vaccine không yêu cầu mũi nhắc lại hàng năm và cho phép khả năng miễn dịch kéo dài theo thời gian.
Tuy nhiên, do sự xuất hiện trở lại của các biến thể khác (như với cúm) với một chủng đột biến rất lớn có nguy cơ kháng vaccine thì sẽ cần mũi nhắc lại. Nếu virus vẫn ổn định theo thời gian, hệ thống miễn dịch có thể nhận biết thì việc tiêm nhắc lại không cần thiết. Do vậy, điều quan trọng là phải biết liệu đột biến của virus là rất nhỏ hay liệu có thể gây ra hậu quả, như với biến thể Delta.
Johnson & Johnson xin cấp phép cho mũi tiêm tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên
Ngày 5/10, hãng dược phẩm Johnson & Johnson của Mỹ thông báo đã gửi dữ liệu lên Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp mũi tiêm tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng này đối với người từ 18 tuổi trở lên.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số quốc gia trên thế giới, gồm cả Mỹ, đã triển khai tiêm mũi tiêm tăng cường cho những đối tượng có nguy cơ cao bất chấp việc các nhà khoa học vẫn bị chia rẽ về hiệu quả cũng như sự cần thiết của việc tiêm mũi tăng cường này.
Động thái trên được đưa ra sau khi FDA thông báo sẽ tiến hành họp ban cố vấn vào ngày 15/10 nhằm thảo luận về việc có cấp phép sử dụng khẩn cấp cho mũi tiêm tăng cường vaccine của hãng Johnson & Johnson hay không. Vaccine phòng COVID-19 của Johnson & Johnson là loại vaccine 1 mũi duy nhất.
Trước đó, hãng Johnson & Johnson thông báo việc tiêm hai liều vaccine Janssen ngừa COVID-19 của hãng có thể đem lại hiệu quả 94% bảo vệ bệnh nhân khỏi các triệu chứng nặng của bệnh, tương đương với mức độ hiệu quả của vaccine của các hãng Moderna và Pfizer/BioNTech.
Theo Johnson & Johnson, việc tiêm một liều bổ sung cho loại vaccine một liều duy nhất này của hãng cũng giúp tăng miễn dịch, bảo vệ mạnh mẽ khỏi nguy cơ lây nhiễm virus. Đó là kết quả của 3 nghiên cứu mà hãng đã thực hiện để xem xét các mặt khác nhau của vaccine Janssen.
Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai đang diễn ra đối với cơ chế tiêm hai mũi cho thấy 56 ngày sau khi tiêm đủ, vaccine có thể cung cấp miễn dịch 100% và có thể bảo vệ 95% đối với thể nặng và vừa tại Mỹ. Trên toàn cầu, mức độ bảo vệ của hai liều là 75% đối với bệnh nhân thể nặng và vừa.
Vaccine một mũi duy nhất của Johnson & Johnson đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ từ ngày 27/2 và đến nay đã được tiêm cho khoảng 14,8 triệu người Mỹ.
Cho tới nay, FDA mới chỉ cấp phép tiêm mũi tăng cường đối với vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna đối với người từ 65 tuổi trở lên và những người có nguy cơ cao.
Bộ Tứ sắp chuyển 8 triệu liều vaccine cho châu Á Thủ tướng Ấn Độ thông báo nước này sẽ xuất khẩu 8 triệu liều vaccine Covid-19 cho châu Á vào tháng sau, theo thỏa thuận với nhóm Bộ Tứ. Trong cuộc họp với nhóm Bộ Tứ tại Nhà Trắng ngày 24/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói với lãnh đạo ba nước thành viên còn lại gồm Mỹ, Nhật và Australia rằng...