Bị cảm cúm nên ăn gì?
Thời tiết chuyển giao khiến nhiều người bị cảm cúm. Cùng với việc điều trị bằng dược phẩm thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Trang Naturalnews (Mỹ) đưa ra một lời khuyên dưới đây về 5 loại thực phẩm bạn nên ăn nếu đang bị căn bệnh này làm phiền:
Thực phẩm đầu tiên chúng ta nên ăn khi bị cảm cúm là thịt gia cầm. Với các loại thực phẩm gia cầm như gà, vịt,… cơ thể sẽ được cung cấp protein, giúp cung cấp năng lượng, giúp bạn khỏe mạnh và tăng sức dẻo dai cho cơ bắp.
Cá
Thực phẩm đối phó với bệnh cúm tốt nhất là cá. Cũng giống như thịt gà, cá cung cấp nhiều chất đạm để giúp tăng sức mạnh và năng lượng. Thực phẩm này cũng chứa axit omega-3 và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Video đang HOT
Đậu
Ăn đậu sẽ được bổ sung rất nhiều protein và nhiều vitamin, khoáng chất khác nhau. Các vitamin và khoáng chất sẽ giúp tăng cường và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh cúm trong một thời gian hợp lý.
Hạt ngũ cốc cung cấp năng lượng thông qua carbohydrate. Thực phẩm khô tốt như ngũ cốc không chỉ cung cấp các vitamin và khoáng chất mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Súp
Súp là sự lựa chọn đúng đắn khi bị cảm cúm. Điều này đặc biệt đúng khi bạn muốn đối phó với buồn nôn. Súp với các loại thực phẩm như thịt gia cầm và các loại rau sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Theo SKGD
Bệnh đường hô hấp dễ tấn công trẻ khi đến trường
Trẻ bắt đầu được cha mẹ cho đến lớp mầm non từ năm 2 tuổi. Sự thay đổi môi trường làm trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng đến sức khỏe, trong đó các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp có nguy cơ lớn nhất.
Bệnh đường hô hấp dễ tấn công trẻ khi đi học
Những ngày đầu đến trường, trẻ tiếp xúc với môi trường mới, có nhiều bạn bè, thầy cô và mọi thứ xung quanh đều mới lạ. Các trường mầm non thường tập trung đông người, mỗi phòng học có nhiều bé. Nếu việc vệ sinh lớp học không được chú trọng thì nguy cơ gây bệnh cho trẻ càng cao. Ở tuổi đến trường mầm non, trẻ chậm lớn hơn thời kỳ bú mẹ, trẻ hết dần các kháng thể thụ động do mẹ truyền cho. Hệ miễn dịch lúc này mới bắt đầu hoàn thiện khi tiếp xúc với các yếu tố từ môi trường. Do đó, trẻ hay mắc bệnh.
Nhiễm khuẩn hô hấp
Bao gồm viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm họng do siêu vi, hay kết hợp với viêm kết mạc rất hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây thành dịch. Bệnh bắt đầu đột ngột với các dấu hiệu sốt trong vài ngày, kèm theo chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, có khi kèm theo đau họng, nuốt khó, nuốt đau... Hầu hết trường hợp viêm họng do siêu vi đều tự khỏi trong vòng 4-5 ngày nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.
Viêm phổi
Biến chứng của viêm hô hấp trên là viêm phổi. Trẻ thường sốt cao, trên 39 độ C, ho đờm, thở nhanh, khó thở. Trẻ bị bệnh viêm phổi thường mệt mỏi, kém chơi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi có một trong các dấu hiệu sốt rất cao, mệt nhiều hoặc thở mệt, thở bất thường cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để khám và điều trị, vì sức đề kháng của trẻ nhỏ không thể chống đỡ lâu.
Sốt siêu vi
Trong điều kiện bình thường luôn có virus ký sinh trên đường hô hấp. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển và gây bệnh. Bệnh dễ lây và gây thành dịch. Triệu chứng nổi bật là sốt cao từ 38-39 độ C, thậm chí 40-41 độ C, ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol. Một số trẻ đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã. Tuy nhiên, sốt siêu vi dễ gây thành dịch, cần cách ly, không cho trẻ đến trường.
Dị ứng
Trẻ tuổi mầm non rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ của môi trường. Trong điều kiện ẩm thấp, các dị nguyên như nấm mốc, lông thú vật... rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí lên cơn hen. Vì vậy, tùy từng mùa, cần cho trẻ mặc trang phục thích hợp và vệ sinh phòng, lớp học đầy đủ để trẻ có môi trường thực sự sạch sẽ.
Làm sao để yên tâm khi trẻ đến lớp?
Mùa tựu trường là thời điểm thời tiết hay có sự biến đổi, các dịch bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp... dễ gây khởi phát các đợt cấp của bệnh mạn tính như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, mề đay. Cha mẹ nên lưu ý dự phòng và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Nên cho trẻ khám và tư vấn với bác sĩ về chế độ phòng tránh cho trẻ trong giai đoạn này.
Để trẻ không bị sốc về mặt tâm lý khi đến lớp lần đầu tiên, cha mẹ nên chuyện trò nhiều và thu hút sự háo hức của trẻ khi được đến trường, tâm lý là yếu tố rất quan trọng giúp trẻ tự tin hơn khi chơi, khi làm quen với môi trường cộng đồng.
Đặc biệt chú ý đến việc tiêm ngừa đầy đủ những loại văcxin theo từng độ tuổi của trẻ. Nếu có điều kiện, nên cho trẻ tiêm thêm các văcxin rubella, thủy đậu, cúm, quai bị...
Chọn nhà trẻ đảm bảo vệ sinh, cô giáo chăm sóc tận tình vì trẻ chưa thể tự thực hiện tốt được vệ sinh cá nhân cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ phòng tránh được các bệnh hô hấp thường gặp khi đến trường.
Theo TPO
Mẹo hay trị ngạt mũi Ngạt mũi hay còn gọi là nghẹt mũi là biểu hiện thường gặp khi bạn mắc cảm cúm hoặc cảm lạnh. Trong trường hợp bạn bị viêm xoang, dị ứng thời tiết, thiếu độ ẩm trong không khí thì cũng gặp phải rắc rối này. Ảnh minh họa: Internet Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc nghẹt mũi là do các mô tế...