Bị cá chình xé toạc, bạch tuộc vẫn kịp phản đòn cực hiểm
Trong cuộc kịch chiến dưới đáy biển sâu với cá chình, bạch tuộc biết không thắng được đã chơi đòn hiểm và tẩu thoát ngoạn mục.
Một du khách người Thụy Điển có tên là Nicklas bạn gái của mình, Elin đã trong kỳ nghỉ ở Oahu, Hawaii đã khi lại được cảnh tượng kỳ thú giữa bạch tuộc và cá chình khi hai loài này kịch chiến không khoan nhượng.
Bạch tuộc vốn là loài săn mồi nhưng không dũng mãnh và tàn khốc như cá chình Moray. Do sơ suất, nó đi vào lãnh địa của cá chình và bị cá chình tấn công bất ngờ. Cả hai lao vào nhau vài lần và đều dùng đòn sát thủ với nhau tuy nhiên bất phân thắng bại.
Đến khi nhận ra sự thua thiệt về đặc điểm giống loài, bạch tuộc quyết định khôn ngoan là rút lui. Nó xài tới thứ vũ khí tự nhiên, phụt mực để tung hỏa mù, khiến cá chình luống cuống, không phân biệt được phương hướng.
Trong lúc đó, bạch tuộc nhân cơ hội rời khỏi chiến trường, tẩu thoát ngoạn mục về lãnh địa an toàn của mình.
Video đang HOT
Cá chình mặc dù cực kỳ tức tối vì để bạch tuộc có cơ hội trốn thoát nhưng cuối cùng nó cũng có chiến lợi phẩm khi xé được một mảng thịt của đối thủ.
Thông thường, trong những trận chiến của cá chình và bạch tuộc, phần thắng thường nghiêng về phía cá chình. Hiếm có con bạch tuộc nào đủ bình tĩnh và may mắn để tẩu thoát thành công như con bạch tuộc phía trên.
Cá chình Moray sở hữu bộ răng khỏe và sắc nhọn như thủy tinh, chiều dài mỗi chiếc răng có thể đạt tới vài cm. Thậm chí chúng còn tấn công và ăn mất ngón tay của nhiều thợ lặn.
Khi đi săn, chúng ngoạm con mồi bằng những chiếc răng nhọn và dùng thân quấn chặt mục tiêu, giống như loài trăn khổng lồ.
Với đòn tấn công đó, loài động vật thân mềm như bạch tuộc quả thật không phải đối thủ của cá chình.
Sau khi giết chết bạch tuộc, cá chính xé xác đối thủ thành từng mảnh nhỏ và sảng khoái tận hưởng bữa ăn tươi ngọt của mình.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Khám phá gây 'sửng sốt' về loài ếch thủy tinh
Ếch thủy tinh là động vật hoạt động về đêm, có chiều dài từ 2cm-7,6cm. Loài ếch này còn rất nhiều điều thú vị đang chờ bạn khám phá.
Cơ thể của ếch thủy tinh có màu xanh sáng hoặc xanh ô-liu với những chấm đen, trắng, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Ở một số loài, xương của nó có màu xanh lá cây hoặc trắng. Đặc biệt, lớp da bụng của nó hơi mờ, nửa trong suốt. Vì thế, nếu nhìn từ dưới lên, bạn có thể thấy tim, gan và ruột của loài ếch này.
Đôi khi ếch thủy tinh bị nhầm với ếch cây. Tuy nhiên, không giống như ếch cây, ếch thủy tinh có đôi mắt to ở phía trước trong khi đôi mắt của ếch cây nằm ở hai bên đầu.
Ếch thủy tinh có thị lực tốt, giúp nó phát hiện ra con mồi tiềm năng một cách dễ dàng. Đây là loài động vật ăn thịt, thức ăn của nó chủ yếu là côn trùng thân mềm và các loài nhện. Ếch thủy tinh là một phần quan trọng của hệ sinh thái vì chúng giúp kiểm soát số lượng côn trùng.
Mùa giao phối của loài ếch thủy tinh thường diễn ra sau mùa mưa. Ếch cái đẻ từ 20-30 quả trứng, và những quả trứng này bám vào mặt dưới của những chiếc lá nổi trên mặt nước. Ếch đực sẽ chăm sóc và vào bảo vệ trứng khỏi những côn trùng và các loài ký sinh. Sau 2 tuần, trứng nở thành nòng nọc và rơi xuống nước.
Do kích thước nhỏ nên ếch thủy tinh dễ dàng trở thành mục tiêu của một số động vật săn mồi kích thước lớn. Kẻ thù chính của nó bao gồm rắn, động vật có vú và các loài chim. Trong môi trường hoang dã, tuổi thọ của ếch thủy tinh thường kéo dài từ 10-14 năm.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Sự thật ít người biết về loài rết 'gớm ghiếc' Rết là loài vật có nọc độc nguy hiểm. Tuy nhiên chúng lại đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn. Rết nằm trong danh sách những loài động vật có nhiều chân nhất trong giới tự nhiên với số lượng chân từ 20 - 300 chân. Thông thường rết có màu...