Bị buồng trứng đa nang, có nên kiêng “yêu” thời gian dài?
Trong suốt 16 ngày tiêm thuốc, tôi và ông xã kiêng “quan hệ”, có phải chính vì kiêng “yêu” trong thời gian dài mà tinh trùng bị yếu?
Kính gửi ban biên tập chuyên mục Sức khoẻ!
Lời đầu thư tôi xin chúc ban biên tập luôn mạnh khoẻ và luôn hạnh phúc. Tôi có một câu hỏi mong ban biên tập giải đáp giúp tôi!
Năm nay tôi 27 tuổi, đã lập gia đình 2 năm nhưng kế hoạch, cách đây 5 tháng vợ chồng tôi không kế hoạch nữa nhưng vẫn chưa có tin vui.
Tôi đến khám tại phòng khám ở TPHCM và được biết bị buồng trứng đa nang. Tôi có tìm hiểu kỹ về trường hợp bệnh và các phương pháp điều trị. Sau đó, bác sĩ có cho tôi uống thuốc điêu chỉnh nội tiết tố, sau đó thử máu thì đã trở lại bình thường và từ đó đến nay chu kỳ của tôi đã không cò kéo dài như trước đây nữa (40-42 ngày), hiện tại là (30-31 ngày).
BS có tiêm thuốc kích thích buồng trứng và chỉ định canh ngày rụng trứng giao hợp tự nhiên. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa mang thai dù trước 1 ngày tiêm thuốc kích thích rụng trứng tôi được siêu âm và được biết có 2 trứng đã phát triển và nội mạc tốt. Không hiểu sao tôi đã làm y lệnh BS rồi mà vẫn không thành công.
Trong quá trình tiêm thuốc tôi được bác sĩ tư vấn không quan hệ vào những ngày tiêm thuốc để tránh rụng trứng sớm. Trong suốt 16 ngày tiêm thuốc, tôi và ông xã kiêng quan hệ, có phải chính vì kiêng quan hệ trong thời gian dài mà tinh trùng bị yếu?
Sau đó, bác sĩ có chỉ định là chu kỳ kinh thứ 2 vào ngày thứ 2 của chu kỳ tiếp tục tiêm thuốc như lần trước nhưng sẽ kết hợp quan hệ tự nhiên và bơm tinh trùng.
Đã 1 lần thất bại nên tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi những điều nên tránh để có kết quả tốt, có cần kiêng quan hệ tình dục không, nếu kiêng thì tôi sợ tinh trùng bị suy yếu? Hiện tại, tinh thần tôi rất thoải mái, tôi luôn tạo cảm giác thật vui vẻ để tránh stress. Tôi muốn hỏi liệu có trường hợp không kích thích mà buồng trứng hoạt động lại bình thường hay không?
Tôi mong chương trình sớm hồi âm giúp tôi. Tôi xin cảm ơn và trân trọng kính chào! (Thanh Trang Tran
Trả lời:
Gửi bạn Thanh Trang!
Theo như bạn mô tả, bạn bị đa nang buồng trứng mà sau khi dùng thuốc điều chỉnh nội tiết, vòng kinh trở lại tương đối đều đặn và chuẩn ở mức 30 – 31 ngày là những dấu hiệu thực sự đáng chúc mừng.
Video đang HOT
Việc bạn kiêng cữ trong suốt quá trình tiêm thuốc kích thích trứng rụng là hoàn toàn hợp lý vì nếu trong thời điểm bạn tiêm thuốc mà quan hệ có xuất tinh, khiến tử cung có bóp, thúc đẩy trứng rụng sớm.
Cả trong trường hợp bạn đã kiêng giao hợp đủ ngày như đã nói trên, trứng vẫn có sự phát triển nhưng không có sự thụ thai, có thể lý giải rằng đến thời điểm trứng rụng, kích thước trứng nhỏ, không đủ chín để thụ thai được.
Kiêng quan hệ tình dục, không khiến tinh trùng bị yếu đi, mà tinh trùng còn khỏe và tăng số lượng đáng kể do việc sản xuất tinh dịch của chồng bạn được tích tụ trong suốt quá trình kiêng giao hợp.
Bạn nên tuân thủ đúng những chỉ định điều trị tiếp theo của bác sĩ. Nếu quá 3 lần thử nghiệm, bạn vẫn không thể có thai, thì hãy cùng chồng đến khám chữa ở một bệnh viện tuyến trên nhé!
Chúc bạn sớm được hưởng hạnh phúc làm mẹ!
Được tư vấn bởi:
Công ty Tư vấn Đầu tư & Phát triển Con người Nhật Minh
Tổng đài tư vấn 24/7: 1900599921 hoặc 19003477
Theo PLXH
Đoán sức khoẻ qua kinh nguyệt
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng kinh nguyệt phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khoẻ của phụ nữ, thể hiện qua màu sắc, khối lượng, độ dài thời gian...
Theo dõi chu kỳ
Chu kỳ kinh nguyệt (thời gian giãn cách giữa hai lần kinh) của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. nếu bống nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày (1-2 ngày chậm hoặc nhanh thì không phải là bệnh) kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra, không nên bỏ qua. 1-2 năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi nhưng không phải là bệnh.
Xem màu sắc
Kinh nguyệt bình thường phần nhiều có màu đỏ sẫm. Nếu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng hoặc màu đen giống như nước giọt gianh thì cần để tâm theo dõi. Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Nếu chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt là có thể khắc phục được chứng bệnh này.
Quan sát lượng
Lượng kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít đều là biểu hiện không bình thường. Lượng kinh nguyệt nhiều có thể được hiểu hoặc là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml), thời gian hành kinh quá dài (bình thường là 7 ngày).
Kinh nguyệt quá nhiều: Thường do màng trong tử cung bong ra bất thường và do chứng tăng sinh màng tử cung, hoặc có những bệnh tử cung nhu u xơ tử cung...; hoặc những bệnh của các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu...; hoặc do chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng quá, tinh thần căng thẳng... gây nên.
Kinh nguyệt quá ít: Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng không thấy thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Bế kinh thường do các bệnh mạn tính toàn thân như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái đường... mắc một số bệnh sán hút máu..., dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục...
Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Tuy vậy, bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú là hiện tượng sinh lý bình thường.
Trạng thái, tính chất
Máu kinh nguyệt bình thường không đặc, hơi dính, trong có thể thấy các cục dính màu trắng (là mảnh vụn của màng trong tế bào). Nếu máu kinh nguyệt vừa dính vừa đông đặc hoặc trong suốt như nước, hoặc kết thành hòn máu to và cứng thì có thể do máu ứ, cần giữ vệ sinh kinh nguyệt tốt.
Quan sát triệu chứng của thời kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ khoẻ mạnh ở thời kỳ kinh nguyệt thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Số ít phụ nữ vào thời kỳ này có một số cảm giác hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi... nhưng sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng kết thúc.
Nếu ở thời kỳ kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng thì tức là thuộc trạng thái bệnh lý: tăng sinh túi tuyến vú, đau một bên đầu, đau bụng kinh, căng thẳng trước kỳ kinh, chảy máu cam... Các triệu chứng này có liên quan với các dạng bệnh khác.
Theo BS. Minh Nguyệt
Khoa học & Đời sống
Chàng có biết về chu kỳ "tủi thân" của chị em? Chu kỳ đặc trưng này khiến phụ nữ luôn cần sự quan tâm hỏi han từ phía người đàn ông của mình Nhiều người chồng đôi khi không hiểu nổi tại sao vợ mình lại hay càu nhàu về những chuyện không đâu và hay khóc đến vậy. Đang giữa lúc cuộc sống đầy đủ, vợ chồng con cái không phải lo gì...