Bị bỏ rơi, Hòn Phụ Tử vắng tanh, nhếch nhác
Từng là niềm tự hào của người dân Kiên Giang nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung, nhưng nay, điểm du lịch Hòn Phụ Tử trở nên vắng tanh, nhếch nhác kể từ khi sự cố “hòn phụ” bị gãy đổ xuống biển vào năm 2006.
Trước đây, mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hà Tiên, du khách không thể bỏ qua điểm đến “Hòn Phụ Tử” (xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) bởi vẻ đẹp non nước hữu tình của cảnh quan nơi đây.
Hòn Phụ Tử trước khi bị gãy đổ “hòn phụ”
Chuyện kể rằng, xưa kia, mực nước biển tại Chùa Hang (nằm cạnh Hòn Phụ Tử) cao hơn bây giờ. Trong hang có một con thủy quái hay làm đắm thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Hay tin dữ, 2 cha con hành nghề đạo sĩ đã đến đây để cứu giúp dân lành.
Sau nhiều lần tính kế giết thủy quái, người cha chợt nhận ra rằng, chỉ còn cách hy sinh bản thân mình thì mới mong cứu giúp dân lành thoát khỏi cảnh chết chóc, đau thương. Thế là người cha lấy thuốc độc từ cây rừng tẩm vào cơ thể mình, sau đó nằm sát mép biển để dụ con ác thú.
Đang trong cơn đói, con thủy quái tưởng mồi ngon nên liền nhào ra cắn đứt đầu người cha rồi giãy chết vì trúng độc. Thấy cha nằm chết cạnh con thủy quái, người con gào khóc thảm thiết và ôm lấy phần thi thể không còn nguyên vẹn của cha mình. Nào ngờ, thuốc độc từ người cha đã ngấm vào cơ thể bé bỏng của đứa con lúc nào không biết, khiến người con cũng ngã quỵ vì trúng độc.
Khu du lịch Hòn Phụ Tử từng là điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước
Dân lành chứng kiển cảnh tượng này đã khóc thương suốt nhiều ngày liền. Sau đó, tại nơi 2 cha con nằm chết đã xuất hiện 2 hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to tựa dáng người cha, còn hòn nhỏ tựa dáng người con. Tên gọi “Hòn Phụ Tử” ra đời từ sự tích ấy.
Video đang HOT
9 năm sau khi bị gãy đổ “hòn phụ”, Hòn Phụ Tử vẫn chưa được phục hồi
Ở vùng biển Kiên Giang có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ, tuy nhiên, Hòn Phụ Tử vẫn được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Năm 1989, khu di tích thắng cảnh Hòn Chong (bao gồm cả Hòn Phụ Tử) được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là danh lam thắng cảnh quốc gia.
Hình dáng Hòn Phụ Tử gồm hai khối đá dính liền nhau đứng trên một bệ đá có chiều cao khoảng 5 m so với mặt biển. Trong đó, “hòn phụ” cao khoảng 33,6 m và “hòn tử” cao khoảng 30 m. Từ lâu, Hòn Phụ Tử trở thành điểm thu hút du khách đứng đầu của Kiên Giang. Nhiều nhà hàng, khách sạn xuất hiện tại đây dày đặc để phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống và nghỉ ngơi cho du khách. Tuy nhiên, sự cố thiên nhiên xảy ra vào ngày 9-8-2006 đã khiến cho “hòn phụ” nặng khoảng 1.000 tấn bị gãy đổ xuống biển, chỉ còn trơ lại “hòn tử” nằm chơ vơ giữa biển khơi.
Bãi biển vắng tanh, nhếch nhác
Sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và Cục Di sản (thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin) cùng nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã tán thành việc phục hồi lại Hòn Phụ Tử để không làm đánh mất đi hình ảnh được xem là biểu tượng du lịch của tỉnh Kiên Giang. Ngoài ra, một nghệ nhân ở Nha Trang cũng muốn góp sức vào việc phục hồi danh lam thắng cảnh này. Thế nhưng, việc phục hồi đã trở vào lãng quên.
Người ăn xin ngồi đầy ở lối vào điểm du lịch Hòn Phụ Tử
Cuôi năm 2009, Công ty CP Du lich Kiên Giang xin chu trương đươc đâu tư vào khu du lịch này nhưng sau đó lại không thưc hiên nên đầu năm 2014, UBND tinh thu hôi và giao lai cho huyên Kiên Lương quản lý. Tuy nhiên, do thơi gian dai không đầu tư, quản lý nên nhiều hô dân vô tư chiêm măt băng rồi che chắn, mở hàng quán, dẫn đến ô nhiễm, nhếch nhác.
Du khách thuê bạt ngồi la liệt trên lối đi đến bến tàu tham quan Hòn Phụ Tử
Ăn uống xong, du khách vứt rác và thức ăn thừa ngay tại bãi tắm
Theo các hộ kinh doanh tại đây cho biết, ngày thường nơi đây vắng lạnh, chỉ có vài đoàn khách đến đây vào những ngày cuối tuần; dịp lễ, tết có khá hơn nhưng vẫn không thể sánh bằng thời “vàng kim” trước kia. Do không quản lý chặt chẽ nên các hộ mua bán tiếp tục lấn chiếm lối đi và sẵn sàng cho du khách thuê bạt ngồi ăn nhậu, vứt bỏ thức ăn ngay tại chỗ. Dù vắng khách nhưng ăn xin vẫn ngồi la liệt tại đây. Ngoài ra, tình trạng chặt chém du khách vẫn thường xuyên diễn ra khiến du khách tỏ ra ngán ngẩm mỗi khi đặt chân đến đây.
Tình trạng “chặt, chém” khiến hàng quán tại đây ế ẩm
Gian hàng bán quần áo lưu niệm vắng tanh
Khách sạn thay phiên nhau đóng cửa vì du khách đến Hòn Phụ Tử ngày càng ít
Do ngày càng vắng lặng nên hệ thống nhà hàng, khách sạn tại đây đã không còn, Chùa Hang cũng thưa vắng khách hành hương. Du khách muốn ngủ lại qua đêm phải chạy về thị xã Hà Tiên hoặc thị trấn Kiên Lương.
Chùa Hang cũng thưa vắng khách hành hương
Bài-ảnh: Công Tuấn
Theo_Người lao động
Chùa Hang trong lòng thành phố
Trong số những danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng ở Trà Vinh, chùa Hang (còn gọi là chùa Kompông Chrây, có nghĩa là "Bến cây đa") có lẽ là nơi đáng đến nhất ở Trà Vinh.
Người dân quen gọi là chùa Hang bởi cổng sau của chùa nằm bên Quốc lộ 36 được xây giống như một hệ thống 3 hang động sát nhau. Trong đó, cổng chính giữa là một hang lớn, hai cổng hai bên là hai hang nhỏ. Cả ba cổng đều được xây kiên cố với bức tường dày 12m tạo cảm giác đứng trong cổng như đang trong hang đá, "cổng hang" lại dẫn vào con đường rợp bóng hai hàng cây xanh thẳng tắp tạo cho du khách cảm giác như vừa đi qua một lòng hang sâu để đến một không gian thiền tu thanh tịnh.
Chỉ cách trung tâm thành phố Trà Vinh chừng 5km, chùa Hang thuộc khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Chùa nằm giữa một không gian đồi đất xanh mát với những rừng cây cao, rậm rạp. Chánh điện chùa tọa lạc trên nền cao 3m, có nhiều bậc cấp dẫn lên, được trang trí lộng lẫy với nhiều hoa văn, họa tiết. Mái của chính điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau làm nên khoảng không gian cao vút, đỉnh nhọn như một chóp tháp. Ở các đầu cột đều có tượng vũ nữ Ken Naar dang đôi tay chống đỡ mái.
Bên trong chính điện là hai hàng cột cao lớn uy nghi, giữa chính điện là bàn thờ. Tượng Phật Thích Ca to lớn đặt trên cao, phía dưới là những tượng Phật Thích Ca nhỏ hơn trong nhiều tư thế khác nhau. Cột cờ trước chính điện chùa có cấu trúc tượng hình thần rắn Nara 7 đầu, tượng trưng cho 7 ngày 7 đêm chuyên tâm bảo vệ Phật Thích Ca ngồi tu luyện.
Chùa Hang có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Khmer Trà Vinh bởi đây chính là nơi giáo dục đạo đức và tôn giáo cho người Khmer. Trong chùa hiện nay vẫn có những nơi riêng dành cho người già vào chay tịnh. Những bức bích họa Phật trong chùa chính là những trang sách có tính giáo dục sâu sắc, có giá trị văn hóa lớn trong cộng đồng người Khmer Nam bộ.
Đến thăm chùa Hang ở Trà Vinh, sau những phút hành lễ theo nghi thức Phật giáo Nam tông, du khách sẽ tham quan kiến trúc đặc sắc của chùa và cùng tìm hiểu ý nghĩa của những bức bích họa về cuộc đời và quá trình tu thành chính quả của Đức Phật. Du khách còn có cơ hội tham quan và sở hữu những bức tượng, những sản phẩm điêu khắc tinh xảo và có giá trị nghệ thuật cao do chính những nghệ nhân là các nhà sư trong chùa chế tác.
Sở dĩ có điều đặc biệt này bởi theo các nhà sư trong chùa, khuôn viên chùa Hang trước kia là cả một khu rừng rậm rạp, chiến tranh bom đạn đã tàn phá rất nhiều cây lớn ở đây, để lại những gốc cây với nhiều hình thù lạ lẫm và đẹp mắt. Để tận dụng những cây gỗ bị đổ và những gốc cây kỳ lạ này, nhiều năm trước, sư cả của chùa đã mời nghệ nhân điêu khắc từ Vĩnh Long về dạy nghề cho các sư tăng trong chùa. Từ đó đến nay, nhà chùa có một xưởng mộc ở trong khuôn viên, nơi các nhà sư cùng làm việc, chế tác tác phẩm nghệ thuật, từ những gốc cây gỗ quý giá kia. Đến nay, nhà chùa cũng đã dạy nghề điêu khắc cho nhiều thanh niên ở Trà Vinh, giúp họ có thêm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo_An ninh thủ đô
Chuyển đổi công năng sân tập golf 27 tỷ thành sân bóng đá "Sân tập golf đã hoạt động không hiệu quả và sẽ không thành công. Vì thế sẽ chuyển đổi công năng thành tổ hợp sân bóng đá, sân tennis và các bộ môn thế thao khác phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí". Thông tin trên được Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đưa ra tại buổi báo cáo các đồ...