Bị bệnh tim có được mang thai?
Trong thai kỳ, tim phải tăng cường hoạt động
Trong thai kỳ, những thay đổi sinh lý ảnh hường đến hệ tim mạch, bắt tim phải tăng cường hoạt động.
- Tăng khối lượng máu: trong 3 tháng đầu, khối lượng máu tăng đến 40 – 50% tổng lượng máu khi chưa có thai và duy trì suốt thai kỳ.
- Tăng cung lượng tim: cung lượng tim là khối lượng máu được tim bơm ra mỗi phút, sẽ tăng lên 30 – 40% do tăng khối lượng máu.
- Tăng nhịp tim: trong thai kỳ, nhịp tim sẽ tăng lên 10 – 15 lần/phút.
- Giảm huyết áp: một số thai phụ có hiện tượng giảm huyết áp 10mmHg trong thai kỳ, do thay đổi nội tiết tố và tăng lượng máu đến tử cung. Tình trạng này thường không phải điều trị gì, nhưng cần theo dõi.
Những thay đổi trên nhằm cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bào thai. Tim bình thường có thể thích nghi với các thay đổi này trong khi tim mắc bệnh có thể bị quá tải. Chúng có thể khiến người mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, nhức đầu nhẹ trong suốt thai kỳ. Vì vậy, có một số người mẹ không biết mình mắc bệnh tim mạch cho đến khi có thai.
Mắc bệnh tim mạch, cần tham khảo ý kiến BS khi muốn có thai
Phụ nữ mắc bệnh tim mạch cần nhớ rằng, việc tham khảo ý kiến BS khi muốn có thai là cần thiết và hữu ích. BS giúp đánh giá và giải thích tình trạng bệnh, mức độ an toàn khi mang thai, nguy cơ đối với mẹ và thai nhi, có cần điều trị bệnh ổn trước khi có thai không, có cần dùng thuốc hoặc cách thức điều trị nào trong thai kỳ không…? Việc tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước khi có thai hoàn toàn không dư thừa.
Tùy theo tình trạng sức khỏe và bệnh tim mạch đang có mà người mẹ gặp các nguy cơ khác nhau trong thai kỳ.
Video đang HOT
Thậm chí, một số tình trạng bệnh lý quá nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ khi mang thai như: tăng áp động mạch phổi nặng, bệnh cơ tim giãn nở có suy tim, hội chứng Marfan có giãn động mạch chủ, bệnh tim bẩm sinh tím, hẹp khít van hai lá, hẹp van động mạch chủ nặng. Với các bệnh lý này, BS có thể khuyến cáo bệnh nhân tránh có thai hoặc gián đoạn thai kỳ.
Cần nhớ rằng, bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Để điều trị bệnh tim mạch, người mẹ có thể đang dùng một số thuốc.
Chính vì vậy, nếu biết người mẹ muốn có thai, BS sẽ cung cấp một chế độ điều trị an toàn nhất, chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc thay thế… Người mẹ không nên tự ý dùng thuốc, ngưng thuốc hoặc chỉnh liều thuốc.
Thai kỳ ở phụ nữ mang van tim cơ học
Người mang van tim cơ học phải uống thuốc kháng đông sintrom mỗi ngày đến suốt đời để làm “loãng” máu, tránh tạo cục máu đông khi dòng máu đi qua van cơ học. Việc uống thuốc này phải có sự theo dõi của BS, vì nếu thuốc chưa đủ liều hoặc quá liều đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Do phụ nữ có thai có tình trạng tăng khối lượng máu nên dễ hình thành cục máu đông hơn bình thường. Vì thế, phụ nữ mang van tim cơ học mà có thai dễ bị biến chứng tắc van do cục máu đông.
Mặt khác, sintrom có thể đi qua nhau thai nên dùng trong thai kỳ sẽ nguy hiểm: có nguy cơ gây dị dạng thai nhi trong 3 tháng đầu, gây cho mẹ nguy cơ xuất huyết và sảy thai trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chính vì vậy, BS có chiến lược sử dụng thuốc kháng đông áp dụng cho thai phụ mang van tim cơ học để đảm bảo van không bị tắc bởi huyết khối, không gây nguy hiểm cho thai nhi và thai phụ trong thai kỳ.
Tóm lại, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có mang van tim cơ học cần ghi nhớ:
- Khi dùng sintrom phải có kế hoạch ngừa thai, có thể dùng thêm thuốc ngừa thai.
- Nếu muốn có thai phải đến gặp BS để được đổi thuốc kháng đông khác ngoài sintrom.
- Trong thai kỳ, tuyệt đối tuân theo chế độ điều trị kháng đông của BS tim mạch. Thai phụ phải khám thai định kỳ để BS sản khoa theo dõi sức khỏe của thai nhi và mẹ, siêu âm phát hiện có hay không dị tật thai nhi.
Giữ sức khỏe cho mẹ là giữ sức khỏe cho con
Khi mang thai, phụ nữ có bệnh tim mạch cần lưu ý chăm sóc sức khỏe bản thân. Điều này cũng mang lại ích lợi cho thai nhi. Một số biện pháp cần áp dụng:
- Trong thai kỳ, người mẹ phải khám thai theo đúng lịch để theo dõi và xử trí kịp thời các biến cố, uống thuốc theo đúng toa điều trị.
- Thường xuyên nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể lực nặng.
- Theo dõi cân nặng: người mẹ tăng cân theo sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, tăng cân quá nhiều là một gánh nặng cho tim.
- Ngừa huyết khối: khi ngồi, tránh thói quen bắt chéo chân, nên thay đổi tư thế thường xuyên, luân phiên co duỗi 2 chân, thỉnh thoảng đi lại để máu dễ hồi lưu về tim. Mang vớ y khoa bó chân cũng là một biện pháp tốt.
- Giữ ấm: thời tiết quá nóng hay độ ẩm quá cao làm giãn mạch máu khiến tim phải tăng cung cấp máu.
- Cố gắng kiềm chế các cảm xúc như: lo lắng, xúc động…
- Không uống rượu, không hút thuốc lá và không dùng thực phẩm có tính kích thích.
- Việc sinh con với người mẹ mắc bệnh tim mạch là sự kiện có nguy cơ cao nên cần sinh con tại một cơ sở y tế đủ điều kiện theo dõi và xử trí trong quá trình chuyển dạ.
Theo SKDS
Thu Hà cảm thương số phận trẻ bị bệnh tim
Tới thăm trẻ nghèo đang chờ phẫu thuật tim, diễn viên "Lá ngọc cành vàng" lặng lẽ nắm không rời những bàn tay nhỏ xíu của bệnh nhi. Chị chia sẻ sự nổi tiếng chỉ là phù du nhưng cơ may được làm việc thiện sẽ trường tồn mãi mãi.
Mặc trận mưa nặng hạt đầu tháng ngâu, NSƯT Thu Hà vẫn vào viện thăm trẻ nghèo đang chờ phẫu thuật tim theo chương trình nhân đạo "Trái tim cho em" do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Bước vào Bệnh viện E Hà Nội, ngôi sao điện ảnh thập niên 90 không khỏi bồi hồi, xúc động trước những mảnh đời không may mắn.
Ngồi bên mẹ con cháu Tăng Quốc Sơn (6 tuổi), Thu Hà khẽ vuốt những đầu ngón tay sưng mọng, tím ngắt như trái nho của cậu bé. Bé Sơn cũng hồn nhiên "đọ mắt" với vị khách có gương mặt tươi sáng, hiền hậu mà không hề hay biết người đối diện mình là một nữ diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Việt một thời.
Nhà bé Sơn ở xã Xuân Dương - Lục Bình - Lạng Sơn. Bố mẹ em làm ruộng nuôi 3 con nhỏ nên không có TV xem phim, kịch để biết cô Thu Hà. Bé cũng ốm đau liên tục từ năm 2 tuổi, chỉ quen thấy những khuôn mặt khắc khổ vì bệnh tật trong viện.
Thương cảm trước những bệnh nhi xanh xao, tím tái toàn thân vì dị tật tim bẩm sinh, Thu Hà lặng lẽ nắm không rời những bàn tay nhỏ xíu, miên man suy nghĩ. "Hãy làm bất kể điều gì để các cháu vui, dù chỉ là một giây, một phút để bù bệnh tật đã lấy đi gần hết nụ cười của trẻ và gia đình các em", diễn viên Lá ngọc cành vàng tâm niệm.
Bế cháu Nguyễn Duy Đức (11 tháng tuổi, ở Hoàng Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ) trong tay, Thu Hà tránh hỏi mẹ cháu về bệnh tật, chỉ vuốt má, búng tai, đùa nghịch với bé.
Trong suốt thời gian ở viện E, mắt nữ diễn viên sẫm tối vì cảm thương. Thu Hà chia sẻ từng tắt TV, không dám xem chương trình có bệnh nhi tim, nếu biết mình chưa thể giúp gì cho các bé. Sau đó, chị lại đón đợi chương trình đó để ghi số tài khoản, khi đã chuẩn bị được một "món" giúp các em.
Nữ diễn viên từng chuyển toàn bộ cát-xê một tập phim "Ngôi nhà hạnh phúc" cho bệnh nhi tim. "Tôi thấy vô cùng nhẹ nhõm vì đã tiếp thêm được nhịp đập trái tim, nhịp sống cho các em", Thu Hà cho biết.
Chuyến thăm này, NSƯT Thu Hà - Đại sứ thương hiệu Bảo Xuân, đã trao 105 triệu đồng cho gia đình 3 bệnh nhi để hỗ trợ phẫu thuật tim cho các cháu. "Đây là một cơ may cho tôi làm việc thiện. Đời nghệ sĩ, cơ may nổi tiếng có thể xuất hiện nhưng thật phù du, trong khi cơ may làm việc thiện có thể đến rất nhiều và trường tồn mãi mãi", nữ diễn viên chia sẻ.
Mai Thương
Theo VNE
Vượt qua đau đớn để học giỏi Em bị bệnh tim từ khi lọt lòng mẹ, nhưng cả nhà không một ai hay biết, chỉ thấy em hay khò khè, khó thở... Em èo uột lớn lên trong sự nghèo khó của gia đình. Nhà nghèo, mẹ phải gửi em cho ngoại để một buổi lên lớp dạy, một buổi đeo em trên lưng đi gánh nước thuê hay giúp...