Bị bệnh gì ăn món nấy
Bạn muốn có một làn da sáng hồng, mỗi giấc ngủ đều được trọn vẹn và nhiều nhiều hơn nữa? Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm dưới đây để tìm ra “thần dược” thích hợp nhất dành cho cơ thể của chính mình.
Triệu chứng: Đau nhức cơ bắp
Phương pháp chữa trị: Dầu ôliu
Dầu ô-liu là một loại thực phẩm kháng viêm, giảm đau, có thể giúp làm dịu các cơn đau và tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Theo một số kết quả nghiên cứu, hợp chất có trong dầu ô-liu nguyên chất là oleocanthal có khả năng đánh bại các cơn đau tương tự như những loại thuốc chống viêm nhiễm không chứa steriod.
Việc sử dụng dầu ô-liu để giảm đau được đánh giá là tốt cho sức khỏe vì chúng không gây ra tác dụng phụ như làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận… Tuy nhiên, cần phải lựa chọn được loại dầu có chất lượng tốt và dùng cho các món tươi sống để có được những dưỡng chất tốt nhất.
Triệu chứng: Mất ngủ
Phương pháp chữa trị: Uống nước ép anh đào
Anh đào chua có chứa melatonin – hợp chất hiếm thấy trong các thực phẩm khác có khả năng thúc đẩy giấc ngủ đến nhanh hơn.
“Melatonin chứa chất chống ô xy hóa có tác dụng kéo dài giấc ngủ cũng như cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể phục hồi tốt. Uống hai ly nước anh đào ép mỗi ngày có thể kéo dài thời gian ngủ thêm 45 phút, chuyên gia Satish Mankani nói.
Triệu chứng: Xuất hiện vết bầm tím
Phương pháp chữa trị: Ăn dứa
Video đang HOT
Loại trái cây nhiệt đới này có chứa bromelain – hợp chất cải thiện tình trạng viêm da hay những vết bầm tím hiệu quả.
Vitamin C trong dứa rất có lợi trong việc làm tan những vết máu bầm. Cho nên trong thời gian bị thâm tím bạn nên bổ sung loại trái cây đặc biệt này vào trong chế độ ăn uống hàng ngày vì đây là nguồn cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin C.
Triệu chứng: Đầy hơi
Phương pháp chữa trị: Nhâm nhi trà hoa cúc
Trà hoa cúc giúp thư giãn các cơ bắp, cải thiện đường tiêu hóa của cơ thể. Lưu ý, nên uống trà hoa cúc nguyên chất không pha trộn thêm bất kỳ thứ gì.
Loại trà thảo dược này không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể, giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày.
Triệu chứng: Đau đầu
Phương pháp chữa trị: Ăn dưa hấu
Loại trái cây giàu nước này giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng quan trọng lên não và giữ nước cho cơ thể. Ngay cả khi cơ thể bạn mất nước mức độ nhẹ cũng có thể bị nhức đầu thường xuyên, thậm chí còn nghiêm trọng hơn thế. Lượng đường nhỏ trong dưa hấu sẽ thúc đẩy các tế bào não làm tăng sự tỉnh táo.
Một số thực phẩm có nhiều nước khác là dâu, dưa chuột, súp, bột yến mạch, cà chua và rau diếp.
Triệu chứng: Dị ứng
Phương pháp chữa trị: Ăn rau mùi tây
Mùi tây là một thành phần bổ dưỡng và ngon miệng trong các món ăn. Nó chứa nhiêu vitamin C hơn cả cam, chanh hay bât kì loại quả nào khác.
Ăn rau mùi tây giúp ngăn ngừa sự bùng phát dị ứng vì trong mùi tây có chứa chất chống oxy hóa gọi là quercetin – một loại chất chống viêm cũng rất hiệu quả.
Theo VNE
Bệnh đáng sợ "rình rập" dân văn phòng
Dân văn phòng ngôi nhiêu, ít vân đông sẽ rât dê gặp các bênh vê cô tử cung, đau vùng thắt lưng, xương cụt và nhức mỏi cơ.
1. Chứng thoái hóa khớp ở cô tử cung
Lý do: Nguyên nhân gốc rễ của spondylosis cổ tử cung là do cổ tử cung bị thoái hóa. Ngồi nhiều không chỉ làm cho áp lực bên trong cổ tử cung tăng lên mà các cơ ở cô tử cung cũng bị căng. Điều này dê làm tôn thương xương sông, thoái hóa khớp ở cô tử cung, dẫn đến spondylosis cổ tử cung.
Biện pháp đối phó: Duy trì tư thế ngồi đúng khi sử dụng máy tính. Hãy đê bàn chân chạm đất khi ngồi, thỉnh thoảng thay đôi tư thê đê thư giãn. Không nên đặt nhiều vật dụng ở phía dưới bàn gây hạn chế cho không gian hoạt động của chân.
2. Đau vùng thắt lưng
Lý do: Ít vận động hoặc duy trì một tư thế ngồi quá lâu sẽ làm cho các mô mềm dưới eo bị căng thẳng, thiếu máu cục bộ và căng cơ vùng thắt lưng.
Biện pháp đối phó: Giảm thiểu thời gian ngồi, hoặc chú ý thay đổi tư thế ngồi sau một thời gian dài. Ngoài ra có thể đứng lên, đi bô môt chút hoặc kết hợp massage eo để vùng lưng - eo được thư giãn thoải mái.
Đau vùng thắt lưng là do thói quen ít vận động.
3. Chấn thương xương cụt
Lý do: Bạn thường cảm thấy đau nhức xương cụt, đôi khi các triệu chứng này xảy ra trong hai hoặc ba ngày làm cho bạn cảm thấy không thoải mái? Đừng bỏ qua các triệu chứng này, đặc biệt là phụ nữ bởi vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau xương cùng (xương cụt).
Các triệu chứng đau xương cụt thể hiện ở cơn đau nhức hay đau nhói ở phần hông hoặc mông. Triệu chứng đau xương ở mỗi người khác nhau, biểu hiện rõ ràng nhất là cơn đau xung quanh hông. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn nếu tư thế ngồi của bạn không đúng. Cảm giác đau có thể xuât phát từ một chỗ, sau đó lan rộng ra.Biện pháp đối phó: Thường xuyên duy trì tư thế ngồi đúng, làm giảm áp lực lên cột sống. Chăm tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương xương cụt. Khi cơn đau tăng lên, bạn nên nghỉ ngơi.
4. Đau nhức cơ bắp
Lý do: Có hàng trăm triệu tế bào trong cơ thể con người dựa vào sự vận chuyển của máu để hoàn thành chức năng trao đổi chất của nó. Cơ thể ít vận động có thể làm giảm lượng oxy trong máu đên các tê bào, thay vào đó là lượng dioxide carbon, gây ra đau nhức cơ bắp, cứng khớp và teo khớp.
Cách 2 tiếng nên thư giãn 10 phút để giảm chứng đau nhức cơ bắp
Biện pháp đối phó: Các chuyên gia y tế khuyến nghị những người có công việc ít vận động (như dân văn phòng) không nên kéo dài thời gian ngôi làm việc liên tục hơn tám giờ. Cứ cách 2 tiếng làm việc thì nên thư giãn khoảng 10 phút, đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.
5. Chứng khó tiêu
Lý do: Cơ thể ít vận động làm cho nhu động ruột cũng như dịch tiêu hóa giảm. Sau một thời gian có thể làm khiên bạn chán ăn, gặp chứng khó tiêu và các triệu chứng khác trong đường tiêu hóa.
Ít vận động hàng ngày cũng làm cho lượng thức ăn tích lũy trong đường tiêu hóa do không tiêu hóa hêt khiến nhu động ruột bị ảnh hưởng, lâu ngày có thể gây ra loét dạ dày, loét tá tràng...
Biện pháp đối phó: Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh. Ăn trái cây theo mùa có giàu chất xơ để thúc đẩy nhu động ruột, rút ngắn thời gian lưu trữ trong ruột, nhờ đó giảm các chất độc hại trong thực phẩm đồng thời lấy đi một số chất hấp phụ có hại.
Theo Thúy Phạm (Tri thức trẻ)