Bị bắt vì xẻ thịt vích mang đi tiêu thụ
Tin từ Công an xã Bãi Thơm, Phú Quốc cho biết, vào khoảng 13 giờ chiều ngày 26.7 đã bắt quả tang đối tượng là Trần Văn Thuận, SN 1981, ngụ ấp Đá Chồng đang vận chuyển một con vích bị xẻ thịt đi tiêu thụ cho các nhà hàng.
Con vích được đối tượng vận chuyển ước tính nặng 80 kg, dài khoảng 1,5m, rộng 950 cm đã bị xẻ ra làm nhiều mảnh. Mai, chân và ruột bị cắt nhỏ và ngụy trang vào thùng dầu, được đối tượng chở bằng xe máy từ xã Bãi Thơm đi thị trấn Dương Đông để tiêu thụ. Qua khai nhận con vích trên được đối tượng mua lại từ một chủ ghe cào ngụ tại ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm.
Tang vật bị Công an xã Bãi Thơm thu giữ tại hiện trường
Theo Trung tá Trần Định, Trưởng công an xã Bãi Thơm: “hiện nay tình trạng bắt và xẻ thịt vích diễn biến rất phức tạp và khó xử lý. Hầu như khi bắt được các loại động vật quý hiếm như dugong, rùa… ngư dân thường xẻ thịt ngay ngoài biển. Sau đó liên hệ mối trong bờ để tiêu thụ, nên khi phát hiện thì chúng đã chết không thể thả lại biển”.
Một trong những hình thức đánh bắt được xem là “sát thủ” của vích trong những năm qua là nạn cào bay, gồm 2 ghe mang đầu máy trên 100 CV (loại đầu máy bị cấm trên vùng biển Bắc đảo) kéo song song với tiết diện hàng chục m2 và bắt tận diệt, đang đe dọa nghiêm trọng đến loài động vật quý hiếm này.
Ông Từ Văn Bình, Trưởng ấp Đá Chồng, kiêm Đội trưởng đội tình nguyện bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bắc đảo bức xúc: ” Đây chưa phải là con số thực tế. Những vụ ngư dân bắt thịt rùa biển vẫn thường xuyên xảy ra, hiện trung bình 2-3 ngày có một con vích bị thịt”.
Vích còn gọi là rùa biển, là loại động vật quý hiếm nằm trong danh sách những loài bị cấm săn bắt và khai thác. Do thịt ngon, giá đắt (khoảng 150 nghìn/kg) nên khi bắt được loại động vật quí hiếm ngư dân tìm cách ngụy trang và đem bán vào các nhà hàng để làm món nhậu.
Vùng biển Phú Quốc được xem là “xứ sở” của rùa biển. Nhưng sự khai thác quá mức cùng nhận thức kém của người dân, những năm qua các loài động vật quý hiếm như vích, dugong… tiếp tục bị xẻ thịt và đang đẩy những loài này đến bờ vực tuyệt chủng.
Theo Lao Động
'Nokia và Sony Ericsson có thể biến mất vào năm 2012'
Nằm trong danh sách các thương hiệu danh tiếng nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 18 tháng tới không chỉ có Nokia hay Sony Ericsson, mà còn có cả Saab, Kellog hay MySpace.
Hằng năm, tạp chí 24/7 Wall Street lại soạn ra một danh sách các nhãn hiệu có khả năng "tuyệt chủng" trong tương lai gần. Các tiêu chí để lựa chọn bao gồm: doanh thu giảm nhanh và mạnh, tuyên bố từ các lãnh đạo cấp cao rằng thương hiệu có thể bị phá sản, chi phí tăng nhanh và không thể bù lại bằng việc tăng giá, công ty bị bán cho người khác, công ty bị phá sản, công ty bị mất phần lớn khách hàng và cuối cùng là thị phần ngày càng bị thu hẹp.
Các thương hiệu trong danh sách này đều đang phải đối mặt với ít nhất là một trong những vấn đề kể trên và theo lý thuyết thì sẽ dần biến mất trong vòng 18 tháng. Dưới đây là danh sách mới nhất cho năm 2012.
Video đang HOT
1. Sony Pictures (Columbia Pictures)
Sony đã mua lại Columbia Tri-Star Picture vào năm 1989 với giá 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, hoạt động của công ty này gần đây lại rất tệ hại khi kết thúc năm tài chính 2010 với doanh thu giảm 15% xuống còn 7,2 tỷ USD và lợi nhuận cũng giảm 10% xuống còn 466 triệu USD.
Chính tập đoàn mẹ Sony cũng gặp rất nhiều khó khăn, trong lĩnh vực trò chơi điện tử thì chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Microsoft và Nintendo, trong lĩnh vực hàng điện tử tiêu dùng thì phải đối mặt với Apple. Hơn nữa, Sony cũng chịu thiệt hại nặng nề do hậu quả của trận động đất hồi tháng 3 và mới đây nhất là vụ hack thông tin mật của PlayStation Network. Trong bối cảnh đó, tài sản có giá trị duy nhất mà CEO của Sony Pictures Howard Stringer có thể đem bán để vực tập đoàn dậy chính là Columbia Pictures.
2. Chuỗi cửa hàng A&W
A&W là thương hiệu thuộc sở hữu của Tập đoàn đồ ăn nhanh khổng lồ Yum!Brands. Được thành lập vào năm 1919, mô hình của A&W đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và đến sau Thế chiến lần thứ 2, đã có 450 của hàng A&W được mở theo hình thức nhượng quyền. Tuy nhiên, quy mô của A&W hiện nay quá nhỏ với 322 cửa hàng ở Mỹ và 317 cửa hàng khác trên thế giới, tất cả đều là nhượng quyền. Thêm vào đó, con gà đẻ trứng vàng của Yum! là KFC lại chỉ có 5.055 của hàng tại Mỹ và 11.798 tại các nước khác - chỉ bằng một nửa so với hai đối thủ lớn của họ là Subway với 35.000 cửa hàng trên khắp thế giới và McDonald's cũng có số lượng tương tự.
A&W không có khả năng cạnh tranh để giành thị phần và quy mô cũng không đủ lớn để hoạt động với chi phí thấp như các đối thủ lớn. Do vậy, nhãn hiệu này đã bị Yum!rao bán từ tháng một, tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa tìm được người mua.
3. Ôtô Saab
Chiếc xe Saab đầu tiên được sản xuất vào năm 1949 bởi công ty Svenska Aeroplan của Thụy Điển. Công ty này đã làm ra rất nhiều mẫu xe sedan và coupe, đỉnh cao là dòng xe 900 ra đời năm 1978 và đã bán được khoảng 1 triệu chiếc. Danh tiếng của Saab đã làm GM cảm thấy rất hứng thú, họ đã mua một nửa công ty này năm 1989 và toàn bộ vào năm 2000.
Tuy nhiên, vấn đề của Saab lại nằm ở chính các dòng xe của hãng này: họ không sản xuất những loại xe bình dân như VW hay xe thể thao sang trọng như Porches. Xét về giá cả và tính năng, các mẫu xe của Saab đang cạnh tranh trực diện với các công ty hàng đầu thế giới với số lượng xe bán ra lên tới hàng trăm nghìn chiếc mỗi năm. Saab cũng không có nhiều mẫu mã để phù hợp với túi tiền và sở thích của người tiêu dùng.
GM đã quyết định rao bán Saab vào cuối năm 2008 và họ đã tìm được người mua là hãng xe cao cấp Spyker. Tuy nhiên, tình hình cũng chẳng khá khẩm hơn khi số xe bán ra trên toàn thế giới vẫn dưới ngưỡng 50.000 chiếc.
4. American Apparel
Nhãn hiệu thời trang danh tiếng này đã đứng trên bờ vực phá sản từ đầu năm 2011 và hiện cổ phiếu của họ chỉ được coi là một loại "penny stock". Năm 2003, công ty có 3 cửa hàng và đạt doanh thu 82 triệu USD. Năm 2008, con số này tăng lên 260 và 545 triệu USD. Tuy nhiên, quý I/2011, doanh thu đã giảm từ 121,8 triệu USD cùng kỳ năm ngoái xuống còn 116,1 triệu USD. Kết quả là, trong quý I, Apparel đã lỗ 21 triệu USD. Doanh thu của các cửa hàng đang chững lại, cộng với giá bông tăng, điều đó có nghĩa rằng Apparel sẽ còn tiếp tục phải chịu lỗ trong thời gian tới.
Tháng 4 vừa qua, Apparel đã phải bán rẻ cổ phiếu của mình với chiết khấu 43% cho một nhóm các nhà đầu tư cá nhân để huy động thêm 14,9 triệu USD. Tiềm lực tài chính yếu, còn CEO kiêm nhà sáng lập Dov Charney lại đang vướng vào một vụ kiện về lạm dụng tình dục với các cựu nhân viên, thì sự biến mất của Apparel có lẽ cũng là điều dễ hiểu.
5. Sears
Công ty mẹ của Sears và Kmart - Sears Holdings đang gặp phải những khó khăn chồng chất. Tổng doanh thu đã giảm 341 triệu USD xuống còn 9,7 tỷ USD trong quý I/2011 và khoản lỗ công ty phải chịu lên tới 170 triệu USD. Số cửa hàng trong nước của Sears giảm 5,2% và Kmart giảm 1,6% trong quý I năm nay. Giá cổ phiếu của Sears Holdings cũng giảm 55% trong vòng 5 năm qua.
Giải pháp cho CEO D'Ambrosio hiện tại có lẽ là ngừnghỗ trợ cho cả hai thương hiệu cùng một lúc, do lĩnh vực kinh doanh của cả Sears và Kmart đều là bán lẻ, để tập trung đối phó với hai đối thủ lớn là Walmart và Target. Hơn nữa, chi phí để duy trì cả hai nhãn hiệu này lên tới hàng trăm triệu USD mỗi năm, đặc biệt là tiền lương và chi phí cho việc quản lý chuỗi cung ứng. Có lẽ D'Ambrosio sẽ phải sáp nhập hai thương hiệu làm một - giữ lại Kmart và bỏ Sears.
6. Sony Ericsson
Sony Ericsson ra đời năm 2001 và là sản phẩm hợp tác của hai công ty điện tử hàng đầu chuyên sản xuất các thiết bị cầm tay. Khi mới xuất hiện, Sony Ericsson là một trong những nhà sản xuất thiết bị cầm tay lớn nhất thế giới cùng với Nokia, Samsung, LG và Motorola. Doanh thu của họ tăng cao là nhờ danh tiếng sẵn có của Sony từ các sản phẩm như Walkman.
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm của Sony Ericsson lại luôn chậm hơn so với các đối thủ là Apple và RIM - những công ty hoàn toàn thống lĩnh phân khúc smartphone cao cấp. Hơn nữa, họ còn dựa quá nhiều vào nền tảng Symbian - vốn đã bị thống trị bởi Nokia. Trong thời điểm mà doanh thu smartphone toàn cầu tăng với tốc độ hai con số và doanh số bán iPhone tăng gấp đôi hàng năm, thì số lượng sản phẩm của Sony Ericsson bán được lại giảm từ 97 triệu chiếc năm 2008 xuống chỉ còn 43 chiếc vào năm ngoái. Nhiều đối thủ mới cũng xuất hiện và vượt mặt Sony Ericsson, ví dụ như HTC. Lãnh đạo công ty này dự đoán doanh số sẽ còn tiếp tục giảm và họ đã sa thải hàng nghìn công nhân trên khắp thế giới. Nhiều lời đồn cho rằng Sony sẽ tiếp quản Sony Ericsson, tái cấu trúc lại thương hiệu dưới cái tên Sony và làm cho nó vào quỹ đạo cùng PS3 và VAIO.
7. Kellog"s Corn Pops
Ngành công nghiệp ngũ cốc đã không còn đỉnh cao như trước đây nữa, nhất là đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, trong số đó có ngũ cốc ăn liền Kellog"s Corn Pops. Tính đến hết tháng 4/2011, doanh thu của mặt hàng này đã giảm 18% xuống còn 74 triệu USD. Việc này đã làm Kellog's Corn Pops tụt hẳn lại so với hai đối thủ là Cheerios và Frosted Flakes với doanh thu đều là 200 triệu USD. Hơn nữa, giá ngô tăng cao cũng sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Kellog. Vẫn chưa hết, Corn Pops còn chứa diglycerides - dùng để dính kết chất béo bão hòa và BHT - được dùng trong công nghệ ướp xác - để làm sản phẩm trông tươi hơn.
8. MySpace
MySpace từng là một trong những mạng xã hội lớn nhất thế giới, nhưng nó cũng đã ngắc ngoải được một thời gian khá dài. Năm 2005, News Corp đã mua lại MySpace và công ty mẹ với giá 580 triệu USD - đây được coi là giá khá rẻ tại thời điểm đó. Thời hoàng kim của MySpace là từ giữa năm 2006 đến giữa năm 2008. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Facebook đã chấm dứt tất cả với hơn 700 triệu người dùng, đồng thời là website cho quảng cáo lớn nhất thế giới.
Tháng 2/2011, Newscorp đã thông báo rao bán MySpace. Có nhiều lời đồn rằng giá của MySpace hiện tại chỉ là 100 triệu USD và người mua có thể sẽ đưa cái tên MySpace vào dĩ vãng và trình làng một nhãn hiệu mới. Newscorp cũng tuyên bố họ sẽ cho đóng cửa trang mạng xã hội này nếu không tìm được người mua thích hợp.
9. Soap Opera Digest
Tương lai của tạp chí này đang bị hủy hoại bởi hai xu hướng. Thứ nhất, các show diễn opera đang giảm đi rất nhiều và bị thay thế bởi các talk show - vừa hút khách vừa tốn ít chi phí khi lên sóng. Thứ hai là sự xuất hiện của các show opera online, và do vậy, thông tin về các show này cũng có thể dễ dàng được tìm thấy ở nhiều nơi chứ không nhất thiết phải đọc tạp chí nữa.
Số trang quảng cáo trong quý I/2011 của Soap Opera Digest đã giảm 21% và doanh thu cũng giảm 18% xuống chỉ còn 4 triệu USD. Source Interlink Media - công ty mẹ của Soap Opera Digest - hiện cũng sở hữu rất nhiều tạp chí về ô tô, xe máy và xe tải. Vậy nên có lẽ sẽ chẳng có lý do gì để họ phải tiếp tục nuôi một ngành kinh doanh đang "ngắc ngoải" như thế này.
10. Nokia
Nokia cũng đang hấp hối và các cổ đông của công ty này chỉ đang chờ đợi một thương vụ M&A. Thị phần của Nokia đã giảm từ 31% vào quý I/2010 xuống còn 25% quý I/2011. Sự hiện diện của Nokia trong phân khúc Smartphone là không đáng kể khi so sánh với Apple, Blackberry của Research In Motion, HTC và Samsung. Hơn nữa, Nokia vẫn đang chạy hệ điều hành Symbian đã lỗi thời và chuẩn bị chuyển sang Window mobile của Microsoft - tuy nhiên, hệ điều hành này cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ.
Nokia đang trở thành mục tiêu săn đuổi hấp dẫn của nhiều công ty khác khi họ chỉ phải bỏ ra 22 tỷ USD (tính theo thị giá của Nokia) để có được ngay lập tức 25% thị phần trên toàn thế giới. Những người mua tiềm năng có thể là HTC - nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới, Samsung hoặc LG Electronics. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng ông chủ mới của Nokia sẽ tiếp tục duy trì mối thân tình với Microsoft hay sẽ chuyển hẳn sang hệ điều hành Android đang thịnh hành để nâng cao sức mạnh cho Nokia.
Theo VNExpress
4 trào lưu game online phát triển thần kỳ tại Việt Nam Hầu hết chúng đều đứng trước bờ vực tuyệt chủng cách đây không lâu, thế nhưng lại vùng dậy vô cùng mạnh mẽ giai đoạn đầu năm 2011. Sau gần 1 thập kỷ tồn tại, làng game Việt đã trải qua rất nhiều trào lưu như Kiếm hiệp - Tiên hiệp, 2D - 2.5D, đại sứ game, cosplay... Hầu hết chúng đều chỉ...