Bị bắt vì đòi 21.000 USD phí giường bệnh Covid-19
Cảnh sát phá đường dây tội phạm thu phí 21.000 USD một giường cho bệnh nhân Covid-19 nặng tại một bệnh viện công.
Công tố viên Reynaldo Abia cho hay giới chức bắt giữ 9 người trong chiến dịch đột kích vào sáng sớm 21/7, bao gồm quản trị viên bệnh viện công Guillermo Almenara Irigoyen tại thủ đô Lima.
Người dân xếp hàng chờ nạp đầy bình oxy cho bệnh nhân Covid-19 bên ngoài một nhà cung cấp oxy tư nhân ở Lima, Peru, hôm 25/2. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát nhận được đơn tố cáo từ anh trai một bệnh nhân Covid-19, người bị đòi 20.783 USD để được nằm giường khoa điều trị tích cực (ICU). “Hành vi này cực kỳ đáng trách”, Bộ trưởng Y tế Óscar Ugarte nói. “Chúng ta không thể mặc cả mạng sống con người”.
Video đang HOT
Nhiều bê bối tham nhũng liên quan đến hệ thống y tế thời Covid-19 đã xảy ra ở Peru. Bộ trưởng Y tế và Ngoại trưởng Peru hồi đầu năm phải từ chức, sau cáo buộc một số quan chức hàng đầu được ưu ái tiêm vaccine sớm.
Bệnh viện liên quan tới bê bối gần nhất do hệ thống an sinh xã hội EsSalud quản lý, cung cấp điều trị y tế miễn phí. Bệnh nhân muốn nằm giường ICU phải chờ đợi rất lâu, bởi bệnh viện chỉ có 80 giường.
Trong thời đỉnh điểm dịch, nhiều bệnh nhân đã phải trả một số tiền lớn cho bệnh viện tư, trong khi hệ thống y tế công gần như sụp đổ. Số lượng giường ICU từ đó tăng lên gần 3.000 trên toàn quốc, gấp nhiều lần so với vài trăm giường hồi tháng 3/2020.
Tuy nhiên, nhu cầu giường ICU vẫn rất cao ở Peru, quốc gia dẫn đầu thế giới về số ca tử vong do Covid-19 trên 100.000 dân. Peru là vùng dịch lớn thứ 19 thế giới, với 2.096.013 ca nhiễm và 195.332 ca tử vong trên tổng số 33.453.146 dân.
Chủng Lambda chứa đột biến có thể đánh bại vaccine
Biến chủng Lambda, đang hoành hành ở Peru, trở thành mối lo ngại mới vì chứa những đột biến "bất thường" có nguy cơ kháng vaccine cao hơn.
"Dữ liệu của chúng tôi lần đầu tiên cho thấy những đột biến trong protein gai giúp biến chủng Lambda thoát khỏi các kháng thể trung hòa, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm", các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chile ở thành phố Santiago, cho biết trong nghiên cứu công bố hồi tuần trước.
Theo nghiên cứu này, đây có thể là lý do biến chủng Lambda, được cho là chiếm hơn 1/3 số ca nhiễm tại Chile, vẫn hoành hành, bất chấp việc Chile là một trong những quốc gia tiêm chủng nhanh nhất thế giới.
"Xét đến tình trạng biến chủng này lây lan nhanh chóng tại Peru, Ecuador, Chile và Argentina, chúng tôi đánh giá Lambda có nguy cơ đáng kể trở thành một biến chủng đáng lo ngại", nghiên cứu kết luận.
Y tá chuẩn bị một liều vaccine Covid-19 để tiêm cho nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Lima, Peru, hôm 10/2. Ảnh: AP .
Jeff Barrett, giám đốc Sáng kiến Hệ gene học Covid-19 thuộc Viện Wellcome Sanger của Anh, cho biết lý do khiến việc nghiên cứu mối đe dọa từ Lambda gặp nhiều khó khăn là biến chủng này tập hợp "một loạt đột biến khá bất thường", nói thêm rằng ít nhất một trong số đó dường như giống với biến chủng Delta, khiến cả hai đều rất dễ lây nhiễm.
Biến chủng Lambda, hay còn có tên C.37, được cho là xuất hiện lần đầu tiên tại Peru vào tháng 8/2020, đang bị coi là nguyên nhân khiến quốc gia này báo cáo số người chết vì Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới. Biến chủng này chiếm tới 81% số ca nhiễm mới ở Peru từ tháng 4 tới nay.
Khoảng 30 quốc gia đã ghi nhận biến chủng Lambda, hầu hết thuộc Mỹ Latinh, nhưng Anh cũng đã báo cáo ít nhất 8 trường hợp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tháng trước xác định Lambda là "biến chủng đáng quan tâm". Nhà virus học Jairo Mendez-Rico của cơ quan này cho biết tới nay họ "chưa nhận thấy dấu hiệu biến chủng Lambda dữ dội hơn". "Có thể nó dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao hơn, nhưng chúng tôi chưa đủ dữ liệu đáng tin cậy để so sánh biến chủng này với Gamma hoặc Delta", Mendez-Rico nói.
WHO còn nhấn mạnh "cần những nghiên cứu sâu hơn để xác nhận tính hiệu quả của vaccine" với biến chủng Lambda. Các vaccine phổ biến hiện nay được cho là vẫn có khả năng bảo vệ tốt trước biến chủng Delta, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ và đang lây lan tại hơn 90 quốc gia khác.
Điều tra hàng trăm quan chức Peru lợi dụng chức vụ để tiêm trước vaccine Ngày 24/3, giới chức Peru cho biết đang điều tra làm rõ cáo buộc về sự ưu tiên dành cho các quan chức đối với tiêm vaccine ngừa COVID-19, sau khi các công tố viên cho biết hàng trăm quan chức cấp cao đã lợi dụng chức vụ để bí mật tiêm vaccine sớm trước khi chương trình tiêm chủng được triển khai....