Bị bắt nhầm vì lỗi nhận diện khuôn mặt
Công nghệ nhận diện khuôn mặt xác định nhầm danh tính của một người da đen ở Detroit, khiến ông bị cảnh sát bắt giữ.
Trong khi các hãng lớn như Amazon, Microsoft, IBM tuyên bố dừng bán các giải pháp nhận diện khuôn mặt cho cảnh sát, công nghệ này vẫn tiếp tục được triển khai ở nhiều nơi tại Mỹ. Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại liệu công nghệ này có hoạt động chính xác 100% không khi được áp dụng để nhận diện kẻ tình nghi hay những người tham gia bạo loạn. Nếu được coi là bằng chứng để bắt giữ, độ tin cậy của dữ liệu liệu có được đảm bảo.
Lo ngại này đã trở thành hiện thực trong trường hợp của Robert Williams. Ông đã chia sẻ chuyện bị cảnh sát bắt giữ vì tội trộm cắp ngay trước mặt vợ và hai con gái trên Washington Post.
Video đang HOT
Camera giám sát và công nghệ nhận diện khuôn mặt đang được triển khai ở nhiều nước.
Hồi tháng 1, cảnh sát Detroit trích xuất đoạn video ghi lại hình ảnh của kẻ đột nhập vào một cửa hàng đồng hồ. Sau đó, họ dùng công nghệ nhận diện khuôn mặt do công ty DataWorks Plus cung cấp để đối chiếu với hình ảnh trong kho dữ liệu. Phần mềm thông báo khuôn mặt trong video trùng khớp với hồ sơ bằng lái xe của Williams.
Sau khi bị đưa tới đồn cảnh sát, ông được cho xem hai ảnh chụp màn hình về người đàn ông trong video, Williams khẳng định đó không phải là mình, đồng thời nói: “Tôi mong các vị đừng nghĩ mọi người da đen đều trông giống hệt nhau”.
Tuy vậy, ông vẫn bị giữ lại hơn 30 giờ trước khi được thả.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày tôi phải giải thích với con mình về việc vì sao bố lại bị bắt và bị buộc tội lấy đồ của người khác. Liệu bạn có thể nói với hai cô bé rằng máy tính nhầm lẫn và cảnh sát bắt sai người”, ông nói.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Mỹ năm 2019, số lần các thuật toán nhận diện khuôn mặt xác định sai người Mỹ gốc Phi và người châu Á cao gấp 100 lần so với người da trắng.
IBM rút khỏi ngành kinh doanh nhận diện khuôn mặt
Giám đốc điều hành IBM Arvind Krishna hôm 8.6 tuyên bố công ty đã bước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh công nghệ nhận diện khuôn mặt, theo Reuters.
Ảnh: Reuters
Quyết định của International Business Machines (IBM) được đưa ra khi những chỉ trích cho rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt thể hiện sự thiên vị chủng tộc và giới tính ngày càng tăng. Ngoài thông báo trên, ông Krishna cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ ban hành cải cách nhằm thúc đẩy công lý chủng tộc, đặc biệt sau khi cái chết của người đàn ông da đen George Floyd đã đưa chủ đề cải cách hệ thống cảnh sát và bất bình đẳng chủng tộc trở thành ưu tiên hàng đầu trong cuộc đối thoại quốc gia.
"IBM kiên quyết phản đối và sẽ không chấp nhận việc sử dụng bất kỳ công nghệ nào, bao gồm công nghệ nhận diện khuôn mặt từ các nhà cung cấp khác, để giám sát hàng loạt, lập hồ sơ chủng tộc, vi phạm các quyền và tự do cơ bản của con người, hoặc bất kỳ mục đích nào không phù hợp với giá trị và nguyên tắc của chúng tôi về sự tin tưởng và tính minh bạch. Chúng tôi tin rằng bây giờ là lúc bắt đầu một cuộc đối thoại quốc gia về cách các cơ quan thực thi pháp luật trong nước sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt", trích thư ông Krishna gửi cho các thành viên Quốc hội Mỹ.
Mặc dù việc kinh doanh công nghệ nhận diện khuôn mặt không đem lại doanh thu đáng kể cho IBM, nhưng quyết định mới vẫn là điều đáng chú ý đối với tập đoàn công nghệ khổng lồ vốn coi chính phủ Mỹ là khách hàng lớn. Theo nguồn tin quen thuộc với vấn đề, IBM đã cân nhắc trong nhiều tháng trước quyết định vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính đạo đức.
Tập đoàn công nghệ máy tính Mỹ sẽ không còn nghiên cứu, phát triển, sáng tạo, tiếp thị, bán hoặc cập nhật sản phẩm nhận diện khuôn mặt dưới bất kỳ hình thức nào. Công nghệ trực quan của IBM sẽ chỉ giới hạn trong việc phát hiện đối tượng trực quan, không phân tích và nhận diện khuôn mặt.
Ông Krishna cho biết sẽ tập trung vào việc phát triển các dịch vụ đám mây của IBM vì công ty muốn đuổi kịp Microsoft và Amazon, trong khi vẫn hoạt động mạnh trong lĩnh vực kinh doanh máy tính. Cổ phiếu của IBM đã tăng hơn 1% trong năm nay, mang lại 135 tỉ USD vốn hóa thị trường cho hãng này.
Những điều cần biết về ứng dụng đa đám mây khi chuyển đổi số Theo ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam, đối với các doanh nghiệp đang và sẽ thực hiện chuyển đổi số, đa đám mây là một trong những đích đến. Đa đám mây mang tới nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác phân phối dữ liệu, tài sản, nguồn lực dự phòng, phần mềm, các ứng dụng...