Bị bạn gái “đá” vì nghèo, người đàn ông từ công nhân vệ sinh vươn lên thành CEO công ty hơn 3.000 nhân viên
Từ một công nhân vệ sinh, Vernon Kwek (Singapore) vươn lên trở thành CEO công ty có doanh thu 12 triệu đôla Singapore/tháng (hơn 200 tỷ đồng). Tất cả bắt nguồn từ một câu nói gây tự ái của người yêu.
Câu chuyện về thành công của Vernon Kwek, 48 tuổi, CEO của các công ty về dịch vụ và kỹ thuật ở Singapore, khiến rất nhiều người sửng sốt. Có thời điểm rơi chạm đáy, tưởng chừng gục ngã, nhưng cuối cùng Vernon vươn lên và thành công ngoạn mục.
Vernon sinh ra trong gia đình có bố làm nhân viên vệ sinh. Từ ngày cấp một, cậu bé thường theo chân bố làm việc bán thời gian, khi cọ toilet, khi lau sàn. Năm 14 tuổi, Vernon bỏ học – bất chấp sự phản đối của cha – để trở thành một công nhân vệ sinh toàn thời gian.
Chỉ một thời gian ngắn, anh được thăng lên chức giám sát, mức lương lúc này là 800 đôla Singapore (SGD), khoảng 13,5 triệu đồng. Hai năm sau đó, chàng trai vượt qua nhiều người khác trở thành giám sát viên cao cấp, mức lương lên đến gần 20 triệu đồng.
Vernom hài lòng với cuộc sống bình lặng của một công nhân vệ sinh và hài lòng với mối quan hệ yêu đương của mình.
Thế nhưng, bạn gái anh thì không nghĩ thế. Cô tỏ ý coi thường công việc của anh, và khi tìm được một mối tốt hơn, là một chàng trai học đại học tử tế, cô sẵn sàng đá bay Vernom kèm theo lời nói chua chát: “Anh mãi chỉ là công nhân vệ sinh. Tôi sẽ không có tương lai với anh”.
Câu nói chạm tới lòng tự ái đàn ông của Vernon. Sau này, khi đã có một tổ ấm hạnh phúc với 4 người con và một sự nghiệp lẫy lừng, anh chia sẻ: “Tôi thật sự phải cảm ơn cô ấy. Nếu không có những lời cô ấy nói, đã không có tôi ngày hôm nay”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, con đường sự nghiệp của Vernon không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Ở tuổi 24, Vernon trở thành một nhà thầu, kiếm được tiền, lái BMW. Anh tự mãn, bắt đầu đi du lịch và để người dưới quyền điều hành doanh nghiệp, cuối cùng dẫn đến phá sản ở tuổi 26.
Trải qua 4 tháng trong tù, Vernon bắt đầu làm lại, chấp nhận mức lương 1.300 SGD thay vì 30.000 SGD như trước. Sau 10 năm, Vernon bắt đầu gặt hái được những thành công lớn.
Hiện tại, anh có 10% cổ phần và quyền điều hành công ty vệ sinh lớn bậc nhất Singapore, song song sở hữu hai công ty khác, tổng cộng có hơn 3.000 nhân viên. Từng có người hỏi Vernon “Có thấy xấu hổ về quá khứ của mình”. Anh nói: “Tôi đã làm điều gì đó sai nhưng chính cái sai đã đưa tôi đến đây. Tại sao tôi phải xấu hổ?”.
Nhìn lại chặng đường đã qua, Vernon nói thành công của anh đến từ tinh thần không ngại khó ngại khổ. Anh cũng đọc nhiều sách, không ngừng nâng cao kiến thức mỗi ngày. Đã từng chạm đáy của sự bết bát, phá sản, nhưng nhờ nỗ lực, kiên trì… Vernon đã thành công ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người, trong đó có cả bạn gái cũ.
Theo GenK
Bán BlackBerry siêu mã hóa cho tội phạm, CEO công ty bị tuyên án 9 năm tù, nộp phạt 80 triệu USD
Theo báo cáo, với sự giúp đỡ của những chiếc điện thoại siêu mã hóa này, lượng chất cấm được vận chuyển "cao đến mức không thể tính toán được."
CEO một công ty chuyên cung cấp điện thoại mã hóa cho các tổ chức tội phạm, vừa bị tuyên phạt 9 năm tù giam, trong một phiên tòa tại San Diego hôm thứ Ba vừa qua. Khách hàng của công ty này đều là các tổ chức tội phạm có máu mặt, trong đó khét tiếng nhất là Sinaloa Cartel - tổ chức buôn bán chất cấm quyền lực nhất thế giới.
Vincent Ramos, công dân 41 tuổi người Canada, đã bị kết tội âm mưu gian lận và chịu khoản tiền phạt 80 triệu USD cũng như nhiều tài khoản ngân hàng, tài khoản tiền mã hóa, tiền vàng và bất động sản khác. Công ty của ông ta, Phantom Secure đã bị hạ gục trước sự hợp tác giữa các cơ quan tình báo các nước Úc, Canada và Mỹ.
Những chiếc điện thoại không thể xâm nhập
Phantom Secure là một phần trong hoạt động đang diễn ra sôi nổi nhằm cung cấp điện thoại mã hóa được tùy chỉnh cho tổ chức tội phạm. Thông thường, các thiết bị này - hoặc chạy trên Android hoặc BlackBerry - sẽ được gỡ bỏ microphone và GPS, cũng như chỉ dựa trên các chương trình chat được mã hóa end-to-end, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra trong việc can thiệp và chặn bắt tin nhắn của các tên tội phạm.
Phantom Secure bán các sản phẩm của mình dưới dạng các gói giải pháp bảo mật hoàn toàn và không thể bị hack hoặc xâm nhập bởi các bên thứ ba. Những chiếc điện thoại Android hoặc BlackBerry này sau đó sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động tội phạm, chủ yếu là vận chuyển chất cấm.
Quảng cáo của Phantom Secure cho loại điện thoại siêu mã hóa của mình.
Các cơ quan thực thi pháp luật ước tính, vào thời điểm Ramos bị bắt, đã có khoảng 7.000 chiếc điện thoại như vậy được thế giới ngầm sử dụng. Thông cáo báo chí của Văn phòng Luật sư cho biết số lượng chất cấm được vận chuyển nhờ sự giúp đỡ của Ramos và thiết bị của hắn ta "cao đến mức không thể tính toán được."
Một ví dụ, một tên vận chuyển chất cấm có tên Owen Hanson, hay còn gọi với cái tên "O-Dog" sử dụng 6 chiếc điện thoại của Phatom Secure để điều phối cho việc vận chuyển một tấn cocain ra khỏi Mexico để tới Mỹ, Canada và Úc. Hanson sau đó bị bắt và bị tuyên án tù 21 năm vào năm 2017.
Một điều tra viên đã phải dùng vỏ bọc khác để xâm nhập vào tổ chức tội phạm của Ramos ở Las Vegas. Tại đây, các nhà điều tra đã ghi âm lại một đoạn hội thoại, trong đó Ramos thừa nhận rằng, các thiết bị được sản xuất với mục đích phục vụ cho tội phạm có tổ chức. "Chúng tôi đã làm nó - chúng tôi cũng làm nó để dành riêng cho việc vận chuyển chất cấm này." Ramos nói với điều tra viên khi đang ở trong vỏ bọc.
Theo tài liệu của tòa án, Ramos từng nhắn tin cho một trong các cấp dưới, để họ mua cho hắn một chiếc Range Rover bởi vì hắn vừa mới "trúng được nhiều thương vụ. Ngay trong tuần này. Sinaloa Cartel đấy, thật quá tuyệt."
Trong số các khách hàng của Phantom Secure nổi bật là những cái tên như: The.Cartel, Leadslinger, The.killa, Elchapo66, Trigger-happy và Knee-capper9. Phantom còn sử dụng các máy chủ ở Hong Kong để né tránh các cơ quan thực thi pháp luật phát hiện ra, và có hàng loạt các tên miền web để hoạt động như phân giải tin nhắn.
Vẫn còn nhiều cái tên khác tham gia vào thị trường này
Theo thông cáo báo chí của Văn phòng Luật sư quận Nam California, đây là lần đầu tiên Mỹ nhắm mục tiêu đến một công ty và đội ngũ lãnh đạo của nó vì "cố ý cung cấp cơ sở hạ tầng mã hóa cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia để thực hiện việc nhập khẩu và phân phối các loại chất gây mê."
Trong tuyên bố của mình, luật sư Robert Brewer cho biết: "Vincent Ramos sẽ bị ngồi tù vì hắn ta cung cấp cho các tổ chức vận chuyển chất cấm hung bạo một công cụ công nghệ cao để chúng có thể phối hợp với các tên tội phạm khác mà vẫn ở yên trong bóng tối."
Cho dù đây là lần đầu tiên nhà cầm quyền Mỹ hạ gục một công ty cung cấp điện thoại mã hóa, nhưng Phantom Secure không phải là công ty duy nhất trong ngành bị những nhà cầm quyền trên toàn cầu nhắm đến. Cảnh sát Hà Lan cũng thực hiện những vụ bắt giữ tương tự với các công ty như vậy, bao gồm hãng Ennetcom và PGP Safe. Cả hai công ty đều bị cáo buộc bán thiết bị của mình cho tội phạm, và Ennetcom còn tạo điều kiện cho hoạt động cướp và ám sát.
Bên cạnh đó, nhiều công ty khác cũng cung cấp điện thoại cho các tổ chức tội phạm vẫn đang hoạt động, ví dụ như Encrochat, vốn cung cấp thiết bị cho các băng đảng buôn bán chất cấm tại Anh.
Theo GenK
Amazon hủy kế hoạch xây dựng trụ sở thứ hai tại New York Ngày 14/2, tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon (Mỹ) thông báo sẽ không xây dựng trụ sở thứ hai của hãng này tại thành phố New York do vấp phải sự phản đối của một số chính khách địa phương và liên bang, mặc dù kế hoạch này đã được phần lớn người dân New York ủng hộ. Trong một...