Bị bác tài liệu vụ Vn Pharma, Bộ Y tế ‘bức xúc’ với Viện kiểm sát
Đại diện thành viên tổ công tác của Bộ Y tế cho rằng, nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ giả, nhãn mác giả để kết luận thuốc H-Capita là thuốc giả là không đúng quy định.
Ngày 30/9, phiên xét vụ án “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty VN Pharma tiếp tục với phần tranh luận.
Bộ Y tế khẳng định tính pháp lý của tài liệu
Bà Nguyễn Minh Hoài, thành viên đoàn công tác của Bộ Y tế khẳng định, với trách nhiệm quản lý Nhà nước về dược và đặc biệt theo yêu cầu của đoàn Thanh tra Chính phủ đang thanh tra tại Bộ Y tế để xác định bản chất thật của thuốc H-Capita 500mg.
Theo bà Hoài, đoàn công tác của Bộ Y tế, khi sang Ấn Độ làm việc đã kiểm tra, làm rõ lô thuốc H-Capita và trước khi tiến hành kiểm tra, Cục Quản lý Dược đã có các văn bản gửi các cơ quan quản lý Ấn Độ đề nghị hỗ trợ, xác minh; đồng thời gửi văn bản tới nhà máy Affy Parenterals đề nghị cung cấp hồ sơ.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng
Trong thời gian công tác tại Ấn Độ, đoàn công tác đã làm việc với các cơ quan, đơn vị và kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan đến lô thuốc H-Capita. Toàn bộ giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước Ấn Độ gồm: Cục Quản lý Dược Ấn Độ, Phòng Thương mại Ấn Độ, Bộ Nội vụ Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Đại sứ Quán Việt Nam tại Ấn Độ xác minh tính hợp pháp.
Các tài liệu xác định lô thuốc 9.300 hộp thuốc H-Capita là do nhà máy Affy Parenterals Ấn Độ, đạt tiêu chuẩn GMC sản xuất, đạt chất lượng trước khi xuất xưởng và kết quả xác minh của Bộ Y tế đã gửi tới CQĐT xem xét.
Kết luận số 08, của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an xác nhận, trên các thùng hàng thuốc Capita 500 mg do Công ty VN Pharma nhập về có dán tem kiểm tra an ninh của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore.
Video đang HOT
Kết quả tương trợ tư pháp, Văn phòng Tổng chưởng Lý Singapore trả lời, công ty vận chuyển giao nhận hàng hóa, xuất xứ của lô hàng 9.300 thuốc Capita 500 mg là từ Ấn Độ và căn cứ các chứng cứ khác, CQĐT đã kết luận: “Có căn cứ xác định nguồn gốc lô hàng 9.300 thuốc Capita 500 mg được sản xuất tại nhà máy Affy Parenterals của Ấn Độ”.
Đồng thời, kết quả xác minh nguồn gốc, chất lượng lô thuốc H-Capita 500 mg này cũng được đoàn Thanh tra Chính phủ kết luận và kết luận này đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Từ lập luận trên, bà Hoài đề nghị HĐXX xem xét các tài liệu này một cách khách quan để làm rõ vụ việc.
Tiếp tục khẳng định H-Capita không phải là thuốc giả
Các bị cáo tại tòa
Về chất lượng thuốc H-Capita, theo bà Hoài, Bộ Y tế và các đơn vị kiểm nghiệm thuốc Quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM đã kiểm tra chất lượng và kết luận lô thuốc H-Capita 500mg là thuốc kém chất lượng theo quy định tại khoản 23, điều 2, Luật Dược, năm 2005. Đây là văn bản pháp lý cao nhất tại thời điểm xảy ra vụ án.
“Nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ giả, nhãn mác giả để kết luận thuốc H-Capita là thuốc giả là không đúng với quy định tại khoản 24, điều 2, Luật Dược năm 2005. Việc áp dụng Luật Dược 2005 để kết luận lô thuốc là đúng với quy định tại khoản 1 và 2 điều 83 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008″, bà Hoài khẳng định.
Kết thúc phần tranh luận, bà Hoài tiếp tục đề nghị HĐX áp dụng pháp luật về lĩnh vực Dược để kết luận thuốc giả, thuốc kém chất lượng hàng giả là thuốc, cần tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành cao nhất về Dược tại thời điểm xảy ra vụ án là Luật Dược năm 2005.
Trước đó, tranh luận lại quan điểm của Hội đồng giám định Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm lô thuốc H-Capita là thuốc giả.
VKS cho rằng việc thu thập tài liệu cũng như xác định tính pháp lý của tài liệu để đưa vào hồ sơ vụ án không thực hiện đúng các quy định của luật tố tụng hình sự, không đảm bảo giá trị pháp lý để làm căn cứ xác định.
Cục quản lý Dược cấp phép cho lô thuốc này, hiện CQĐT còn đang xem xét hành vi này nên tài liệu mà đoàn công tác Bộ Y tế thu thập không xuất phát từ yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, vừa không đảm bảo tính pháp lý, khách quan.
Vì vậy, VKS cho rằng không thể vận dụng tài liệu này làm căn cứ xác định nguồn gốc của lô thuốc H-Capita.
Thanh Phương
Theo vietnamnet
Vụ VN Pharma: 'Nóng' việc Bộ Y tế 'tự điều tra' thuốc ngoài biên giới
Sáng 30/9, phiên toà xét xử vụ bán thuốc giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma tiếp tục ngày thứ 4, sau 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Khoảng 9h30 sáng nay phiên xử bắt đầu, chủ tọa phiên toà - thẩm phán Phạm Lương Tản cho phép các luật sư bào chữa cho bị cáo, tiếp tục tranh tụng "nóng bỏng" với quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát.
Trong ngày xử hôm nay (30/9), do sức khỏe kém, bị ngất xỉu tuần trước và đang trị bệnh tại bệnh viện nên bị cáo Phạm Văn Thông (dược sỹ) đã được phép vắng mặt tại toà. Tòa tiếp tục xử vắng mặt bị cáo Thông...
Tại phiên toà, luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng: "Bộ Y tế là cơ quan tư lệnh tối cao quản lý ngành dược. Vì vậy, việc Bộ Y tế lập đoàn bay sang Ấn Độ tìm hiểu, thu thập chứng cứ, tài liệu... vụ nhập khẩu thuốc H-Capita của VN Pharma là hành động "đầy trách nhiệm"(?). Viện Kiểm sát không thừa nhận việc điều tra này của Bộ Y tế là "không thực tế, thiếu khách quan", là "bất công" đối với Bộ Y tế...".
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (bìa trái) và bị cáo Võ Mạnh Cường (bìa phải). Ảnh: C.M.Đ
Vẫn theo luật sư, việc Viện Kiểm sát kết luận VN Pharma tiếp tục là bị hại và số tiền trên 6 tỷ đồng trong vụ án cần thu hồi sung công quỹ là không hợp lý. Theo luật sư, số tiền này dùng làm chi phí rất nhiều khoản (trong đó có dùng để nộp thuế) thì không thể thu hồi, sung công quỹ...
Mặt khác, Viện Kiểm sát áp dụng khoản 4, điều 157 - Bộ Luật Hình sự năm 2015 là chưa thỏa mãn các điều kiện, dẫn đến quy kết quá nặng cho các bị cáo.
Riêng về nội dung công văn "hoả tốc" mà Cục Quản lý dược ký và gửi cho toà ngày 27/7, phía luật sư khẳng định: "Đại diện đoàn kiểm tra của Bộ Y tế đã làm việc tại Ấn Độ. Khi đến Ấn Độ, đoàn đã làm việc với 4 cơ quan liên quan của Ấn Độ, qua đó xác nhận lô thuốc 9300 viên H-Capita 500mg caplet sản xuất tại nhà máy Affy Parenterals và đạt tiêu chuẩn".
Về văn bản "hỏa tốc" của Cục Quản lý được ban hành và gửi toà chiều 27/9, đại diện Viện Kiểm sát đã cho rằng: Văn bản "hoả tốc" này không có căn cứ xác định vì Cty Helix Canada không có thật, các giấy tờ nhập khẩu thuốc, tiêu chuẩn thuốc đã bị các bị cáo làm giả, trong Kết luận giám định đã khẳng định thuốc không dùng cho người.
"Văn bản của Cục QLD thực tế là nhằm mục đích che dấu hành vi phạm tội của các bị cáo cũng như biện minh cho những sai phạm của Cục QLD. Vụ án này xảy ra có một phần lỗi của Cục QLD, hiện nay, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cục QLD" - đại diện Viện Kiểm sát khẳng định.
Quang cảnh phiên toà sáng 30/9. Ảnh: Châu Minh Điệp
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng cho rằng: "Chỉ trong 4 ngày đoàn kiểm tra Bộ Y tế đã thu thập quá nhiều chứng cứ tài liệu. Ai là người gửi chứng cứ này cho cơ quan điều tra? Làm theo chỉ đạo của ai? Việc thu thập chứng cứ vụ án phải do cơ quan điều tra đảm nhiệm, nếu Bộ Y tế có những tài liệu trên thì phải phối hợp với cơ quan điều tra".
Viện Kiểm sát cho rằng việc thu thập chứng cứ trên không đúng quy định. Hiện nay, cơ quan điều tra đang điều tra làm rõ hành vi của những cán bộ Cục QLD nên VKS không đưa những tài liệu này vào hồ sơ vụ án.
Theo danviet
Chồng ca sĩ Trang Nhung nói thuốc thật có thay đổi vụ VN Pharma? Việc ông Phương xuất hiện ở tòa, khẳng định H-Capita là thuốc thật khiến nhiều người đặt câu hỏi về mối quan hệ của ông với các bị cáo trong vụ án này. Trong những ngày xét xử vụ án Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, với bị cáo Nguyễn Minh Hùng cùng 11 đồng phạm; doanh nhân Ngô Nhật Phương...