Bị áp quy định ngặt nghèo, ngư dân Thái Lan “dọa” trả đũa EU
Ngư dân trên toàn Thái Lan vừa đồng loạt tuần hành phản đối Liên minh châu Âu (EU) vì những quy định ngặt nghèo liên quan đến nạn đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (IUU) tại Thái Lan.
Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan kiểm tra hoạt động đánh bắt thủy hải sản ở Narathiwat tháng 6-2016
Cuộc tuần hành rầm rộ trên được ngư dân ở 22 tỉnh ven biển Thái Lan tiến hành đúng Ngày Ngư nghiệp Thái Lan nhằm thể hiện sự phản đối của họ đối với chính sách của EU. Chỉ riêng tại tỉnh Samut Songkram đã có hơn 3.000 người biểu tình xuống đường, mặc áo đen và mang theo các thông điệp phản đối EU. Những người biểu tình chủ yếu là ngư dân, nhà cung cấp hải sản, công nhân tại thị trường cá Samut Songkhram và các doanh nghiệp chế biến liên quan đến ngành công nghiệp đánh bắt.
IUU là tên viết tắt của các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Năm 2002, Ủy ban châu Âu (EC) thông qua Kế hoạch hành động IUU, trên cơ sở triển khai một Kế hoạch hành động quốc tế của Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc (FAO) năm 2001 nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ các hoạt động đánh bắt IUU.
Video đang HOT
Theo lập luận của EU, hoạt động đánh bắt cá IUU là mối đe dọa lớn nhất đối với việc duy trì, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và đa dạng sinh thái biển, gây ra những tác động nghiêm trọng về môi trường cũng như kinh tế – xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Các nguồn số liệu của EU ước tính IUU chiếm tới 19% tổng sản lượng cá đánh bắt trên thế giới hàng năm, tương đương 10 tỷ Euro.
Trước đó, hồi năm 2015, EU đã trao cho Thái Lan một “thẻ vàng”, tức là cảnh báo cuối cùng, vì đã thất bại trong việc ngăn chặn IUU có hiệu quả. Một lệnh cấm xuất khẩu thủy sản chế biến sang châu Âu (tức “thẻ đỏ”) có khả năng được áp đặt nếu nước này không khắc phục được những thiếu sót.
Chủ tịch Hội nghề cá Thái Lan, ông Mongkol Sukcharoenkana nói rằng các ngư dân muốn bày tỏ với EU việc họ không hài lòng với “tiêu chuẩn kép” của liên minh về ngành đánh bắt cá của Thái Lan. Ông nhấn mạnh các quan chức EU đã lợi dụng những quy định về IUU để dựng lên một hàng rào thương mại phi thuế chứ không phải để “bảo tồn tài nguyên biển” như EU tuyên bố. Ông nói: “Đây rõ ràng là trò chơi chính trị chống lại Thái Lan và EU đã cố tình tẩy chay chúng tôi bằng cách gây hại cho nghề cá. Dù Chính phủ và ngành ngư nghiệp Thái Lan đã cố gắng giải quyết vấn đề IUU như thế nào, họ vẫn phớt lờ và giữ nguyên “thẻ vàng”.
Theo cam kết với EU, Chính phủ Thái Lan đã thực thi các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đưa ngành đánh bắt cá vào quy củ, đúng quy định, gồm việc ngăn cấm ngư cụ hủy diệt, thiết lập một Hệ thống theo dõi tàu thuyền và thực thi một sắc lệnh Hoàng gia về đánh bắt để loại bỏ các hoạt động được cho là bất hợp pháp. Nhà chức trách có quyền dừng bất kỳ tàu cá hoặc thủy thủ nào không đăng ký ra khơi trong khi các công nhân nhập cư, được thuê làm thuyền viên trên tàu đánh cá, cần có giấy phép lao động – một quy định vô cùng ngặt nghèo, gây khó khăn cho người lao động muốn làm nghề.
Theo ông Mongkol, chính sách của EU đã khiến ngành ngư nghiệp Thái Lan đối mặt với khó khăn trong suốt hai năm qua, gây thiệt hại tới 500 tỷ baht (1,508 tỷ USD). Ông nói rằng trước đây Thái Lan có số tàu đánh cá là 40.000 tàu. Hiện tại, quốc gia Đông Nam Á này chỉ còn lại 10.600 tàu, trong đó 3.500 tàu không thể hoạt động do thiếu ngư dân đáp ứng đủ tiêu chuẩn ra khơi của EU.
Chủ tịch Hội nghề cá Thái Lan cũng khẳng định nếu EU vẫn tiếp tục chính sách can thiệp thô bạo này, các ngư dân sẽ tiến hành những hoạt động tẩy chay hàng hóa EU hoặc phản đối việc thăm dò khí đốt của các công ty EU trên vùng biển Thái Lan.
Theo An ninh thủ đô
Bộ trưởng Tài chính Mỹ bị điều tra vì dùng máy bay chính phủ
Bộ Tư pháp Mỹ đang vào cuộc để điều tra việc Bộ trưởng Tài chính nước này sử dụng máy bay của chính phủ và tiêu tốn ít nhất 25.000 USD ngân sách cho chuyến đi riêng của ông hồi tháng 8.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin (Ảnh: AFP)
Theo ABC News, các nhà điều tra thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đang tiến hành làm rõ các vấn đề xung quanh chuyến bay của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin từ New York tới Washington ngày 15/8. Trong chuyến đi này, ông Mnuchin đã sử dụng một máy bay công của chính phủ và tiêu tốn ít nhất 25.000 USD tiền ngân sách.
Thông tin từ các nhà điều tra cho biết Bộ trưởng Mnuchin đã bay từ Washington tới New York bằng máy bay thương mại, tuy nhiên khi đi từ New York về Washington, ông đã sử dụng máy bay Không Lực C-37 của chính phủ. Chuyến bay này kéo dài chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết văn phòng của Bộ trưởng Tài chính đã đề nghị bộ này cho ông Mnuchin mượn chiếc C-37 và Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao cũng đưa ra đề nghị tương tự.
Ngoài Bộ trưởng Mnuchin, nhiều quan chức cấp cao khác trong nội các của Tổng thống Trump, bao gồm Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos và Bộ trưởng Y tế Tom Price cũng nằm trong diện bị điều tra vì sử dụng phương tiện công vào việc riêng.
Trước đó, Bộ trưởng Mnuchin và phu nhân Louise Linton cũng bị chỉ trích sau khi bị phát hiện sử dụng máy bay của chính phủ để tới Kentucky ngắm nhật thực hồi cuối tháng 8. Ngoài ra, Tổng thanh tra Bộ Tài chính Mỹ cũng đang điều tra vụ Bộ trưởng Mnuchin sử dụng máy bay công cho kỳ nghỉ trăng mật của vợ chồng ông tới châu Âu cách đây hơn 1 tháng.
Thành Đạt
Theo Hill
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế Phó Thủ tướng nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, nhấn mạnh đây là dấu mốc quan trọng để nước Việt Nam độc lập, thống nhất bước vào hội nhập và phát triển, trở thành một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng...