Bí ẩn vũng nước và “điệp vụ” bảo vệ những đôi chân tiền tỷ
Mặt sân Thiên Trường sũng nước khi Nam Định tiếp đón Hà Nội FC là đề tài được bàn cãi nhiều trong 2 ngày qua.
Sân Thiên Trường sũng nước dù trời không mưa
Trận mở màn mùa giải LS V-League 2021 giữa Nam Định và Hà Nội FC dù đã kết thúc hai ngày nhưng vẫn để lại nhiều tranh cãi về chất lượng mặt sân.
Ở buổi họp báo sau trận, HLV Chu Đình Nghiêm cho rằng Nam Định đã cố tính tưới nhiều nước khiến mặt sân trơn trượt, gây ảnh hưởng tới lối chơi của Hà Nội FC.
“Buổi tập trước trận mặt sân vẫn rất tốt nhưng hôm thi đấu thì hoàn toàn khác. Đội bạn dường như tìm mọi cách để phá lối chơi của chúng tôi”, ông Nghiêm chia sẻ.
Suy luận của ông Nghiêm là có cơ sở bởi ai cũng biết Hà Nội FC sở trường chơi bóng ngắn, phối hợp nhỏ nên gặp mặt sân xấu sẽ rất khó khăn trong việc triển khai thế trận.
Chẳng những vậy, mặt sân trơn còn khiến tiền vệ Đỗ Hùng Dũng chấn thương, phải ra nghỉ sớm từ giữa hiệp 1.
Nhưng HLV Nguyễn Văn Sỹ bên phía Nam Định lại phủ nhận cố tính chơi xấu. Ông Sỹ nói, mặt sân nhiều nước là do ban quản lý tưới bảo dưỡng nhằm giữ cỏ không bị úa và bản thân cầu thủ của ông cũng gặp khó khăn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lập luận của ông Sỹ không hợp lý bởi nguyên tắc là việc bảo dưỡng sân phải được tiến hành thường xuyên nhưng trước trận đấu thì phải dừng lại.
Chiều 14/1, các bộ phận chức năng của VFF, VPF kiểm tra sân Thiên Trường thì thấy đủ điều kiện thi đấu. Nhưng sau đêm hôm đó, mặt sân từ khô ráo trở nên sũng nước.
Cũng có ý kiến cho rằng, sân nhà của Nam Định, làm gì là quyền của đội bóng này, miễn không vi phạm các quy định của VPF, VFF.
Nhưng xin thưa, những hành vi vi phạm liên quan tới khâu tổ chức, bao gồm cả chuẩn bị sân bãi nếu có sẽ bị xử lý.
Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, việc sử dụng mặt sân không đủ chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn tới đôi chân cầu thủ, tiềm ẩn nguy cơ chấn thương cao. Trường hợp của Hùng Dũng là ví dụ nhãn tiền.
Lâu nay, các sân đấu ở V-League vốn bị chê thậm tệ, kém xa Thai League. Nay, nếu đội nào cũng bảo dưỡng sân theo kiểu của Nam Định sẽ là một thảm họa thực sự.
Trong năm 2021, bóng đá Việt Nam tham dự tới 4 giải đấu quốc tế gồm: Vòng loại World Cup, AFF Cup, Vòng loại U23 châu Á và SEA Games nên đôi chân tiền tỷ của các tuyển thủ cần phải được giữ gìn.
Bất kỳ sự cố nào xảy ra với học trò đều khiến HLV Park Hang-seo lo lắng và nếu sự cố xuất phát từ mặt sân sũng nước thì càng có lý do để chúng ta không cam lòng.
Khi Thiên Trường không phải là thiên đường
Trận khai mạc V-League trên sân Thiên Trường chiều 15-1 thực sự là một ngày hội bóng đá lớn. Khán giả đông, cổ vũ rất nhiệt trông thật tuyệt vời và là niềm ao ước của nhiều sân bóng trên toàn thế giới...
... Bóng đá Việt Nam, VFF và VPF lại nở mày nở mặt trước không khí lễ hội trên sân Thiên Trường trong trận đấu mở màn mùa giải. Chắc chắn rồi đây FIFA và AFC sẽ lại nhắc đến sự kiện bóng lăn, khán giả nô nức đến sân trong một đất nước đi đầu về công tác chống dịch COVID-19.
Khán giả sân Thiên Trường trong ngày khai hội là niềm mơ ước của bóng đá trên toàn thế giới. Ảnh: NGỌC DUNG
Nhưng đó chỉ là phần nổi của ngày khai hội khi mà bóng đá thế giới đang thèm thuồng có được một phần khán đài đông đúc như Việt Nam. Phần còn lại là những gì diễn ra dưới mặt sân và công tác tổ chức lại không tương xứng với những gì mà bóng đá thế giới đang khao khát.
Trước hết phải đề cập đến mặt sân quá tệ hoàn toàn không ủng hộ cho lối chơi kỹ thuật. Bóng lăn ngập ngừng có lúc như bị dán vào mặt cỏ. Cầu thủ di chuyển khó khăn trên mặt sân nặng khiến nhiều lần các bình luận viên phải thốt lên mặt sân rất khó không ủng hộ lối chơi kỹ thuật...
Nhiều người thắc mắc tại sao mùa này và tại sao ngay trong trận khai hội bóng đá lại có được cái mặt sân như thế?
Thắc mắc đấy cũng được đặt ra cho các giám sát, những người được mời để thay mặt ban tổ chức đi kiểm tra chất lượng mặt sân và công tác tổ chức trận đấu... Được biết ban tổ chức địa phương trước trận đấu đã bơm nước để làm mềm mặt cỏ, nhưng rõ ràng giữa chuyện làm mềm mặt cỏ và làm lầy cái sân chống lại lối đá kỹ thuật hoàn toàn khác nhau.
Trời không mưa nhưng mặt sân lầy do ban tổ chức bơm nước làm "mềm" sân (!?). Ảnh: LAO ĐỘNG
Mặt sân lầy không ủng hộ lối chơi kỹ thuật. Ảnh: CTV
Việc làm... lầy cái sân ngay trong trận mở hội và tại mùa giải chuyên nghiệp làm nhiều người nhớ đến có lần cũng ở giải vô địch quốc gia, trước ngày thi đấu với Đồng Tháp, toàn TP Cao Lãnh "tự dưng" cúp điện đúng nơi ở của đội khách báo hại cả đội mất ngủ. Đã thế rồi đến lúc ra sân thì mới thấy mặt cỏ có chỗ cao qua cổ chân. Hóa ra là phía chủ nhà làm đủ mọi cách để vừa phá sức đối thủ vừa hạn chế đá bóng bằng sở trường.
Trở lại với sân Thiên Trường, tôi cho rằng ngay trận mở hội V-League mà để mặt sân xấu như thế là có lỗi rất lớn của giám sát và ban tổ chức giải.
Một vấn đề cũng cần phải đề cập đó là không khó để nhận ra sau mùa 2020, trọng tài có phần "sợ" đội Nam Định. Khi mà mặt sân xấu, có chỗ lầy nhưng không ít tình huống cầu thủ chủ nhà đá rất rát và rất đau. Chưa dám khẳng định là ác ý nhưng rõ ràng có nhiều tình huống quyết liệt đến độ gầm giày tìm thẳng vào cổ chân cầu thủ chủ nhà. Hình ảnh tiền vệ Đỗ Hùng Dũng sớm phải ra sân trên cáng cũng từ cú vào bóng thật đau trên mặt sân xấu là một minh chứng.
Đỗ Hùng Dũng chỉ có vài chục phút thi đấu rồi rời sân vì cú "chấn cổ chân" . Ảnh: CTV
V-League mới chỉ khai mạc, mừng với sức sống trên khán đài nhưng cũng không thể không lo qua những phần không thể xem là chuyên nghiệp ở dưới sân và cả đội ngũ được xem là cánh tay nối dài cho ban tổ chức.
V-League khai mạc: Sân Thiên Trường 'rực lửa', Nam Định gây cú sốc lớn V-League khởi tranh trở lại trong bầu không khí không thể hứng khởi, tuyệt vời hơn với trận khai mùa tuyệt hay trên sân Thiên Trường. Chiều tối qua, chủ nhà Nam Định đã tạo ra cú sốc quá lớn khi đánh bại ứng viên vô địch Hà Nội FC. Nam Định (phải) vượt trội hoàn toàn so với Hà Nội FC Hình...