Bí ẩn vụ đứt cáp dưới biển Bắc Cực
Một trong hai tuyến cáp quang thuộc hệ thống cáp biển Svalbard xa xôi nhưng rất quan trọng của Na Uy đã ngừng hoạt động một cách bí ẩn vào tuần trước.
Trạm vệ tinh Svalbard gần thị trấn Longyearbyen. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), hoạt động của một trong hai tuyến cáp quang dưới biển quan trọng ở Bắc Cực, kết nối liên lạc giữa Na Uy với Trạm vệ tinh Svalbard nằm trên quần đảo Svalbard thuộc Bắc Cực (do Na Uy quản lý) đã bị gián đoạn từ cuối tuần trước. Giới chức Na Uy cho biết tuyến cáp quang đã gặp sự cố “lỗi nguồn điện” không rõ nguyên nhân.
Tuyến cáp bị đứt là một phần của hệ thống cáp ngầm Svalbard, nối quần đảo Svalbard trong Vòng Bắc Cực với lục địa Na Uy. Hệ thống cáp này cung cấp Internet băng thông rộng cho Trạm vệ tinh Svalbard, với hơn 100 ăng-ten vệ tinh. Đối với các nhà khai thác vệ tinh quỹ đạo địa cực, Trạm vệ tinh Svalbard đóng vai trò rất quan trọng. Đây là trạm mặt đất lớn nhất của loại hình này trên thế giới, và là một trong hai trạm mặt đất duy nhất trên thế giới có thể tải dữ liệu từ các vệ tinh trong quỹ đạo ở mỗi vòng quay của Trái Đất.
Video đang HOT
Hệ thống cáp ngầm cũng cung cấp Internet và hệ thống liên lạc quan trọng đến thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard. Trong một tuyên bố, Cơ quan Vũ Trụ Na Uy – đơn vị vận hành hệ thống cáp – cho biết họ đã xác định được vị trí đứt của cáp tại một điểm trên biển Greenland.
“Thiệt hại sau sự cố vẫn chưa được làm rõ, nhưng sự việc này đang được điều tra thêm. Để sửa chữa hư hỏng, chúng tôi đã huy động một chiếc tàu lắp cáp trên biển lớn hơn”, Cơ quan Vũ Trụ Na Uy nói và lưu ý rằng họ phát hiện một “lỗi trong nguồn điện”.
Cơ quan này cho biết hai tuyến cáp hoạt động với chức năng “ sao lưu dự phòng”, có nghĩa là hệ thống vẫn “hoạt động bình thường” khi tuyến còn lại gặp sự cố, vì tất cả dữ liệu có thể được định tuyến thông qua một cáp hoạt động duy nhất. Tuy nhiên, việc mất một tuyến cáp quang đồng nghĩa không còn nguồn dự phòng nào cho đến khi việc sửa chữa hoàn tất.
Cơ quan Vũ trụ Na Uy chưa cho biết mức độ thiệt hại cũng như thời gian sửa chữa dự kiến. Tuy nhiên, họ đã triển khai một tàu lắp cáp lớn để xử lý sự cố. Giới chức cũng không tiết lộ đường cáp nào trong số 2 cáp – có chiều dài lần lượt là 1.375 và 1.339 km – đã bị ảnh hưởng. Sự cố này là lần thứ hai một tuyến cáp dưới biển bị đứt ngoài khơi bờ biển Na Uy trong những tháng gần đây.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và An ninh Công cộng Emilie Enger Mehl cho biết văn phòng của bà đang “theo sát tình hình” và “khắc phục sự cố” cùng với bộ thương mại và Cơ quan Vũ trụ Na Uy.
Indonesia "đau đầu" giải mã xe tăng bí ẩn trôi nổi ngoài khơi
Indonesia đã trục vớt vật thể có hình dáng giống xe tăng trôi nổi ngoài khơi nước này, nhưng đến nay, nguồn gốc của vật thể này vẫn là một bí ẩn.
Mô hình xe tăng chưa rõ nguồn gốc trôi nổi ngoài khơi Indonesia (Ảnh: Twitter).
Vật thể bí ẩn có hình dáng giống một xe tăng chiến đấu được phát hiện cách đây một tuần ở vùng biển Natuna, ngoài khơi Indonesia đã được Hải quân nước này trục vớt, đưa vào bờ hôm 28/12.
Vật thể được tìm thấy trôi nổi gần quần đảo Riau của Indonesia hồi đầu tuần hóa ra là một mô hình xe tăng giống hệt xe tăng thật. Nó có những thiết kế vừa giống xe tăng chiến đấu M1 Abrams do Mỹ sản xuất, vừa giống xe tăng hạng nhẹ Type 15 của Trung Quốc. Tuy nhiên, mô hình này rỗng bên trong, điều đó lý giải tại sao nó có thể trôi nổi lâu và xa như vậy.
Việc trục vớt đã hoàn tất nhưng đến nay nguồn gốc của mô hình này vẫn là một bí ẩn. Hải quân Indonesia cho biết, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu để làm rõ sự việc.
Mô hình xe tăng trên ban đầu được các công nhân trên một giàn khoan phát hiện ngoài khơi vùng biển Natuna cách đây một tuần. Bức ảnh chụp mô hình được các công nhân này chụp này và đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và kéo theo những đồn đoán.
Đường ống Yamal - châu Âu tiếp tục dẫn khí đốt từ Đức sang Ba Lan Theo dữ liệu của nhà khai thác Gascade, ngày 27/12, đường ống dẫn khí Yamal - châu Âu (dẫn khí đốt từ Nga đến Tây Âu) tiếp tục bơm nhiên liệu từ Đức sang Ba Lan. Đây là ngày thứ 7 liên tiếp đường ống này đổi hướng dòng chảy. Toàn cảnh trạm bơm khí đốt Bovanenkovo của Nga ở bán đảo Yamal...