Bí ẩn ‘Vòm ánh sáng’: Mỹ giải mật dữ liệu siêu vũ khí của Liên Xô ra sao?
Tờ The Drive công bố các tài liệu của Không quân Mỹ về hiện tượng bí ẩn ‘ánh sáng mái vòm’ của Liên Xô, nhằm làm mù hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ.
Năm 2019, The Drive đã đăng tải hồi ký của một cựu binh Robert Hopkins, thành viên của Không quân Hoa Kỳ, là phi công lái máy bay trinh sát RC-135S Cobra Ball, từng đối mặt với hiện tượng bí ẩn này. Sau đó, các thông tin công bố chỉ ra rằng, đây có thể là “siêu vũ khí” của Liên Xô nhằm “làm mù” các vệ tinh cảnh báo sớm của Mỹ.
Ngoài ra, hiện tượng bí ẩn này cũng được báo cáo trong các tài liệu của Cơ quan Đối ngoại công nghệ của Không quân Mỹ (FTD), đưa ra vào giai đoạn những năm 1980. Trước đây, chúng được xếp vào loại “bí mật”. Ở đó, câu chuyện của phi công Robert Hopkins không phải là duy nhất, mà nhiều tài liệu năm 1986 cũng miêu tả lại hiện tượng “Vòm ánh sáng” bí ẩn này.
Hiện tượng bí ẩn “Vòm ánh sáng” của Liên Xô. (Ảnh: Wikimedia.org)
“ Mặc dù có nhiều báo cáo khác nhau, hầu hết các nhà quan sát mô tả hiện tượng này giống như một quả cầu nhỏ màu trắng, xuất hiện trên đường chân trời mở rộng đều sang hai bên và hướng lên trên, trong khi vẫn duy trì hình dạng mái vòm. Lúc đầu, nó mờ đục, nhưng trở nên trong suốt khi nó mở rộng và có thể nhìn thấy các ngôi sao qua tâm của mái vòm.
Khi nó bắt đầu mờ đi, đường viền bên ngoài vẫn sáng hơn, tạo thành một vòng cung hình cầu vồng. Nó được cho là cực kỳ lớn với chiều dài tối đa và lấp đầy hơn một nửa bầu trời. Các ước tính chỉ ra rằng chiều rộng của nó là khoảng 1.900 km và phần trung tâm ở độ cao 1.000 km.
Hầu hết các “Vòm ánh sáng” được nhìn thấy trong khoảng 20 phút, nhưng có báo cáo cho rằng hiện tượng này kéo dài đến 100 phút. Trong hầu hết các trường hợp “Vòm ánh sáng” có thể nhìn thấy khi người quan sát ở trong bóng tối hoặc lúc hoàng hôn“, báo cáo của Không quân Mỹ viết.
Theo các chuyên gia, hiện chưa biết chính các thời điểm Không quân Mỹ hoặc các đơn vị khác của quân đội Mỹ lần đầu tiên chạm trán với “Vòm ánh sáng” và có bao nhiêu trường hợp được quan sát. Tuy nhiên, các tài liệu ban đầu đã mô tả về mối quan hệ giữa hiện tượng này với các vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10/SS-20 của Liên Xô.
Theo đó, các nhà phân tích của Không quân Mỹ đã phải vật lộn để xác định chính xác các hiện tượng được kết nối với nhau. Tuy nhiên, họ nhận thấy rằng, hiện tượng “Vòm ánh sáng” đã không xảy ra sau mỗi lần phóng tên lửa RSD-10/SS-20. Trong một số trường hợp, hiện tượng bí ẩn này xảy ra trước khi vụ phóng tên lửa bắt đầu.
“ Cho đến nay, không có lời giải thích thỏa đáng nào mà không mâu thuẫn với dữ kiện của các lần hiện tượng được ghi trong báo cáo“, tài liệu của Không quân Mỹ năm 1986 nêu rõ.
Từ đó, có nhiều giả thuyết, phiên bản khác nhau được đưa ra, như “kết quả giải phóng nhiên liệu tên lửa không sử dụng” đến việc tạo ra “đám mây ion” cần thiết để mô phỏng tình huống, sau “một cuộc thử vũ khí hạt nhân với mục đích thí nghiệm”.
Mỹ cho rằng, “Vòm ánh sáng” có liên quan đến vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10/SS-20 của Liên Xô.
Năm 1983, bài báo “ Mô hình toán học ngẫu nhiên của một đám mây nhân tạo phát quang hóa học ở các tầng trên của khí quyển“, được đăng trên tạp chí khoa học của Liên Xô. Tác giả của bài báo trên là E.G.Slekenichs, từ Viện Vật lý kỹ thuật Matxcơva.
Bài báo của Slekenichs nói về một mô hình máy tính nhất định được phát triển để dự đoán sự hình thành của “một đám mây ethylene” hình cầu ở độ cao 141 km. Việc quan sát nó “cho phép xác định nồng độ của các thành phần nhỏ của khí quyển”.
Tuy nhiên, tác giả bài báo lưu ý rằng việc tạo ra những đám mây này rất khó và cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng có thể được hình thành bằng cách giải phóng thuốc thử ở độ cao hơn 120 km. Tác giả Slekenichs cũng lưu ý rằng nguyên mẫu của “đám mây ethylene phát quang hóa học” đã thu được bằng thực nghiệm. Đồng thời, nhà khoa học cũng tham khảo một báo cáo khác từ năm 1974.
“ Thật không may, không có giả thuyết khả thi nào của thử nghiệm được đưa ra” các nhà phân tích bình luận về bài báo của Slekenich.
Tờ The Drive tiếp tục hướng về giả thuyết thuyết phục nhất rằng, “Vòm ánh sáng” là một biện pháp của Liên Xô đối phó với hệ thống cảnh báo sớm hoặc phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Mặc dù Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) năm 1987 giữa Mỹ và Liên Xô dẫn đến việc tiêu hủy tên lửa đạn đạo RSD-10/SS-20, nhưng quân đội Hoa Kỳ rõ ràng lo ngại rằng, hiện tượng “Vòm ánh sáng” sẽ kéo theo các vụ phóng tên lửa đạn đạo khác của Liên Xô.
Năm 1990, Cơ quan Đối ngoại Công nghệ của Không quân Mỹ đưa ra một bản ghi nhớ kỹ thuật có tựa đề “Chuyến bay SS-25 DOL” (viết tắt của Vòm Ánh sáng). Báo cáo về “Chuyến bay SS-25 DOL” đã được chỉnh sửa nhiều, nhưng hầu hết đề cập đến các chuyến bay của tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 Sickle (còn được gọi là RT-2PM Topol) của Liên Xô, với hiệu ứng “Vòm ánh sáng”.
Tuy nhiên, cho đến nay những bí ẩn về “Vòm ánh sáng” của Liên Xô vẫn chưa được hé lộ.
Theo bạn, ứng cử viên nào sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây?
Những vũ khí không sát thương nhưng cực lợi hại của quân đội
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đạn bọt trói người từng được sử dụng như một vũ khí phi sát thương cực hữu dụng trong các cuộc chiến đặc biệt của quân đội.
Đèn pin "vô hiệu hóa" là phát minh của các nhà khoa học tại Intelligent Optical Systems, California, tưởng chừng nhỏ bé nhưng lại là thứ vũ khí cực lợi hại trong quân đội. Thiết bị này có thể xác định khoảng cách đến mắt của mục tiêu để điều chỉnh năng lượng ánh sáng đến một cấp độ không gây tổn thương vĩnh viễn.
Hiệu ứng ánh sáng nhiều màu sắc này sẽ khiến mục tiêu cảm thấy choáng váng và buồn nôn, dễ dàng bị tiếp cận mà vẫn không nguy hiểm đến tính mạng.
XM1063 hay đạn thối một vũ khí cực lợi hại mà không mang tính sát thương của quân đội Mỹ để "trấn áp"đám đông hay lực lượng nổi loạn. Đạn này thưởng nổ trên không khí, giải phóng ra những chất hóa học gây mùi hôi thối khủng khiếp, mà khi trúng đạn, nạn nhân chỉ còn cách chạy trốn.
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng đạn bọt trói người từng được sử dụng như một vũ khí tấn công tại các chiến dịch đặc biệt. Khi được ném vào phía đối phương, loại "đạn" này tung ra một lượng lớn chất hóa học, nhanh chóng phình to và khô cứng, khiến đối phương không thể cử động.
Loại bom nào có sức công phá, giải tỏa đám đông mà không mang tính sát thương? Lựu đạn ớt bhut jolokia - loại ớt cay nhất thế giới tại Ấn Độ từng được sử dụng làm lựu đạn.
Với vũ khí này, Ấn Độ không phải đối mặt với những vi phạm trong hiệp ước quốc tế về vũ khí hóa học, bởi vì Bhut Jolokia hoàn toàn tự nhiên.
Khẩu súng độc đáo phun lớp bọt dính đông cứng rất nhanh, giúp vô hiệu hóa mục tiêu với thành phần gồm một bình chứa bọt dính dạng lỏng và ống phóng. Khẩu súng ra đời trong những năm 1990 của thế kỷ trước nhưng không được sử dụng nhiều.
Bút chiến thuật - thứ vũ khí nhỏ bé phi sát thương nhưng cực lợi hại đối với quân đội. Với bề ngoài không khác những chiếc bút thường, bút chiến thuật được cấu thành từ kim loại cứng nên nó dễ dàng đập vỡ kính, xuyên thủng những vật liệu dày.
Bút chiến thuật có thể gây ra những vết thương nghiêm trọng, bởi chúng cứng, nhọn có thể làm rách da, gẫy xương hay tổn hại các dây thần kinh. Thậm chí nó có thể gây ra thương tật vĩnh viễn cho mục tiêu. Nó không phải vũ khí không sát thương lý tưởng.
Súng điện Taser bắn ra đạn là hộp điện nhỏ có dây gai ở phía trước, gây sốc điện cho nạn nhân trong 20 giây bởi dòng điện lên đến 500V. Đối tượng sẽ mất kiểm soát tạm thời đối với hệ cơ và ngã vật xuống đất, không thể kháng cự.
Lựu đạn cao su Stingball là loại vũ khí phi sát thương hiệu quả trong trường hợp bạo loạn xảy ra trong các nhà tù hoặc giải tán những đám đông quá kích. Khi quả lựu đạn nổ, nó sẽ giải phóng rất nhiều viên bi cao su ra các phía.
Khẩu súng PHASR phóng ánh sáng cường độ cực lớn, không gây tử vong vào mắt đối phương khiến họ mù tạm thời. Các tính năng an toàn giúp PHASR trở thành một trong những loại vũ khí không sát thương hiệu quả nhất.
Ánh sáng của nó chỉ đủ để vô hiệu hóa tạm thời mục tiêu. Xạ thủ có thể điều chỉnh cường độ laser để phù hợp với phạm vi bắn.
Nga ra mắt dàn vũ khí "bất khả chiến bại" | VTC Now
Sự kiện đèo Dyatlov: Tai nạn leo núi kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại (Phần 1) Sự kiện đèo Dyatlov là tên gọi của một vụ án, trong đó những người đi bộ leo núi đã chết một cách bí ẩn vào năm 1959 ở bắc dãy núi Ural. Sự kiện đèo Dyatlov xảy ra ở dãy núi Ural thuộc Liên Xô cũ là một vụ tai nạn leo núi xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, vì...