Bí ẩn về trần gỗ dính máu ở Kyoto
Đến một số ngôi đền ở Kyoto, du khách sẽ thấy trần nhà có những vệt máu, dấu tay, dấu chân lưu lại. Đằng sau di tích có phần đáng sợ này là câu chuyện lịch sử của nước Nhật.
Những ngôi đền cổ tại trung tâm Kyoto như Genkoan, Shodenji, Yogenin và Myoshinji, hay đền Hosenin ở khu Ohara, Jinouji ở Yawata, Koshoji ở Uji… có điểm chung đặc biệt. Đó là đều có chitenjo – hay trần nhà dính máu.
Những vệt sẫm màu này trông giống như nước đọng, nhưng nhìn kỹ, bạn sẽ thấy các dấu chân hay dấu tay.
Vệt máu trên trần đền Shoden-ji, Kyoto. Ảnh: Taiken.
Lâu đài Fushimi ở Kyoto (Nhật Bản) là một trong những nơi giao tranh cuối cùng thuộc “thời kỳ Chiến quốc” – giai đoạn nội chiến đẫm máu và dai dẳng tại Nhật Bản, kéo dài từ giữa thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 17. Giai đoạn này kết thúc khi Tokugawa Ieyasu giành được quyền lực, lập ra Mạc phủ Tokugawa, thống nhất nước Nhật.
Trước đó, ông phải đánh bại những người ủng hộ Toyotomi Hideyori, con trai 5 tuổi và là người thừa kế của lãnh chúa Toyotomi Hideyoshi. Khi lãnh chúa qua đời vào năm 1598, 5 nhiếp chính bắt đầu tranh giành quyền lực. Trong đó, Tokugawa Ieyasu là người mạnh nhất.
Ieyasu chiếm lâu đài Fushimi từ Toyotomi Hideyori và giao cho tướng Torii Mototada, một samurai là đồng minh tin cậy. Không lâu sau, Ishida Mitsunari – lãnh chúa đối nghịch với Ieyasu – tập hợp đội quân 40.000 người, đổ về Kyoto để chiếm lại lâu đài.
Video đang HOT
Một bản sao của lâu đài Fushimi được xây dựng vào năm 1964. Ảnh: Amusing Planet.
Mototada được báo tin trước, nhưng dù chỉ có 2.000 người, ông vẫn ở lại. Trong 12 ngày kế tiếp, họ chống trả nhưng cuối cùng đã bị phản bội, và Mitsunari tiến được vào thành. Mototada cùng 370 võ sĩ còn lại đã mổ bụng tự sát.
Hành động của Mototada đã có tác động lớn đến lịch sử Nhật Bản. Vài tuần kế tiếp, Ieyasu đã tập hợp 90.000 quân và chiến thắng Mitsunari trong trận chiến quyết định tại Sekigahara. Ông trở thành mạc chúa đầu tiên của Mạc phủ Tokugawa – triều đại trị vì Nhật Bản 268 năm.
Dấu tay và dấu chân đẫm máu của các samurai còn lưu lại. Ảnh: Amusing Planet.
Năm 1623, Ieyasu cho phá dỡ lâu đài Fushimi Castle. Những khu vực chưa bị phát hủy hay thiêu rụi được giữ lại, trong đó có sàn nhà nơi tướng Mototada và quân lính tự sát. Máu của họ ngấm sâu vào gỗ và lưu lại dấu vết vĩnh viễn.
Để tưởng nhớ Mototada, những tấm ván gỗ này được sử dụng làm trần nhà cho nhiều lâu đài và đền thờ khắp Kyoto.
Dấu chân 14.000 năm tuổi ghi lại chuyến đi chơi của một gia đình thời kỳ đồ đá
Thời kỳ đồ đá đã để lại vố số dấu vết khám phá cho các nhà khảo cổ học.
Mới đây, bộ dấu chân 14.000 năm tuổi của một gia đình cổ đại miền bắc Italia trong một chuyến thám hiểm hang động đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn.
Các dấu vết được lưu lại trong một lớp đất sét cổ ghi lại cách một nhóm nhỏ người săn bắn hái lượm, mang theo ngọn đuốc, lội qua ao và đôi khi bò bằng tay và đầu gối để khám phá hang động. Và họ dường như đã mang theo những đứa con nhỏ trong cuộc phiêu lưu này.
Khoảng 180 dấu vết của "các nhà thám hiểm thời tiền sử" vẫn còn trong nền hang động. Dấu chân cho thấy nơi họ đã bước đi, các dấu ấn của bàn tay, đầu gối và bàn chân cho thấy, nơi họ bò qua là một đường hầm thấp đến khoang trong cùng của hang động.
Dựa trên kích thước và số lượng dấu vết, có ít nhất 5 người vào hang, trong đó có 3 trẻ em. Đứa con út lúc đó khoảng 3 tuổi, và những dấu chân nhỏ xíu của chúng ghi lại những bước đi chập chững của một đứa trẻ mới biết đi. Đó là một cái nhìn hiếm hoi về thời thơ ấu của những người săn bắn, hái lượm thời kỳ đồ đá cũ.
Mang theo những bó nhựa thông đang cháy để thắp sáng, nhóm người này đi sát phía sau người lớn nhất và đứa trẻ mới chập chững đi ở sau cùng. Cả nhóm bám sát vào bức tường bên của hang động. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy phần còn lại bị đốt cháy của bó đuốc cùng với những mẩu than trên nền hang động.
Nhà khảo cổ học Marco Romano thuộc Đại học Witwatersrand ở Nam Phi chia sẻ: "Chúng tôi có thể nhận ra chính xác các dấu vết bằng cách sử dụng mô hình 3D các chi tiết giải phẫu đáng kinh ngạc. Một số hình ảnh thực sự được bảo quản tốt cho thấy cấu trúc cơ của khớp gối và các vùng lân cận.
Dựa trên những gì có thể nhìn thấy về xương bánh chè, các bộ phận của xương cẳng chân, các cơ và gân kết nối chúng, chúng tôi có thể tìm ra chi tiết về kích thước và cơ thể của cả 5 người. Họ có cơ bắp săn chắc chỉ có ở những người săn bắn hái lượm giỏi".
Họ đi theo một con đường dốc 150m vào hang động, đi lên 12m dọc theo đường đi, cho đến khi đến khu vực mà sau này, các nhà thám hiểm gọi là "Hành lang của Dấu chân". Xa hơn vài mét, đường hầm thu hẹp và hạ xuống chỉ còn cao 80cm. Một đôi dấu chân đánh dấu vị trí mà "trưởng nhóm" dường như đã dừng lại suy nghĩ kỹ trước khi quyết định tiếp tục.
Sau đó, cả nhóm khuỵu tay, đầu gối bò về phía trước trong bóng tối. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết đầu gối tại các địa điểm khác trên khắp Âu - Á, đánh dấu những nơi con người từng quỳ gối, nhưng đây là bộ dấu vết đầu tiên cho đến nay chắc chắn cho thấy con người đang bò.
Đến khu vực có thể đứng, cả nhóm dường như lội qua một cái ao nhỏ, để lại những vết hằn sâu trong lớp bùn dưới đáy. Trên đỉnh một con dốc ngắn, họ đến được khoang trong cùng của hang động mà các nhà thám hiểm hiện đại gọi là Sala dei Misteri, cao 890m trong núi S. Pietro.
Dựa trên dấu vết để lại, cả nhóm dường như đã ở lại trong vài phút, mặc dù các nhà khảo cổ không hoàn toàn chắc chắn điều gì đã xảy ra trong thời gian đó. Than từ ngọn đuốc của họ vẫn làm đen các bức tường đá, và những người lớn để lại dấu tay than trên trần cao 170cm.
Những đứa trẻ dường như đã xúc bùn đất sét từ sàn và bôi lên một thạch nhũ ở bức tường phía xa, sau đó, chúng dùng ngón tay vẽ những hình dạng cong, hình sin trong đất sét ướt. Ngày nay, du khách đến thăm hang động có thể nhìn thấy những dấu ngón tay uốn lượn, đánh dấu rõ ràng chiều cao của 3 đứa trẻ.
Mặc dù một số nhà khảo cổ học cho rằng, đây có thể là một phần của nghi lễ nào đó, nhưng không có cách nào để chắc chắn về điều đó và không phải mọi thứ người cổ đại làm đều là nghi lễ, họ cũng có thể làm bất cứ điều gì một cách ngẫu nhiên như các hoạt động của chúng ta ngày nay.
Có thể các nhũ đá được trang trí chỉ là bằng chứng của việc bọn trẻ chơi đùa trong vài phút khi người lớn quan sát xung quanh.
Romano cho biết thêm: "Kể từ thời điểm đó, không có con người nào có thể vào hang, cho đến những năm 1950, khi thạch nhũ bị nổ tung bằng thuốc nổ để phục vụ cho cuộc thám hiểm hiện đại đầu tiên. Trong khi đó, bùn cuối cùng cũng khô lại và các vết nứt giờ đan chéo trên một số dấu chân".
Một nhóm các cậu bé địa phương từ thị trấn Toirano gần đó đã thực hiện cuộc phiêu lưu đầu tiên sau thuốc nổ vào hang Basura trong khoảng những năm 1950. Khi có thông tin về những gì họ đã tìm thấy, khách du lịch và người dân địa phương tò mò đã đổ xô đến hang động và giẫm đạp khá nhiều vết trong quá trình này.
Các nhà khảo cổ học đã cố gắng bảo tồn và nghiên cứu hang động suốt từ đó đến nay. Romano và các đồng nghiệp của ông cho biết rằng, vẫn còn nhiều bí ẩn xung quanh chuyến thám hiểm của gia đình cổ đại kia.
80 bộ hài cốt đầy vàng xuất hiện trong mộ cổ gây chấn động thế giới Thân thế của 6 bộ hài cốt nằm quanh chiếc vạc vẫn đang gây tranh cãi thì mới đây 80 bộ xương chứa đầy vàng lại tiếp tục làm chấn động thế giới. Hồi cuối tháng 9, khu mộ cổ được khai quật khiến giới sử học Đức xôn xao. Bảo tàng Nhà nước về tiền sử ở Halle (Đức) đã công bố...