Bé trai 5 tuổi phát hiện dấu chân khủng long ở Trung Quốc
Dương Triết Duệ từ nhỏ đã thích tìm hiểu về khủng long . Em phát hiện dấu chân của loài vật này khi về thăm quê nội .
Trước kỳ nghỉ, Dương Triết Duệ nghe ông nội kể ở Thông Giang, tỉnh Tứ Xuyên có những chiếc hố lớn, người dân địa phương thường gọi là dấu chân gà. Em quyết định cùng bố mẹ về quê tìm hiểu điều này, theo Sohu .
Dấu vết được Triết Duệ khẳng định là dấu chân khủng long . Ảnh: Sohu.
Triết Duệ được ông nội đưa lên núi Jiziding. Tại đây, em cùng bố mẹ và ông làm sạch rong rêu trên phiến đá, để lộ những dấu chân to hơn bàn tay người.
Vốn là người thích tìm hiểu và có kiến thức về khủng long, Dương Triết Duệ kết luận những chiếc hố lớn này chính là dấu chân của khủng long chân đốt .
Mẹ em đã gửi hình ảnh cho các chuyên gia ở Bắc Kinh thẩm định. Ngày 10/10, các chuyên gia từ Bắc Kinh và Bảo tàng Khủng long Tự Cống đến hiện trường xác nhận sự việc.
Tại đây, các chuyên gia tìm được 5 dấu chân trên bề mặt của một phiến đá có diện tích khoảng 20 m vuông. Họ đánh giá đây là loài khủng long sơ khai thuộc kỷ Phấn trắng, cách đây khoảng 130 triệu năm.
Ông Bành Quang Chiếu, người phụ trách Bảo tàng Khủng long Tự Cống, xác nhận những suy đoán của bé trai 5 tuổi hoàn toàn chính xác.
Dấu chân khủng long được tìm thấy thuộc loài chân đốt , dài khoảng 35 cm, có ba ngón chân , tốc độ chạy khá nhanh, chiều dài cơ thể khoảng 4 m.
“Mỗi ngón chân có một phần đệm rất đầy đủ, đó là đặc điểm của loài khủng long ăn thịt”, ông Hình Lập Đạt, phó giáo sư Đại học Địa chất Trung Quốc, nhận định.
Được biết, Triết Duệ là người trẻ nhất ở Trung Quốc tìm thấy dấu vết khủng long. Các chuyên gia cho rằng, việc một cậu bé 5 tuổi có hiểu biết về khủng long khiến họ ngạc nhiên hơn việc tìm thấy dấu chân của loài động vật này.
Nhiều ý kiến trên mạng xã hội bày tỏ ngưỡng mộ trước kiến thức của cậu bé 5 tuổi. Một số người hy vọng Trung Quốc đưa thêm nhiều bài giảng về loài khủng long vào chương trình học, giúp các em có thêm kiến thức để hỗ trợ đất nước phát triển lĩnh vực khảo cổ.
Quái vật cổ đại biến dị xuất hiện tại Mông Cổ
Con khủng long cổ đại chỉ có duy nhất 2 ngón tay và chiếc mỏ vẹt khiến các nhà sinh vật học ngỡ ngàng.
Hóa thạch của một loài khủng long với ngoại hình kỳ quái vừa được khai quật ở Mông Cổ. Tất cả mọi người chứng kiến đều ngã ngửa, giật mình thảng thốt.
Hóa thạch của loài khủng long lạ khiến các nhà khoa học phấn khích.
Qua xác định, được biết con khủng long này là một loài ăn tạp mới có tên là Oksoko avarsan sống trong sa mạc Gobi. Khi được tìm thấy 4 con Oksoko avarsan ở độ tuổi "vị thanh niên" này dường như đang nằm yên nghỉ cùng nhau.
Hình ảnh phục dựng về loài khủng long Osoko avarsan.
Osoko avarsan sống cách đây khoảng 68 triệu năm, có thể phát triển đến chiều dài 2m. Chúng sở hữu chiếc mỏ lớn, không có răng giống như loài vẹt ngày nay. Một điểm đặt biệt nữa là O. avarsan chỉ có 2 ngón số trên mỗi cẳng tay - ít hơn so với các họ hàng gần của nó.
Nhóm nghiên cứu cho biết các hóa thạch được bảo quản tốt cung cấp bằng chứng đầu tiên về việc một thành viên của trong oviraptor - một chi khủng long 3 ngón có thể đã tiến hóa, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Nhà cổ sinh vật học Gregory Funston thuộc đại học Edinburgh cho biết: "Osoko avarsan rất thú vị vì các bộ xương rất hoàn chỉnh. Cách chúng được bảo tồn khi nghỉ ngơi cùng nhau cho thấy những con non đi theo nhóm".
Trong nghiên cứu, Funston và các công sự đào sâu tìm hiểu và quá trình giảm kích thước và cuối cùng là mất đi ngón tay thứ 3 của loài Oviraptor trong lịch sử tiến hóa để trở thành Oksoko avarsan.
Oviraptor là chi khủng long theropoda ăn thịt, cỡ nhỏ, có lông vũ sống ở Mông Cổ vào cuối kỷ Creta cách đây 75 triệu năm.
Loài khủng long 3 ngón tay Oviraptor.
Những hóa thạch của Oviraptor lần đầu được phát hiện bởi nhà thám hiểm nổi tiếng Roy Chapman Andrews, hóa thạch này đã được ghi nhận lại hình ảnh Oviraptor giữ chặt một quả trứng của loài khủng long sừng Protoceratops nên chúng còn được gọi dưới cái tên "Kẻ trộm trứng khủng long".
Oviraptor trái ngược với cái tên đầy tội lỗi, Oviraptor là một loài khủng long biết chăm sóc cho gia đình, chúng ấp trứng bằng nhiệt độ cơ thể cho tới khi nở thành con non và nuôi chúng từ vài tuần tới vài tháng.
Giống như những loài chim hiện đại, con Oviraptor đực thường nhận được sự chăm nom của khủng long bố, mẹ nhiều hơn so với con cái.
Oviraptor còn được biết đến như loài động vật ăn thịt, sống ở vùng Trung Á, vào khoảng cuối của kỷ Phấn Trắng (khoảng 75 triệu năm TCN).
Oviraptor có một người anh em nổi tiếng đó là Velociraptor, một loài khủng long ăn thịt, kích thước lớn hơn Oviraptor, chi sau khỏe, to và có móng vuốt lớn. Với kích thước khoảng 2,4 mét và nặng 33,75 kg, Oviraptor chỉ là anh bạn nhỏ bé khi đứng bên cạnh Velociraptor.
Velociraptor.
Sinh vật kinh dị 71 triệu tuổi khiến siêu khủng long phải khiếp sợ Một loài hoàn toàn mới đã được khám phá trong khu vực làm tổ của khủng long titanousaur ở Catalonia, Tây Ban Nha. Sinh vật được đặt tên khoa học là Ogresuchus furatus, một con cá sấu cổ đại. Khác với những con cá sấu cổ tại to đến đáng sợ khác, Ogresuchus furatu chỉ dài 1,1 m. Nhưng nó gây ám ảnh...