Bí ẩn về những hòn đá ‘biết đi’ ở Thung lũng Chết khiến giới khoa học đau đầu
Trong suốt nhiều năm, bí ẩn về những hòn đá biết đi đã khiến các nhà khoa học trên thế giới đau đầu.
Trong nhiều năm, những tảng đá bí ẩn tại Thung lũng Chết đã khiến các nhà khoa học bối rối. Mặc dù đã có nhiều nhà khoa học cố gắng đưa ra lời giải đáp hợp lý nhưng trên thực tế, vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng cho hiện tượng kỳ lạ này.
Nằm tại khu vực hẻo lánh của Vườn quốc gia Thung lũng Chết thuộc bang California, Mỹ, những tảng đá nặng trông như thể đang di chuyển trên lòng hồ khô có tên Racetrack Playa, để lại dấu vết của chúng ở phía sau trong lớp bùn nứt nẻ. Người ta nghĩ ra đủ mọi lý do để lý giải cho sự chuyển động của những tảng đá, từ người ngoài hành tinh cho đến từ trường. Nhưng không ai thực sự nhìn thấy những tảng đá di chuyển, điều này càng làm tăng thêm sự bí ẩn.
“Ngoài kia rất yên tĩnh và rất rộng mở, bạn càng ở đó lâu, nó càng mang đến cảm giác bí ẩn”, kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Các nhà khoa học đã cố gắng giải mã bí ẩn của những tảng đá hình cánh buồm này trong nhiều thập kỷ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lốc cát có thể đã di chuyển các tảng đá nặng nề này, có hòn lên tới 318 kg. Một số nghiên cứu khác thì tin rằng chính những cơn gió mạnh thường xuyên thổi qua lòng hồ rộng lớn có thể khiến đá trượt trên mặt đất. Hết giả thuyết này đến giả thuyết khác đều bị bác bỏ và đến nay giới khoa học vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất.
Theo Slate.com, một số vệt mòn do đá để lại dài tới 250 m. Một số vệt mòn tạo thành những đường cong duyên dáng, có vệt thì tạo thành đường thẳng, sau đó đột ngột chuyển sang trái hoặc phải khiến các nhà nghiên cứu bối rối.
Năm 2006, Ralph Lorenz, một nhà khoa học của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) đang nghiên cứu điều kiện thời tiết trên các hành tinh khác. Ông đã quan tâm đến Thung lũng Chết và đặc biệt quan tâm đến việc so sánh các điều kiện khí tượng ở thung lũng này với những điều kiện gần Ontario Lacus, một hồ hydrocacbon rộng lớn trên Titan, một mặt trăng của Sao Thổ. Nhưng khi điều tra Thung lũng Chết, ông bị những viên đá bí ẩn của hồ Racetrack Playa hấp dẫn.
Ralph Lorenz đã sử dụng hộp đựng thực phẩm Tupperware thông thường để cho thấy cách mà những tảng đá có thể lướt trên mặt lòng hồ. “Tôi lấy một tảng đá nhỏ và bỏ vào hộp Tupperware, đổ nước vào đó sao cho để viên đá hở ra hơn 2cm”, ông nói với trang Smithsonian.com. Sau khi đặt hộp đựng vào tủ đông, Ralph lấy viên đá bị đóng băng, bỏ vào khay nước lớn có cát ở đáy. Lúc này, ông chỉ cần thỏi nhẹ là tảng đá tự di chuyển trên mặt nước. Và khi tảng đá nhúng băng di chuyển, nó tạo thành một đường mòn trên cát ở đáy khay.
Nhóm nghiên cứu của Ralph tính toán rằng trong một số điều kiện mùa đông nhất định ở Thung lũng Chết, đủ nước và băng có thể hình thành để giúp tảng đá trôi qua đáy bùn của hồ Racetrack Playa nhờ một cơn gió nhẹ, để lại vệt bùn khi đá di chuyển.
Video đang HOT
Đến cuối năm 2013, hai nhà khoa học là Jim và Richard Norris đã đến khảo sát khu vực lòng hồ Racetrack Playa tại Thung lũng Chết. Họ phát hiện ra có rất nhiều yếu tố phối hợp để khiến những tảng đá ở đây di chuyển. Thứ nhất, bề mặt thung lũng phủ một lớp nước có độ sâu vừa đủ để tạo thành băng nổi. Khi nhiệt độ xuống thấp, mặt hồ sẽ có một lớp băng mỏng ở trên, bên dưới vẫn là nước. Lượng băng sau đó dày lên đủ độ cứng và tạo lực đẩy tảng đá.
Thứ hai, khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng, lớp băng trên bề mặt sẽ nứt thành từng mảng. Lúc này, các mảng băng bị gió đẩy trôi, đẩy cả đá đi theo. Tuy nhiên, 2 nhà nghiên cứu mới chỉ quan sát được hiện tượng này ở những hòn đá nhỏ. Với các tảng đá lớn, họ cần nghiên cứu thêm để đi đến kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, một số du khách khi đến Thung lũng Chết dường như thích cách lý giải huyền bí cho những tảng đá thuyền buồm này. “Mọi người luôn hỏi: “Bạn nghĩ điều gì khiến chúng di chuyển?”. Nhưng nếu bạn cố gắng giải thích thì không phải lúc nào họ cũng muốn nghe câu trả lời. Mọi người thích những điều bí ẩn, họ thích một câu hỏi chưa có câu trả lời”, kiểm lâm viên Alan van Valkenburg nói.
Cho đến nay, bản thân Thung lũng Chết và những hòn đá tự di chuyển tại đây vẫn còn là bí ẩn với nhân loại. Vào năm 1849, một đoàn người đi tìm vàng bị lạc vào thung lũng này và mất phương hướng. Họ bị hành hạ bởi nắng nóng, đói khát và các loài sâu bọ, rắn rết. Đến tháng 1/1850, chỉ một thành viên duy nhất của đoàn người này thoát ra được bên ngoài.
Năm 1941, một đoàn thám hiểm người Mỹ cũng lạc vào đây và phải bỏ mạng toàn bộ. Năm 1949, một đoàn thám hiểm khác cũng gặp thảm cảnh tương tự. Có một vài người thoát ra ngoài nhưng sau đó họ cũng chết một cách khó hiểu. Chính vì những lẽ đó mà nơi này được mệnh danh là Thung lũng Chết.
1001 thắc mắc: Thung lũng chết nóng nhất thế giới có điều gì lạ lùng?
Thung lũng Chết, California, Mỹ được ghi nhận kỷ lục là nơi nóng nhất năm 2019 với nhiệt độ lên tới 47 độ C. Vào năm 1913, nhiệt độ ở đây cao ở mức 56,7 độ C. Thung lũng này có những điều bí ẩn cho đến nay giới khoa học vẫn chưa thể lí giải được.
Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Thung lũng chết có cao độ thấp nhất Bắc Mỹ, trung bình khoảng 86m dưới mực nước biển, tổng diện tích khoảng 1.400km2. Thung lũng Chết có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè thường trên 49C (mức kỷ lục 56,7C), mùa đông dưới 0C. Lượng mưa trong thung lũng rất thấp, trung bình hằng năm khoảng 42mm.
Năm 1849, một đoàn người đi tìm vàng trong khi cố gắng tìm con đường tắt đã đi lạc vào thung lũng này và bị mất phương hướng. Họ đã phải trải qua đói khát, bị ánh nắng mặt trời gay gắt thiêu đốt và bị tấn công bởi các loài côn trùng, sâu bọ như rắn và bọ cạp.
Chịu nhiều khổ ải, có người vùi xác dưới đáy vực, có người bị chết vì đói, vì rắn độc cắn, mãi đến tháng 1 năm 1850 mới có một thành viên trong đoàn trốn thoát ra.
Năm 1941, một đoàn điều tra của Mỹ do mất phương hướng cũng lạc vào đây và không một ai sống sót.
Năm 1949, một đoàn thám hiểm khác thâm nhập vào thung lũng và chết vì một sức mạnh thần bí. Một vài người chạy thoát nhưng chẳng bao lâu họ cũng chết một cách khó hiểu. Từ đó đến nay, địa phận thung lũng này được gọi tên là Thung lũng Chết.
Thực vật trong Thung lũng Chết rất ít, ven đầm ao có một số loài cỏ như cỏ bấc. Động vật cũng chỉ có thỏ rừng, chuột, cáo, chó sói và sơn dương. Ở thung lũng hoang vu vừa khô vừa nóng này, sự sinh tồn của con người và động vật rất khó khăn.
Trong lòng thung lũng hoang tàn nhưng cảnh sắc quanh nó lại hoàn toàn khác biệt. Phía Tây thung lũng là chân núi phía đông dãy Nevada. Ở vùng tiếp giáp có nhiều khe núi dọc ngang và những cây cột bằng đá mọc lởm chởm.
Dưới ánh trăng mờ cảnh tượng khu vực này âm u đáng sợ nhưng dưới ánh nắng mặt trời lại toát lộ vẻ đẹp rực rỡ, trở thành nơi có sức hấp dẫn khách du lịch nhất của thung lũng, được mệnh danh là "cái đĩa điều sắc của các họa sĩ". Năm 1933, Mỹ xây dựng ở đây một công viên quốc gia và trở thành nơi nghỉ đông chống rét.
Một trong những bí hiểm của Thung lũng Chết là sự dịch chuyển của những tảng đá và vệt đường đi của chúng trên cát, dù không phải do áp lực của mưa, gió hay dòng nước.
Nhà khoa học NASA Brian Jackson đã cho rằng, điều bí ẩn này khiến người ta liên tưởng tới nơi đây giống như một hành tinh khác.
Cứ hơn một tháng, những hòn đá lại di chuyển khoảng 100 m.
Cứ hơn một tháng, những hòn đá này lại di chuyển được khoảng 100 m. Không ai lý giải được tại sao những hòn đá này lại có thể di chuyển được.
Sau những trận bão lớn, nước thường tập trung trên bề mặt những hòn đá kỳ lạ này. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để giải thích cho sự di chuyển bí ẩn của chúng. Đường di chuyển của những hòn đá này không theo một quy tắc nào.
Những vùng đất nóng kinh hoàng trên thế giới
Aziziyah, Libya: Thủ phủ cũ của quận Jafara từng được ghi nhận là nơi nóng nhất trái đất với nhiệt độ 58 độ C vào năm 1922. Tuy nhiên, danh hiệu này bị thu hồi vào năm 2012, khi các nhà khí tượng học tuyên bố rằng kết quả đo đạc này không chuẩn xác vì nhiều lý do. Hiện tại, thị trấn có hơn 20.000 dân này vẫn thường xuyên hứng chịu nền nhiệt hơn 48 độ C trong mùa hè.
Dallol, Ethiopia: Vùng thủy nhiệt này có các mỏ muối, suối nước nóng chứa axit và suối phun, với nhiệt trung bình hàng ngày là 41 độ C, mức nhiệt cao nhất trong các vùng có người sinh sống trên trái đất. Trái với tưởng tượng, toàn vùng có tới hơn 83.000 người sinh sống. Ngành khai thác mỏ ở đây rất phát triển.
Wadi Halfa, Sudan: Thành phố nóng nực này nằm bên bờ hồ Nubia, gần như không có mưa suốt năm. Tháng 6 là tháng nóng nhất ở đây với nhiệt độ trung bình 41 độ C, có thể lên tới 53 độ C.
Tirat Zvi, Israel: Nhiệt độ kỷ lục ở đây lên tới 53-54 độ C và nền nhiệt trung bình một năm là 37 độ C. Khu dân cư này có nhiều công trình tôn giáo ấn tượng và nền văn hóa đặc sắc.
Timbuktu, Mali: Thành phố nằm ở rìa phía nam của Sahara này còn nóng hơn vào mùa đông, với nhiệt độ trung bình là 30 độ C vào tháng 1. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận ở đây là 49 độ C
Kebili, Tunisia: Thị trấn sa mạc này nổi tiếng với chà là chất lượng cao, loại cây chịu được nhiệt độ trung bình 40 độ C vào mùa hè. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận được ở đây lên tới 55 độ C.
Ghadames, Libya: Ốc đảo giữa sa mạc này giờ là Di sản Thế giới UNESCO nhờ những căn nhà đắp từ bùn, kiến trúc bảo vệ 7.000 cư dân ở đây khỏi cái nóng bỏng rát. Được coi là "ngọc trai sa mạc", nhiệt độ trung bình ở Ghadames là 40 độ C, cao nhất có thể lên tới 55 độ C.
Bandar-e Mahshahr, Iran: Thành phố này không chỉ có nhiệt độ cao mà còn đi kèm với độ ẩm báo động, khiến không khí ngột ngạt và nóng nực. Nhiệt độ cao kỷ lục ở đây lên tới 51 độ C.
Sau 51 năm, mật thư của kẻ sát nhân nổi tiếng đã được giải mã, nội dung khiến nhiều người rùng mình Cuối cùng, một trong những "câu đố" khiến cảnh sát Mỹ đau đầu nhất cũng có lời giải đáp. Kẻ sát nhân Hoàng đạo là ai? Vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, nước Mỹ đã chao đảo trước 1 lá mật thư của Zodiac Killer, hay còn gọi là Kẻ sát nhân Zodiac (Kẻ sát nhân Hoàng đạo) - kẻ...