Bí ẩn về những con tàu bị mất tích
Không con tàu ma nào nổi tiếng hơn Người Hà Lan bay, với nhiều bức tranh, chuyện kinh dị, phim điện ảnh và cả nhạc kịch opera về nó. Con tàu được đề cập đến lần đầu tiên vào cuối những năm 1700 trong cuốn sách về đi biển “Hành trình đến Vịnh Botany” của George Barrington.
Con tàu hơi nước bị đắm ngoài khơi bờ biển Vancouver, British Columbia (Canada) năm 1906. Con tàu gặp phải thời tiết xấu gần Mũi Mendocino và sau khi trôi dạt nó va phải đá ngầm rồi chìm dần. Thuỷ thủ đoàn nhanh chóng thả những chiếc phao cứu đắm cho 108 hành khách đang lặn hụp dưới nước nhưng một vài chiếc phao bị lật úp và một chiếc biến mất. Valencia cuối cùng chìm hẳn, chỉ 37 người trong số 180 người trên tàu sống sót.
5 tháng sau, một ngư dân tuyên bố tìm thấy một chiếc phao cứu hộ với 8 bộ xương người trong một cái hang. Cuộc tìm kiếm quy mô bắt đầu nhưng chẳng tìm thấy gì thêm nữa. Sau bi kịch này, Valencia trở thành trung tâm của nhiều câu chuyện về tàu ma. Các thuỷ thủ thường nói họ nhìn thấy bóng con tàu ma gần bãi đá ngầm ở Pachena Point. 27 năm sau vụ chìm tàu Valencia, một trong những chiếc phao cứu hộ được tìm thấy đang trôi dạt lặng lẽ ở Barkley Sound.
Câu chuyện về Ourang Medan bắt đầu năm 1947, lúc 2 chiếc tàu Mỹ nhận được tín hiệu báo nguy khi đang lênh đênh ngoài eo biển Malacca, ngoài khơi bờ biển Malasia. Người phát tín hiệu tự xưng là thuỷ thủ của Ourang Medan, tàu của Hà Lan, và báo tin toàn bộ thuỷ thủ đoàn cùng với thuyền trưởng đã chết hay sắp chết. Sau đó thông điệp trở nên quái gở và lộn xộn trước khi tắt hẳn với câu: “Tôi sắp chết”.
Hai chiếc tàu Mỹ nhanh chóng rẽ nước để đến nơi Ourang Medan gặp nạn. Khi đến nơi họ phát hiện con tàu còn hoàn toàn nguyên vẹn, nhưng toàn bộ thuỷ thủ đoàn – ngay cả con chó trên tàu – đều đã chết. Có chuyện gì kỳ lạ đã xảy ra với con tàu. Trước khi những người cứu hộ điều tra sâu hơn thì bỗng nhiên chiếc tàu bốc cháy một cách bí ẩn buộc họ phải sơ tán. Chẳng bao lâu sau con tàu nổ tung và chìm hẳn.
Trong khi những chi tiết về sự cố tàu Ourang Medan còn đang tranh cãi thì nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra cái chết của thuỷ thủ đoàn bắt đầu xuất hiện. Giả thuyết phổ biến nhất là Ourang Medan đã vận chuyển nitroglycerin hay hoá chất bất hợp pháp gì đó đã không được bảo vệ đúng cách và bị rò rỉ ra không khí. Tuy nhiên, một số giả thuyết khác cho rằng con tàu bị UFO (vật thể bay không xác định) tấn công, hay là nạn nhân của một sức mạnh huyền bí gì đó.
Carroll A. Deering
Con tàu buồm dọc bị mắc cạn gần Mũi Hatteras, Bắc Carolina năm 1921. Tàu quay về sau hành trình vận chuyển than đá ở miền nam nước Mỹ và cuối cùng được phát hiện ở phía nam Hatteras bên chiếc tàu hiệu gần Mũi Lookout. Tàu bị mắc cạn ở Diamond Shoals, khu vực nổi tiếng gây tai nạn đắm tàu. Khi đến nơi để cứu nạn, Lực lượng tuần duyên của Mỹ phát hiện con tàu bị bỏ hoang hoàn toàn. Trang thiết bị hải hành và nhật ký hải hành đều bị mất, kể cả 2 chiếc phao cứu đắm nhưng không có bất kỳ dấu hiệu gian trá nào.
Một cuộc điều tra rộng lớn được Mỹ tiến hành ngay sau đó khám phá thêm vài chiếc tàu khác cũng bị biến mất hết sức bí ẩn trong cùng khoảng thời gian đó. Vài giả thuyết được đưa ra, trong đó giả thuyết phổ biến nhất cho rằng con tàu bị hải tặc hay tàu buôn rượu lậu tấn công. Các giả thuyết cho rằng phó thuyền trưởng thù hằn thuyền trưởng đã gây nên cuộc bạo loạn trên tàu, nhưng không có bằng chứng xác đáng. Bí ẩn vẫn bao quanh con tàu, trong đó nhiều người nghĩ có sự can thiệp của hiện tượng siêu nhiên.
Baychimo
Video đang HOT
Con tàu vận tải hơi nước Baychimo bị bỏ hoang và trôi dạt ngoài khơi gần Alaska. Con tàu là sở hữu của công ty Hudson Bay, vận chuyển da thú ở miền bắc Canada. Nhưng vào năm 1931, Baychimo bị mắc kẹt vào tảng băng trôi gần Alaska và sau khi được cứu hộ nó bị phá hỏng nặng nên công ty đã quyết định bỏ mặc xác nó.
Điều kỳ lạ là con tàu vẫn tiếp tục trôi bồng bềnh trong hàng chục năm sau đó trong vùng nước Alaska. Con tàu được nhìn thấy lần cuối vào năm 1969 bị đóng băng ngoài khơi Alaska rồi biến mất kể từ đó. Mới đây một nhóm nhà thám hiểm mở cuộc tìm kiếm con tàu bí ẩn này.
Octavius
Câu chuyện về con tàu ma Octavius bắt đầu vào năm 1775, khi đó người ta nói chiếc tàu săn cá voi Herald bất ngờ gặp Octavius trôi lềnh bềnh tự do ngoài khơi bờ biển Greenland. Sau khi bước lên tàu, người ta phát hiện xác chết của thuỷ thủ đoàn và hành khách đã bị đông cứng.
Theo ghi chép trong nhật ký hàng hải thì con tàu Octavius đã lênh đênh trôi dạt gần 13 năm. Theo truyền thuyết, thuyền trưởng đã mạo hiểm chọn đường tắt từ phương Đông trở về nước Anh qua Northwest Passage – con đường biển thông qua vùng Bắc Cực nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương – và cuối cùng bị mắc kẹt trong băng.
Joyita
Tàu đánh cá được phát hiện bị bỏ hoang ở nam Thái Bình Dương năm 1955. Con tàu, cùng với 25 hành khách và thuỷ thủ đoàn đang trên đường đến Tokelau Islands thì có chuyện xảy ra. Một cuộc tìm kiếm trên không quy mô được tiến hành vào nhiều giờ sau đó nhưng không phát hiện tung tích của con tàu và cho đến 5 tuần sau một tàu buôn bắt gặp Joyita đang lênh đênh cách hành trình gốc của nó khoảng gần 1.000 km.
Cuộc điều tra tìm thấy một túi y tế của bác sĩ và vài băng gạc dính máu nhưng không thấy bóng dáng một con người nào cả. Chuyện gì đã xảy ra cho Joyita vẫn còn bí ẩn cho đến nay. Giả thuyết phổ biến nhất là hành khách trên tàu bị cướp biển giết chết và quăng xác xuống biển.
Nước Anh có nhiều truyền thuyết về những con tàu ma và trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là Lady Lovibond. Theo chuyện kể, thuyền trưởng tàu là Simon Peel cưới vợ và quyết định làm lễ cưới trên biển. Con tàu giong buồm vào ngày 13-2-1748 – người đi biển tin là sự có mặt một phụ nữ trên tàu là điềm rất xấu.
Không may cho Peel là phó thuyền trưởng cũng phải lòng cô dâu nên người này vì ghen tuông đã cố tình lái tàu vào Goowind Sands – vùng nguy hiểm có nhiều bãi cát ngầm ngoài khơi đông nam nước Anh thường gây tai nạn đắm tàu.
Lady Lovibon bị đắm, giết chết mọi người trên tàu. Theo truyền thuyết, sau khi bị đắm người ta vẫn còn nhìn thấy Lady Lovibond lênh đênh trên biển ngoài khơi hạt Kent của nước Anh trong mỗi 50 năm. Con tàu được thuyền trưởng các con tàu khác nhìn thấy trong các năm 1798, 1848 và 1898. Trông con tàu rõ như thật khiến người ta nghĩ đến chuyện cứu hộ. Lady Lovibond lại được nhìn thấy vào năm 1948 một lần nữa. Lady Lovibond trở thành một trong những con tàu ma nổi tiếng nhất ở châu Âu.
Người ta nhìn thấy Mary Celeste bị bỏ hoang và lênh đênh ở Đại Tây Dương năm 1872. Con tàu vẫn còn rất chắc chắn với những cánh buồm được kéo lên trong tình trạng nguyên vẹn và kho thực phẩm vẫn đầy ắp, nhưng phao cứu đắm, nhật ký hàng hải và bí ẩn nhất là toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu biến mất không để lại dấu vết.
Không có dấu hiệu cho thấy có xung đột và trên 1.500 thùng rượu vẫn chưa có ai động đến. Có nhiều giả thuyết cho rằng những người trên tàu bị vòi rồng giết chết hay họ đã ăn phải loại nấm độc gây ảo giác đến điên loạn.
Người Hà Lan bay ( Flying Dutchman)
Không con tàu ma nào nổi tiếng hơn Người Hà Lan bay, với nhiều bức tranh, chuyện kinh dị, phim điện ảnh và cả nhạc kịch opera về nó. Con tàu được đề cập đến lần đầu tiên vào cuối những năm 1700 trong cuốn sách về đi biển “Hành trình đến Vịnh Botany” của George Barrington.
Và kể từ đó truyền thuyết về Người Hà Lan bay tiếp tục lan truyền, sau nhiều lần nó được nhìn thấy bởi ngư dân hay thuỷ thủ. Thuyền trưởng của Người Hà Lan bay được cho là Van der Decjen. Con tàu trên đường hướng đến Indonesia thì gặp thời tiết xấu gần Mũi Hảo vọng. Cho đến ngày nay mọi người vẫn cho rằng họ nhìn thấy Người Hà Lan bay vẫn tiếp tục hành trình dài vô tận giữa các đại dương.
Theo Thiên Minh (tổng hợp) (CAND)
Một trong những vụ án mạng bí ẩn nhất lịch sử Anh Quốc sẽ được giải mã, nếu như...
Thời Trung Cổ, hoàng gia Anh Quốc xảy ra rất nhiều cuộc tranh đoạt quyền lực đẫm máu với âm mưu cực kỳ bí hiểm, mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ tường tận mọi chuyện ra sao.
Lịch sử loài người không chỉ có chiến tranh giữa các quốc gia, mà còn rất nhiều vụ thanh trừng đẫm máu trong nội bộ hoàng tộc.
Với một đất nước có lịch sử hoàng tộc lâu đời như Anh Quốc thì đương nhiên cũng không ngoại lệ. Trong đó có những vụ án hết sức bí ẩn mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa biết căn nguyên ra sao, như vụ án mạng mang tên "Hoàng tử trong ngọn tháp" liên quan đến vua Richard III chẳng hạn.
Vụ án quá nhiều giả thuyết
Câu chuyện diễn ra vào vào cuối thế kỷ 15. Sau khi vua Edward IV đột ngột qua đời vào năm 1483, người con trai 12 tuổi của ông là Edward V kế vị. Tuy nhiên, triều đại của Edward V chỉ kéo dài 2 tháng, rồi sau đó bị Richard III cướp đoạt.
Edward V cùng người em trai là công tước Richard sau đó bị giam lỏng trong Tháp London (Tower of London). Và kể từ đó, không còn ai trông thấy họ nữa.
Vua Edward V và Richard - công tước xứ York trong Tháp London do danh họa Paul Delaroche thể hiện
Vô số người - từ các nhà sử học cho đến cả thiên tài soạn kịch Shakespeare - đều tin rằng Richard III đã ra tay sát hại cả hai cậu bé, đề phòng bị trả thù sau này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyên gia tin tưởng rằng mọi thứ không đơn giản như vậy. Muốn biết chính xác, chỉ có cách là tìm ra được di cốt của hai vị hoàng tử ngắn số mà thôi.
Theo như câu chuyện, thì xác của hai vị hoàng tử ban đầu được chôn cất bên ngoài tòa tháp, rồi chuyển sang lọ đựng hài cốt tại tu viện Westminster sau đó 2 thế kỷ, và được lưu trữ đến ngày nay.
Tuy nhiên, lại xuất hiện rất nhiều giả thuyết về địa điểm có khả năng là nơi chôn họ, gây nhức nhối cho giới sử học. Nếu các giả thuyết ấy đúng, thì 2 bộ xương tại tu viện Westminster là của ai?
Tòa tháp London (Tower of London) nổi tiếng
Một trong các giả thuyết có liên quan đến một người đàn ông mang tên Perkin Warbeck. Warbeck đã giả làm công tước Richard - chính là một trong 2 vị hoàng tử bị nhốt trong tháp. Tuy nhiên, Warbeck đã bị lật tẩy sau đó. Gã bị treo cổ, và chôn trong một ngôi mộ vô danh tại London.
Nhưng lỡ đâu Warbeck đã nói thật? Lỡ đâu đó chính là công tước Richard thì sao? Ngày càng nhiều giả thuyết tương tự được đưa ra, mà không ai có thể giải đáp.
Hy vọng tìm ra đáp án đã đến, tuy nhiên...
Và hy vọng ấy được nêu ra trong cuốn sách "Hoàng tử trong tòa tháp" do tiến sĩ John Ashdown-Hill từ ĐH Essex mới công bố, trong đó có liên quan đến một đột phá về di truyền sẽ giúp giải đáp được thắc mắc bây lâu nay của các nhà sử học.
Cụ thể thì theo Ashdown-Hill, chúng ta có hậu duệ nhà ngoại của 2 vị hoàng tử, đó là Elizabeth Roberts - một nữ ca sĩ opera người Anh. Tiến sĩ cho rằng nếu như 2 bộ xương tại Wstminster Abbey có ADN khớp với Roberts thì nhiều khả năng thủ phạm chính là vua Richard III. Đơn giản là vì 2 bộ xương được tìm thấy ngay cạnh tháp London, và ngay trong thời gian nhà vua trị vì gần đó.
Nhưng nếu không trùng khớp, thì có khả năng hai vị hoàng tử đã chết ở một thời điểm khác, chứ không phải thời gian Richard III sống tại đó. Thậm chí, chưa chắc thủ phạm đã là Richard III.
Mọi chuyện tưởng như đã rất suôn sẻ, nhưng không! Tu viện Westminster đã từ chối không cho phép bất kỳ xét nghiệm nào được thực hiện trên hai bộ xương. Mọi xét nghiệm, dù là tối tân nhất, đều không được chấp nhận.
Vậy đấy! Khi chúng ta tưởng như bí ẩn kéo dài 6 thế kỷ đã được giải đáp, thì mọi cánh cửa đã khép lại chỉ bằng một lời chối từ. Cũng nên hiểu cho họ, vì 2 bộ xương ấy có giá trị lịch sử khá to lớn, nên mọi phương pháp có nguy cơ xâm hại đến đều không được thông qua là phải rồi.
Tham khảo: IFL Science
Theo Helino
Bộ lạc 55.000 năm tách biệt thế giới bên ngoài ở Ấn Độ Dương Bộ lạc tách biệt với thế giới bên ngoài đang bị đe dọa xóa sổ bởi đường cao tốc cắt ngang qua vùng đất của tổ tiên họ. Bộ lạc Jarawa hiện chỉ còn 400 thành viên. Theo The Sun, bộ lạc Jarawa hiện chỉ còn 400 thành viên đang sinh sống trên quần đảo Andaman ở Ấn Độ Dương. Các nhà hoạt...